Chất cấm trong thức ăn của cá bị sử dụng rất ít

Chất cấm trong thức ăn của cá bị sử dụng rất ít

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Thuốc diệt cỏ mầm Trifluralin đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản vừa được phát hiện có trong cá nước ngọt bán ở TP. Hồ Chí Minh.

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản (QLCL&BVNLTS) TP. HCM thì chất cấm Trifluralin được tìm thấy trong cá diêu hồng bán tại chợ đầu mối Bình Điền. Các tiểu thương chợ đầu mối này cho biết, số cá nói trên thuộc các lô hàng do các thương lái ở miền Tây (Đồng Tháp và Tiền Giang) cung cấp với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, việc truy tìm tận gốc nơi cung cấp lô hàng này không hề đơn giản vì các thương lái cũng không thể nhớ nổi cá bị nhiễm chất cấm là mua của hộ nào.

Xã hội - Chất cấm trong thức ăn của cá bị sử dụng rất ít

Hết thịt lại đến cá nhiễm chất cấm thì người tiêu dùng biết ăn gì

Một thương lái cho biết: Trên sông Tiền có hơn 300 hộ nuôi cá diêu hồng. Họ thường đi thu mua từng nhà và đóng vào các hộp, chuyển lên TP. HCM. Từ trước đến giờ, do không có ai nhắc nhở hay kiểm tra nên họ không có lý do gì để ghi nhớ, đánh dấu địa chỉ từng lô hàng.

Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cũng có văn bản trả lời Chi cục QLCL&BVNLTS TP. HCM cho biết, do thời gian mua bán cá xảy ra quá lâu, thương lái không có sổ sách ghi chép nên chưa truy xuất được nguồn gốc hộ nuôi. Điều đáng lo ngại là toàn bộ lô cá diêu hồng bị phát hiện nhiễm chất cấm ở chợ đầu mối thủy sản Bình Điền đã được bán hết ra thị trường ngay trong thời gian lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên.

Ông Trần Đình Vĩnh, chi cục trưởng Chi cục QLCL&BVNLTS TP. HCM nhận định: Từ kết quả xét nghiệm mẫu cá nuôi cho thấy, cá nhiễm chất Trifluralin xuất phát hoàn toàn do sản phẩm chăn nuôi, bởi chất này không có trong thành phần của thức ăn tự nhiên. Dù hàm lượng chất Trifluralin phát hiện là không cao, song đã là chất cấm thì dù hàm lượng thấp vẫn không được phép có mặt trong sản phẩm. Sau khi phát hiện, Chi cục đã có văn bản thông báo gửi đến các tỉnh có liên quan. Đồng thời, tổ chức cuộc họp với tất cả các tỉnh có thủy hải sản nhập về TP. HCM nhằm thắt chặt quản lý chất lượng thủy hải sản.

"Người của Chi cục cũng luôn túc trực ở chợ đầu mối Bình Điền để kiểm tra nhanh, đồng thời lấy mẫu ngẫu nhiên thủy hải sản để xét nghiệm. Song sẽ rất khó nếu như các tỉnh không phối hợp", ông Vĩnh nói.

Ông Nguyễn Tử Cương, Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: Chất Trifluralin không lạ lẫm gì với người nuôi thủy sản. Trước kia chất này vẫn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thậm chí còn có tác dụng chữa bệnh cho tôm, cá. Sau này phát hiện có hại, Bộ NN&PTNT mới cấm. Hiện tại, hầu hết người nuôi cá đều không dùng chất này vì các cơ sở chế biến người ta thường rất cảnh giác, khi mua thường lấy mẫu để kiểm tra. Tôi nghĩ chỉ những người không biết chữ, khi nghe cá bị bệnh, thấy người ta mách mới mua chất này.

Xã hội - Chất cấm trong thức ăn của cá bị sử dụng rất ít (Hình 2).

Ông Nguyễn Tử Cương

Việc người nuôi sử dụng chất Trifluralin là rất hạn hữu chứ không phải là phổ biến. Năm ngoái, 1 tháng phát hiện 10 lô hàng có chứa chất cấm, năm nay cả 1 quý mới phát hiện 1 lô. Vì vậy, mọi thông tin phải chính xác, cẩn thận nếu không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi cá cũng như ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Chị Hoàng Khánh Xuân (Q. Bình Thạnh, TP. HCM) bày tỏ lo lắng: "Vừa rồi thông tin về chất tạo nạc gây hoang, khiến tôi cả tháng không dám mua thịt heo. Một số người mách, để tránh mua phải thịt có chứa chất tạo nạc không mua thịt chỉ có da dính nạc, màu thịt nâu sậm hơn bình thường…Nhưng tôi nghĩ ở cá thì không ai có thể phân biệt nổi cá nào nuôi bằng chất cấm, cá nào không.

Theo đại diện chợ đầu mối Bình Điền, mỗi ngày, tại chợ có từ 500 đến 600 tấn thủy hải sản các loại, bao gồm cả thủy hải sản đánh bắt lẫn nuôi trồng được nhập vào. Ngoài TP. HCM, chợ này còn tiếp nhận thủy hải sản từ 17 tỉnh khác. Chỉ mình ban quản lý chợ và Chi cục QLCL&BVNLTS TP. HCM thì không thể kiểm tra được bằng đấy hàng hóa.

Trifluralin gây hại cho người và động vật

Được biết Trifluralin là một loại thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm được đăng ký sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ. Tuy nhiên, Trifluralin lại là chất rất độc hại đối với sức khỏe của người và động vật. Dư lượng của chúng trong môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng loại hóa chất này trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, Bộ NN&PTNT của Việt Nam cũng đưa Trifluralin vào danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thú y thủy sản từ năm 2010.

Lý - Yến