Chat sex với trẻ em là 'phạm luật'

Chat sex với trẻ em là 'phạm luật'

Thứ 4, 09/01/2013 | 10:08
0
Tôi có một con trai 15 tuổi nhưng rất cao lớn, già dặn so với tuổi. Qua theo dõi, tôi phát hiện có một phụ nữ (đã thành niên) thường xuyên chat sex, nhắn tin quấy rối tình dục con trai tôi. Cô ta có phạm tội hay không? Tôi phải làm gì để hành vi của người này bị xử lý thích đáng?

Luật sư Nguyễn Phú Thắng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trả lời:

> Chuyên mục Luật sư - Tin tức hấp dẫn và thiết thực

Trẻ em dưới 16 tuổi là đối tượng đặc biệt được Nhà nước và xã hội quan tâm. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 nghiêm cấm các hành vi sau:

Điều 8: “Nghiêm cấm việc ngược đãi, hành hạ, làm nhục, ruồng bỏ trẻ em; bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc những việc có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em”.

Luật sư - Chat sex với trẻ em là 'phạm luật'

Ảnh minh họa

Điều 14: “Nghiêm cấm việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, trò chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em”.

Hành vi chat sex, dụ dỗ, lôi kéo chat sex, nhắn tin quấy rối tình dục đối với trẻ em dưới 16 tuổi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ Luật Hình sự chỉ quy định và xử lý các hành vi cấu thành các tội như: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116).

Hành vi này chỉ có thể bị xử phạt hành chính vì nó không thoả mãn các dấu hiệu của một tội danh hình sự nào. Hành vi chat sex, nhắn tin quấy rối tình dục được coi là hành vi sử dụng ngôn ngữ mang tính khiêu dâm thông qua phương tiện thông tin (điện thoại, Internet...) để cho trẻ em tiếp xúc với thông tin mang nội dung khiêu dâm, gợi dục. Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho trẻ em tiếp xúc với sản phẩm văn hóa, thông tin truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị”.

Bạn cần làm đơn tố cáo hành vi này đến chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã nơi người phụ nữ kia cư trú hoặc công tác. Đơn tố cáo kèm theo toàn bộ chứng cứ chứng minh cho nội dung đơn là có căn cứ và hợp pháp. Bạn nên yêu cầu người phụ nữ kia chấm dứt ngay lập tức hành vi chat sex, nhắn tin quấy rối tình dục đối với con trai mình. Sau đó, bạn sẽ tự cân nhắc có làm đơn tố cáo người phụ nữ này hay không.

> Câu hỏi của độc giả về luật pháp, vui lòng gửi vào mail: luatsu@nguoiduatin.vn

Theo Gia đình & Xã hội

‘Không khuyến khích hành động của các hiệp sỹ ở Bình Dương’

Thứ 4, 09/01/2013 | 09:58
Nhà văn trinh thám Di Li nhận định rằng, người đô thị hiện nay vô cảm với những gì xảy ra với người khác là hiển nhiên. Sự vô cảm ngoài liên quan đến lối sống của người đô thị, nó còn liên quan đến sự sợ liên lụy.

‘Kinh hoàng ở nơi tưởng không có bóng dáng tội phạm’

Thứ 3, 08/01/2013 | 09:10
Theo nhà văn trinh thám Di Li, ở đô thị, tình trạng vô cảm với đồng loại cao hơn nông thôn, ở nông thôn không như vậy. Chị báo động: tội phạm dã man, rùng rợn hiện nay không loại trừ tầng lớp trí thức. ‘Thú thật là tôi kinh hoàng quá, không dám đọc những tin tức như thế’.