Châu Á nóng từng ngày với cuộc chạy đua Nhà Trắng 2016

Châu Á nóng từng ngày với cuộc chạy đua Nhà Trắng 2016

Thứ 7, 22/10/2016 | 07:15
0
Ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ lần thứ 45, tất cả sẽ phụ thuộc vào năng lực của ứng cử viên nào có thể làm đọng lại trong người dân Mỹ sự an tâm về tương lai.

PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với TS. Bùi Thị Phương Lan, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ về cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 của hai ứng cử viên Donald Trump và Hillary Clinton.

PV: Dưới góc nhìn chuyên gia nghiên cứu, cô có thể chia sẻ những tác động về chính sách đối ngoại của Mỹ tới châu Á, Đông Nam Á nếu: Cựu Ngoại trưởng Mỹ, ứng cử viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton trở thành Tổng thống hay đại diện đảng Cộng Hòa ông Donald Trump.

Tiêu điểm - Châu Á nóng từng ngày với cuộc chạy đua Nhà Trắng 2016

 Vào thời điểm này bà Clinton đang dẫn nhưng cỗ máy tuyên truyền của đảng Cộng hòa cũng rất thiện nghệ và có thể sẽ tạo nên những mũi tấn công làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ủng hộ đối phương.

TS. Bùi Thị Phương Lan: Điều cần lưu ý là phát biểu vận động tranh cử không đồng nghĩa với chính sách được thực thi khi đắc cử. Cả hai sẽ phải có những điều chỉnh phù hợp với sách lược và chủ trương chung theo cương lĩnh 2016 của đảng mình.

Bình thường thì chính sách đối ngoại không phải là yếu tố quyết định kết quả cuộc bầu cử. Nhưng với cuộc chạy đua 2016, quan điểm và điểm nhấn chính trong chính sách đối ngoại của hai ứng cử viên có những sự khác biệt rất lớn, và hơn thế nữa, những vấn đề đối ngoại được đặt ra gắn liền chặt chẽ với vấn đề đối nội và sẽ có khả năng ảnh hưởng đến kết quả lá phiếu cử tri.

PV: Bà có thể nói rõ hơn về sự khác nhau này?

TS. Bùi Thị Phương Lan: Bà Hillary là điển hình của chủ nghĩa can dự, nhấn mạnh quyền lực thông minh như các biện pháp ngoại giao và viện trợ, hạn chế tối đa sử dụng biện pháp quân sự nhằm tránh rơi vào chiến tranh. Bà từng là cựu ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Barack Obama nên chính sách đối ngoại của bà tất yếu sẽ có sự kế thừa đường lối của chính phủ tiền nhiệm.

Về chủ trương chung, bà Hillary và đảng Dân chủ muốn nước Mỹ tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo thế giới để phát triển kinh tế, bảo vệ các lợi ích và giá trị Mỹ, đảm bảo an toàn và tương lai thịnh vượng cho nước Mỹ và quyết tâm vượt qua những thách thức toàn cầu. Bà cũng là một trong những kiến trúc sư thiết kế chính sách xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương.

Với Trung Quốc, bà Clinton chủ trương tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm cạnh tranh và kiềm chế gây hấn ở những nơi được coi là khu vực ảnh hưởng của quốc gia này đồng thời bảo vệ các đồng minh và đối tác ở Châu Á-Thái Bình Dương. 

Chính sách đối ngoại của ứng cử viên của đảng Cộng hòa ông Donald Trump mang đậm xu hướng của chủ nghĩa cô lập và chủ nghĩa dân tộc. Ông chủ trương thông qua lăng kính lợi ích của Mỹ để nhìn nhận thế giới và thoát khỏi tư tưởng ngoại giao chính thống mà Mỹ đã áp dụng suốt vài thập kỷ qua.

Với Trung Quốc, ông chủ trương lợi dụng ảnh hưởng kinh tế để tác động và tái khởi động đàm phán thương mại. Ông tuyên bố sẽ xem xét lại các thỏa thuận thương mại hiện có mà ông cho là đã cướp công ăn việc làm của người lao động Mỹ và gây thiệp hại cho nước Mỹ như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA, kể cả TPP. 

PV: Bầu cử TT Mỹ là một trong những vấn đề người dân Việt Nam rất quan tâm. Tác động tới Việt Nam thế nào nếu một trong hai ứng cử viên trên nếu trở thành Tổng thống Mỹ?

TS. Bùi Thị Phương Lan: Hai ứng cử viên tiếp cận vấn đề Biển Đông rất khác nhau. Khu vực Đông Nam Á và Biển Đông vốn là trọng tâm trong chiến lược chuyển trọng tâm của Mỹ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối phó với những tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Cương lĩnh 2016 mới được đảng Dân chủ thông qua tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ 48 cho biết Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để củng cố các thể chế và quy tắc ở Biển Đông, đồng thời bảo đảm quyền tự do hàng hải ở khu vực này. Nếu bà Clinton đắc cử, chắc chắn Washington sẽ đưa ra những thách thức mới cho Bắc Kinh.

Dưới quyền điều hành của bà Clinton, Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh can dự với các bước đi cụ thể như tăng cường tài trợ vũ khí, trang bị cho các nước có tranh chấp với Trung Quốc, điều máy bay, tàu chiến vào các vùng biển có tranh chấp cũng như tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung.

Tuy chưa rõ Mỹ có sẵn sàng ra tay hay không nhưng sự hiển diện của binh sỹ và khí tài Mỹ trong khu vực ít nhiều sẽ tạo ra sự răn đe trực tiếp buộc Trung Quốc phải tính đến phản ứng của Mỹ trước khi có hành động leo thang căng thẳng tại vùng biển chiến lược này.

Chủ trương chung của ông Donald Trump là giảm thiểu tối đa gánh nặng quốc tế để dồn các nguồn lực phát triển đất nước. Từ trước đến nay, ông ít khi đề cập đến vấn đề Biển Đông khi nói về chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, ông đã từng nói nếu được bầu làm tổng thống sẽ rút quân khỏi khu vực để Trung Quốc đàm phán với từng nước một trong ASEAN có tranh chấp với Bắc Kinh.

Tiêu điểm - Châu Á nóng từng ngày với cuộc chạy đua Nhà Trắng 2016 (Hình 2).

Chủ trương chung của ông Donald Trump là giảm thiểu tối đa gánh nặng quốc tế để dồn các nguồn lực phát triển đất nước. 

PV: Ý kiến chủ quan của bà về tỷ lệ phần trăm thắng cử của ai ứng viên sẽ như thế nào?

TS. Bùi Thị Phương Lan: Sau Đại hội toàn quốc khi hai chính đảng hoàn tất đề cử người trở thành ứng cử viên chính thức của đảng, chiến dịch tranh cử đã bước sang một giai đoạn mới. Hai ứng cử viên của hai chính đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ tấn công nhau trực diện hơn, với nội hàm tranh cãi cụ thể hơn trên bình diện rộng lớn hơn.

Những con số về tỷ lệ ủng hộ luôn thay đổi. Nhìn chung, khối cử tri nền tảng của đảng Cộng hòa gồm người da trắng, theo đạo Tin lành đã kết hôn, cư trú ở nông thôn và ngoại ô, và người lao động không có bằng đại học, không tham gia công đoàn. Khối cử tri nền tảng của đảng Dân chủ là cư dân thành thị, nhóm thiểu số về chủng tộc, những người chưa kết hôn và người lao động có tham gia công đoàn.

Vào thời điểm này bà Clinton đang dẫn nhưng cỗ máy tuyên truyền của đảng Cộng hòa cũng rất thiện nghệ và có thể sẽ tạo nên những mũi tấn công làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ủng hộ đối phương. Tất cả sẽ phụ thuộc vào năng lực của ứng cử viên nào có thể làm đọng lại trong họ niềm tin, sự an tâm về tương lai của nước Mỹ thì người đó sẽ đắc cử.

Vâng, xin cám ơn bà về những thông tin thú vị trong cuộc phỏng vấn!

Phương Anh

        

TT Putin làm 'nóng' cuộc tranh luận của bà Clinton và ông Trump

Thứ 5, 20/10/2016 | 21:39
Tại cuộc tranh luận thứ 3, cuộc tranh luận cuối cùng diễn ra vào ngày 20/10, ông Putin và mối quan hệ với Nga là đề tài được ứng cử viên đảng Cộng Hòa và đảng Dân chủ nhắc đến nhiều.

Donald Trump thua trong cuộc bầu cử TT Mỹ có thể dẫn tới bạo động

Thứ 5, 20/10/2016 | 14:25
Theo nhận định của một số chuyên gia, sự giận dữ của những người ủng hộ ông Trump rất dễ gây ra hỗn loạn nếu ông Trump thua cuộc trong cuộc bầu cử Tổng thống.

Chiến lược của Trump-Clinton cho Syria: Xấu và tệ hại?

Thứ 5, 20/10/2016 | 05:18
Giới quan sát nhận định, cả Donald Trump và Hillary Clinton đều có cho mình những chiến lược tệ hại. Không những thiếu hiệu quả mà còn khiến cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ thêm.

TT Putin làm 'nóng' cuộc tranh luận của bà Clinton và ông Trump

Thứ 5, 20/10/2016 | 21:39
Tại cuộc tranh luận thứ 3, cuộc tranh luận cuối cùng diễn ra vào ngày 20/10, ông Putin và mối quan hệ với Nga là đề tài được ứng cử viên đảng Cộng Hòa và đảng Dân chủ nhắc đến nhiều.

Donald Trump thua trong cuộc bầu cử TT Mỹ có thể dẫn tới bạo động

Thứ 5, 20/10/2016 | 14:25
Theo nhận định của một số chuyên gia, sự giận dữ của những người ủng hộ ông Trump rất dễ gây ra hỗn loạn nếu ông Trump thua cuộc trong cuộc bầu cử Tổng thống.

Chiến lược của Trump-Clinton cho Syria: Xấu và tệ hại?

Thứ 5, 20/10/2016 | 05:18
Giới quan sát nhận định, cả Donald Trump và Hillary Clinton đều có cho mình những chiến lược tệ hại. Không những thiếu hiệu quả mà còn khiến cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ thêm.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.