Chỉ giáo viên thiếu năng lực mới lo ‘không còn công chức, viên chức'

Chỉ giáo viên thiếu năng lực mới lo ‘không còn công chức, viên chức'

Chủ nhật, 21/05/2017 | 09:00
0
Sau khi người đứng đầu ngành Giáo dục cho biết sẽ thí điểm chế độ hợp đồng, có vào có ra đối với giáo viên, đã có khá nhiều ý kiến ủng hộ mô hình này.

Trong buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành Giáo dục TP.Quy Nhơn và tỉnh Bình Định vừa qua, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên. Theo đó, đội ngũ nhà giáo sẽ làm việc “theo chế độ hợp đồng có vào có ra, có chế độ đãi ngộ lớn”.

Xi nhan Trái Phải - Chỉ giáo viên thiếu năng lực mới lo ‘không còn công chức, viên chức'

Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên. Ảnh: Moet.gov.vn.

Dù bộ trưởng chưa công bố lộ trình cụ thể nhưng tôi rất ủng hộ và kỳ vọng vào những tác động tích cực của quá trình chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng. Tính xa hơn, giải pháp này nên được áp dụng trong các ngành khác chứ không riêng ngành Giáo dục để làm đòn bẩy cho sự phấn đấu của mỗi cá nhân.

Đã đến lúc cần thẳng thắn thừa nhận những tiêu cực đến từ các kẽ hở trong tuyển dụng công chức, thẳng tay dẹp bỏ tình trạng "công chức cắp ô" - chỉ làm việc cho có, cho xong mà không sợ phải nhận hình thức kỷ luật cao nhất. Làm được điều đó, sẽ không còn những câu chuyện trớ trêu gây xôn xao trong dư luận sau mỗi đợt thi tuyển công chức như thí sinh đạt điểm cao nhất cụm thi vẫn bị đánh trượt hay tin đồn về mức giá “chạy” biên chế leo thang từng năm.

Dĩ nhiên, ta sẽ không nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của giáo viên, giảng viên, đặc biệt là những người “đã trong biên chế”. Nhưng với những sinh viên sư phạm sắp tốt nghiệp và những giáo viên hợp đồng nhiều năm liền không tìm được… đường vào công chức, đây sẽ là cơ hội quý báu để họ thể hiện bản thân.

Mong muốn được vào biên chế vốn xuất phát từ mối quan tâm đặc biệt với kế sinh nhai, cụ thể là nỗi sợ thất nghiệp hoặc phải tìm việc mới sau khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng lao động. Ngoại trừ những đứa trẻ sinh ra đã ngậm thìa vàng, được bố mẹ lo cho từ A – Z hoặc một số cá nhân thích bay nhảy, ai chẳng mong tìm được một công việc ổn định và may mắn hơn, là được ăn lương (tăng theo thâm niên) suốt đời.

Nhưng bên cạnh mong muốn “ổn định”, tất cả mọi người đều hy vọng mình được hưởng mức lương xứng đáng với khối lượng công việc hiện tại và cả công sức học hành, nghiên cứu bỏ ra từ trước. Sự thực là những bác sĩ, cô giáo ở viện công, trường công vẫn mong được trả mức lương cao chót vót như ở viện tư, trường tư.

Vậy, hãy xem lại Bộ trưởng Nhạ đã nói gì về quyền lợi của giáo viên khi thay đổi chế độ biên chế trong giáo dục. Đó là một “chế độ đãi ngộ lớn” – Tuy chưa định lượng được chữ “lớn” theo ý của Bộ trưởng nhưng tôi vẫn mong cơ chế trả lương của mô hình này sẽ chấm dứt việc chạy chọt cũng như xóa bỏ nỗi lo về sự xuống cấp đạo đức ở những người thầy.

Khi ấy, chỉ những giáo viên thiếu năng lực mới phải sốt ruột, lo lắng trước tương lai “không còn công chức, viên chức”.

Trương Chi

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cùng tác giả

Đa sắc: Quan chức mất việc vì lì xì "khủng", cầu “thọ” 100 tuổi ra đi khi vừa khánh thành

Thứ 3, 20/03/2018 | 14:55
Một số quan chức ở Trung Quốc đã mất việc sau khi nhận số tiền mừng tuổi “vượt quá một khoản tiền được coi là hợp lý”.

Bỗng dưng được... chuyển giới, chuyện không mới ở bệnh viện

Thứ 4, 17/01/2018 | 21:05
Thời gian qua xảy ra một số trường hợp nam giới siêu âm thấy... buồng trứng, tử cung; được chỉ định khâu âm đạo hoặc bị sảy thai tự nhiên. Có lẽ bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn về kỹ năng tin học văn phòng cho người đánh máy, ta cũng nên xem xét lại trách nhiệm của các bác sĩ trong việc đặt bút ký vào tờ phiếu kết quả phát cho bệnh nhân.

Hãi hùng “sông tuyết” Hà Nam: Giờ ai dám mơ “về úp mặt vào sông quê”?

Thứ 5, 04/01/2018 | 20:00
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, thậm chí cả chất thải kim loại nặng… đã và đang bức tử những dòng sông, kéo theo đó là cái chết của những “bờ xôi, ruộng mật” nằm dọc lưu vực.

Đề xuất làm đường tránh cho gia súc: Lợi cho tài xế?

Thứ 7, 16/12/2017 | 14:00
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đề nghị sở Giao thông lên phương án làm đường tránh cho gia súc trên một số tuyến quốc lộ.

Bán mỹ phẩm thu 344 tỷ né thuế 9,1 tỷ đồng: Tảng lờ trách nhiệm

Thứ 4, 13/12/2017 | 18:39
Việc một cá nhân kinh doanh trên mạng vừa bị cục Thuế TP.HCM truy thu số tiền 9,1 tỷ đồng khiến nhiều người bất ngờ, bởi dù có doanh thu lên đến 344 tỷ đồng trong năm 2016, người phụ nữ này vẫn tìm cách né thuế.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.