Chia tài sản không có di chúc thế nào?

Chia tài sản không có di chúc thế nào?

Thứ 6, 07/06/2013 | 09:00
0
Các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Theo nguyên tắc chung, nếu người mất có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật.

Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định cụ thể các hàng thừa kế bao gồm:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Căn cứ quy định trên, các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy, tất cả 7 người con của bố mẹ bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và các chị em gái của bạn dù đã đi lấy chồng nhưng vẫn sẽ được hưởng một phần trong khối di sản này.

Luật sư - Chia tài sản không có di chúc thế nào?

Ảnh minh họa

Theo quy định, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 635 Bộ luật dân sự). Do đó, em trai bạn mất vào năm 2007, tức là sau thời điểm cả bố và mẹ bạn qua đời nên vẫn được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ.

Phần di sản em trai bạn được hưởng sẽ được chia lại cho các hàng thừa kế thứ nhất của em trai bạn, trong đó có cả các con. Như vậy, con em trai bạn vẫn được hưởng một phần trong khối di sản thừa kế mà bố mẹ bạn để lại.

Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản, sau đó ra văn phòng đăng ký đất và nhà để tiến hành các thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo Luật sư Trương Anh TúVăn phòng luật sư Trương Anh Tú, Hà Nội (Vnexpress)

Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?

Thứ 2, 13/05/2013 | 08:58
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 có nhiều điều luật phản ánh sự gắn kết quyền và nghĩa vụ chặt chẽ của vợ chồng trong đời sống gia đình.

Rắc rối từ tài sản ngàn tỷ không để lại di chúc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Người dân TP HCM đang xôn xao với thông tin một người phụ nữ có nghề làm bún mất đi đột ngột để lại tổng tài sản cả ngàn tỷ đồng đồng nhưng không có di chúc. Chính điều này đã gây ra việc tranh chấp khối tài sản kếch xù giữa người con nuôi và người nhà của người quá cố...

Khi người trẻ tuổi cũng... lập di chúc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
(Nguoiduati.vn) Không ít người mới bước vào tuổi 30, thậm chí là trẻ hơn nữa đã tiến hành các thủ tục để lập di chúc.