Tổng thống Trump và chiến lược ẩn sau tuyên bố mâu thuẫn về Triều Tiên

Tổng thống Trump và chiến lược ẩn sau tuyên bố mâu thuẫn về Triều Tiên

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 16/01/2018 | 18:00
0
Tổng thống Trump thường đưa ra những quan điểm thất thường trong xử lý vấn đề Triều Tiên, nhưng thực tế mọi thứ vẫn nằm trong tính toán của nhà lãnh đạo 71 tuổi.
Tiêu điểm - Tổng thống Trump và chiến lược ẩn sau tuyên bố mâu thuẫn về Triều Tiên

Tổng thống Trump thường xuyên có những tuyên bố mâu thuẫn về Triều Tiên.

Trong những phát biểu mới nhất, Tổng thống Donald Trump lại để mở khả năng đàm phán với Triều Tiên và hoan nghênh cuộc gặp quan chức hai miền liên Triều.

Tín hiệu không đồng nhất mà Washington phát ra đang khiến giới quan sát cảm thấy khó hiểu về chính sách cụ thể của Tổng thống Trump đối với Bình Nhưỡng, theo SCMP.

Tháng trước, nguồn tin tờ Telegraph cho hay, chính quyền Donald Trump đang cân nhắc một cuộc tấn công chớp nhoáng phá hủy cơ sở hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Tờ Wall Street Journal cũng dẫn nguồn tin xác nhận tương tự.

Nhưng trong tuyên bố chính thức, Tổng thống Trump lại thể hiện quan điểm trái ngược khi nói đàm phán với Triều Tiên sẽ là cách thức giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

Tuần trước, nhà lãnh đạo Mỹ nói đàm phán là “điều tốt”, đồng thời ông cho biết, “hoàn toàn sẵn sàng” nói chuyện với lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên ở “thời điểm thích hợp”.

Có ý kiến phân tích có vẻ như ông Trump vẫn đang loay hoay trong việc lựa chọn giải pháp để xử lý mối đe dọa đến từ Triều Tiên và cố gắng giấu giếm hạn chế của mình ẩn sau những tuyên bố cứng rắn, nhằm kéo dài thời gian.

Nhưng theo chuyên gia Denny Roy, thành viên cao cấp tại trung tâm Đông-Tây (Mỹ), nếu nhìn vào bức tranh tổng thể lớn hơn, Mỹ đang có đường đi nước bước khá bài bản để mang đến một chiến lược đáng sợ.

Bất chấp rủi ro

Trở lại với những năm 1990 và thậm chí trước đó, bản chất chính sách Mỹ đối với Triều Tiên có thể được giải thích bởi ba nguyên tắc cơ bản.

Thứ nhất, mối quan tâm cấp bách nhất của Mỹ là ngăn Triều Tiên có khả năng đạt được năng lực hạt nhân.

Thứ hai, Washington sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng nếu nước này chấp nhận phi hạt nhân hóa trên bàn nghị sự. Đây là những gì Nhà Trắng cho là điều kiện tiên quyết.

Thứ ba, Mỹ sẽ cố gắng thuyết phục Bình Nhưỡng ngồi xuống bàn đàm phán bằng điều kiện tiên quyết trên thông qua áp lực và sự cô lập. Nó không chỉ bao gồm biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao khắc nghiệt, mà còn là đe dọa hành động quân sự.

Tiêu điểm - Tổng thống Trump và chiến lược ẩn sau tuyên bố mâu thuẫn về Triều Tiên (Hình 2).

Mỹ hoan nghênh đàm phán liên Triều nhưng với điều kiện phải có kết quả đúng ý muốn. 

Trong nhiều năm, thông điệp của Washington gửi đến Triều Tiên là sẽ có “quà” nếu ứng xử tốt và bị trừng phạt nếu có hành vi xấu.

Hành động và tuyên bố của chính quyền Trump, bao gồm cả các dòng trạng thái trên Twitter của nhà lãnh đạo Mỹ được cho là tương ứng với cách thức này.

Tổng thống Trump một mặt gọi ông Kim Jong-un là nhân vật “nguy hiểm”, nhưng mặt khác ông vui vẻ nói muốn gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên để “ăn trưa với hamburger”.

Chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên không phải mâu thuẫn. Trên thực tế, nó đang đi theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” truyền thống, mà hình thức chính xác ở đây là mang đến cách tiếp cận cả tích cực lẫn tiêu cực.

Về mặt tích cực, nó có liên quan đến sự nhượng bộ của Washington dành cho chính quyền Kim Jong-un.

Mỹ đã đồng ý đình chỉ cuộc tập trận chung thường niên với đồng minh Hàn Quốc trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông, dọn đường cho Bình Nhưỡng tham gia sự kiện thể thao mang tính chất bước ngoặt, có thể làm bàn đạp cho các đàm phán quan trọng sau này.

Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ tái khẳng định lập trường đàm phán không thể bắt đầu, trừ khi Triều Tiên đồng ý đưa kết cục của vũ khí hạt nhân lên bàn nghị sự.

Dù những tuyên bố của Tổng thống Trump về vấn đề Triều Tiên đầy mâu thuẫn, khiến công chúng khó nắm bắt. 

Trên thực tế, chuyên gia Denny Roy cho rằng chính sách của nhà lãnh đạo Mỹ đang thực hiện hết sức bài bản và mạch lạc, theo kiểu “mềm mỏng” khi đối phương thiện chí và “cứng rắn” khi ương ngạnh.

 

Hậu quả sẽ ra sao nếu Hawaii dính đòn tên lửa hạt nhân?

Thứ 2, 15/01/2018 | 18:00
Nếu tên lửa phóng đến Hawaii, người dân và du khách sẽ có không tới 15 phút để tìm nơi trú ẩn. Họ sẽ phải tự bảo vệ mình nếu hệ thống đánh chặn của Mỹ thất bại.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga tấn công chính xác, tàu tuần tra Ukraine bốc cháy dữ dội

Thứ 3, 19/03/2024 | 13:55
Hình ảnh từ video được công khai cho thấy, tàu tuần tra của Ukraine đang di chuyển trên sông Southern Bug thì bị tấn công.

Trong nỗ lực tấn công xuyên biên giới, trực thăng Ukraine bị 9K333 Verba Nga bắn hạ

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:55
Quân đội Nga đã bắn hạ một máy bay trực thăng của lực lượng Kiev ở khu định cư Lukashevka thuộc vùng Sumy của Ukraine.

“Dấu giày” của quân NATO ở Ukraine và “vùng đệm” bảo vệ nước Nga

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:35
Phát biểu trước những người ủng hộ và phóng viên, ông Putin cho biết ông muốn Tổng thống Pháp Macron ngừng tìm cách làm trầm trọng thêm cuộc chiến ở Ukraine.

Đoàn xe quân sự Ukraine bị tấn công, xe bọc thép nổ tung, chìm trong lửa

Thứ 2, 18/03/2024 | 14:45
Theo hướng Zaporozhye, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào một đoàn xe quân sự Ukraine.

Pháp đứng về phía Ba Lan trong “cuộc chiến” với nông sản Ukraine

Thứ 3, 19/03/2024 | 14:33
Sự thay đổi này sẽ khiến Ukraine tổn thất 1,2 tỷ Euro, một mức thiệt hại lớn đối với một quốc gia đang vật lộn để giành được mọi sự giúp đỡ có thể.