Chiêu 'móc túi' của dịch vụ mua hàng trả góp

Chiêu 'móc túi' của dịch vụ mua hàng trả góp

Thứ 2, 30/09/2013 | 15:39
0
Nếu không tỉnh táo, người mua hàng rất dễ rơi vào ma trận nợ nần hoặc bị “chém” đẹp. Sau nhiều ngày tìm hiểu, PV phát hiện nhiều chiêu trò “móc túi” khách hàng của dịch vụ mua hàng trả góp.

Miếng bánh thơm chỉ chờ con mồi sập bẫy

Theo lời quảng cáo “mua điện thoại trả góp” tại Hệ thống bán lẻ ĐTDD Hnam Mobile, PV tìm đến và thật ngỡ ngàng khi biết giá của hệ thống này cao ngất ngưởng. Thậm chí người mua sẽ phải trả cao hơn rất nhiều, nếu mua trả góp. Ví dụ, tổng giá trị của một sản phẩm là 15 triệu đồng, người mua trả trước 30%, số còn lại sẽ trả trong vòng 6 tháng, mỗi tháng là 2,124 triệu đồng.

Như vậy, khi mua sản phẩm 15 triệu đồng nhưng trả góp trong vòng 6 tháng thì người mua phải trả tổng giá trị là 17,2 triệu đồng, cao hơn 2 triệu đồng. Nếu người mua sản phẩm có giá càng cao, thời gian trả góp càng dài thì số tiền chênh lệch càng lớn. Ví dụ, cũng tại Hnam Mobile khi người mua sản phẩm có giá 20 triệu đồng và trả góp trong vòng 9 tháng thì số tiền phải trả hàng tháng là 2,044 triệu đồng. Sau 9 tháng, người mua phải trả là 18,396 triệu đồng, cộng với 6 triệu tiền trả trước ban đầu thì tổng số tiền mà người mua có thể sở hữu được sản phẩm là 24,396 đồng. Số tiền chênh lệch hơn 4,3 triệu đồng.

Tiêu dùng & Dư luận - Chiêu 'móc túi' của dịch vụ mua hàng trả góp

 Lời quảng cáo tại hệ thống bán lẻ ĐTDĐ Hnam Mobile

Để bán hàng, Hnam Mobile quảng cáo “Hnam Mobile giúp bạn mua cả ước mơ”. Theo đó, từ ngày 15/8/2010, Hnam Mobile kết hợp cùng Công ty TNHH Tài Chính Việt Nam (Home Credit) thực hiện chương trình Mua điện thoại, máy tính bảng trả góp. Với hình thức duyệt hồ sơ nhanh, và ưu điểm vượt trội, bạn dễ dàng sở hữu chiếc điện thoại, máy tính bảng mà mình mơ ước tại Hnam Mobile. Đối với sản phẩm vay dưới 6 triệu đồng, có thể dùng bằng lái xe. Hỗ trợ thanh toán: Trả trước: từ 30% - 70% giá trị sản phẩm trên hoá đơn V.A.T. Thời hạn trả góp: 6, 9, hoặc 12 tháng. Chương trình chỉ áp dụng cho các sản phẩm hàng công ty có giá từ 4,1triệu đồng trở lên. Với khoản vay tối thiểu của sản phẩm như sau: Tất cả sản phẩm vay với kỳ hạn 6 tháng sẽ có khoản vay tối thiểu từ 6 triệu đồng trở lên; Tất cả sản phẩm vay với kỳ hạn 9- 12 tháng sẽ có khoản vay tối thiểu từ 3 triệu đồng trở lên”.

Ngoài những lời đường mật như trên, thì những nơi bán hàng trả góp thường đưa thêm các “chiêu” để “dụ” người mua: Thủ tục đơn giản, giải quyết nhanh, nhận sản phẩm ngay, tùy chọn mức đóng phí, tuỳ chọn thời hạn đóng phí. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những lời quảng cáo về hình thức mua trả góp này giống như là chiếc bánh pho mát thơm ngon mà con chuột không thể cưỡng lại, dù biết đó là một cái bẫy.

Tiêu dùng & Dư luận - Chiêu 'móc túi' của dịch vụ mua hàng trả góp (Hình 2).Hình thức bán hàng trả góp đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng nhưng để mua sự tiện lợi này, người mua phải trả cái giá không hề rẻ

Tương tự như Hnam Mobile, tại Nhommuatragop.com cũng bán rất nhiều mặt hàng điện tử nhưng khi trả góp thì người mua phải trả cao hơn rất nhiều so với giá niêm yết của chính trang này. Ví dụ, khi người mua chiếc điện thoại Samsung Galaxy SIII với giá là 11,490 triệu đồng thì số tiền trả góp hàng tháng là 1,517 triệu đồng. Sau 6 tháng, số tiền người mua phải trả là 12,549 đồng, cao hơn 1 triệu đồng. Tương tự, Công ty Sản xuất Thương mại Vinh Giang, có trụ sở ở quận Tân Bình cũng bán trả góp với giá rất cao. Theo đó, khi mua sản phẩm điện thoại iPhone 5, 32GB có giá niêm yết tại Công ty này là 19,800 đồng, nếu mua trả góp, người mua phải trả trước 10%, sau 1 năm, người mua phải trả tổng cộng là 23,376 đồng.

Như đi vay nóng lãi suất cao

Anh Nguyễn Thanh Bỉnh (ngụ quận 6, TP.HCM) chia sẻ, anh đã mua một máy điện thoại Iphone 5, 64G với giá niêm yết là 22,800 triệu đồng. Anh trả góp trong 12 tháng, mỗi tháng phải trả là 2,244 triệu đồng. Sau một năm, số tiền anh trả lên gần 27 triệu đồng, đắt hơn 4 triệu đồng. Sau khi anh mua được vài tháng thì vô tình “đi dạo” trên thegioialo.com.vn thì biết được điện thoại như vậy có giá niêm yết chỉ là 19 triệu đồng, nhưng chỉ biết ngậm bồ hòn vì mình kém hiểu biết. Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, là một sinh viên tại TP.HCM chia sẻ: “Do gia đình không có tiền sẵn nên mình quyết định mua chiếc latop HP Probook trả góp với giá niêm yết là 22,450 triệu đồng. Mình trả trước là 4,490 triệu đồng (20%) còn lại trả trong vòng 1 năm, mỗi tháng phải trả là 1,892 triệu đồng. Sau 1 năm, mình phải trả 27,194 triệu đồng, cao hơn giá niêm yết gần 5 triệu đồng.

Tiêu dùng & Dư luận - Chiêu 'móc túi' của dịch vụ mua hàng trả góp (Hình 3).Giá niêm yết bán trả góp của Công ty Vĩnh Giang cho một sản phẩm

Đa phần, khi người mua trả góp thường phải chịu lãi suất từ 1,8% - 4,2% tháng (khoảng 21,6% - 50,4%/năm). Bà Trần Thị Hà, một cán bộ ngân hàng tại TP.HCM cho biết: “Hình thức mua hàng trả góp này thực chất là hình thức cho vay tín chấp. Nó cũng có mặt lợi là người mua có thể trả tiền theo mức thu nhập hàng tháng, khi không có sẵn một cục tiền lớn để mua đứt sản phẩm. Tuy nhiên, khi mua trả góp thì người mua phải chịu lãi suất cao. Nếu so với lãi suất thị trường của các ngân hàng cũng là bất hợp lý. Do vậy, người dân khi mua hàng trả góp phải có cái đầu tỉnh táo, tính toán lãi suất hàng tháng xem nó là bao nhiêu. Nếu cao hơn 1,5%/tháng (tương đương 18%/năm) thì hãy xem lại”.

Các chuyên gia kinh tế cũng tính toán rằng, nếu mua hàng trả góp thì người mua sẽ phải trả: giá tiền thực món hàng + tiền lãi theo tháng = giá trị của các món hàng trả góp lên cao hơn thực tế rất nhiều. Do vậy, người mua cần tỉnh táo xem giá nêm yết của các món hàng, đôi khi giá niêm yết bán và giá trả góp có sự chênh lệch rất lớn.  Thêm vào đó, khi chưa thật sự cần thiết thì hãy nói không với hình thức mua hàng trả góp. Ngoài ra, người mua hàng khi mua hàng trả góp cũng cần lưu ý khi điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt lưu ý tới điều khoản nếu trả nợ chậm, sản phẩm bị thu hồi. Còn trả sớm thì bị phạt. Khi người mua muốn trả đứt số tiền trước hạn đang còn góp hàng tháng (khi đã có đủ tiền) thì vẫn phải trả phí quản lý trên nợ gốc còn lại (nói nôm na là tiền phạt trả trước hạn). 

Gánh nặng tài chính không hề nhỏ

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TƯ phân tích: “Người mua hàng trả góp thường chỉ quan tâm tới giá niêm yết và số tiền trả % ban đầu (10, 20 hay 30%) cũng như số tiền phải trả hàng tháng, chứ rất ít người tính đến chi phí phải trả toàn bộ hợp đồng (cả gốc, lãi, phạt nếu có). Thêm vào đó, cũng rất ít người quan  tâm đến chuyện sẽ bị phạt bao nhiêu tiền nếu trả chậm, trả trước so với hợp đồng. Họ đa phần là những người có thu nhập thấp, lao động nghèo, học sinh – sinh viên... Đây là những đối tượng hạn chế về tài chính nhưng lại có nhu cầu bức thiết về các loại tiện nghi: máy tính, điện thoại, tủ lạnh... Tưởng chừng sự linh hoạt về phương thức thanh toán linh hoạt bằng những món tiền chia nhỏ hàng tháng, là sự sẻ chia áp lực tài chính cho người dân lại trở thành gánh nặng tài chính không hề nhỏ với chính họ”.

Trung Nghĩa

Bóc mẽ những chiêu trò 'móc túi' từ mua hàng trả góp

Thứ 3, 07/05/2013 | 13:48
Nếu không tỉnh táo, người mua hàng rất dễ rơi vào ma trận nợ nần hoặc bị "chém" đẹp. Sau nhiều ngày tìm hiểu, PV Nguoiduatin.vn phát hiện nhiều chiêu trò "móc túi" khách hàng của dịch vụ mua hàng trả góp.

Khách hàng bao vây Cengroup đòi trả tiền mua nhà

Thứ 2, 30/09/2013 | 15:12
Sáng 28/9/2013, rất đông khách hàng của Dự án Chung cư Binh đoàn 12 đã tập trung tại trụ sở chính của Công ty Bất động sản Thế kỷ (Cengroup) để đòi lại số tiền mà họ đã góp vốn từ 03 năm trước.

Mẹ Cường đô la trả lãi 200 triệu đồng/ngày

Thứ 6, 20/09/2013 | 15:30
Bà Nguyễn Thị Như Loan, chủ tịch Hội đồng Quản trị, tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai bày tỏ bức xúc về việc các cơ quan chức năng TP.HCM chậm xem xét chuyển đổi một dự án của công ty từ căn hộ lớn thành căn hộ nhỏ.

Những câu chuyện thật - giả khi mua hàng hiệu

Thứ 3, 07/05/2013 | 07:49
Bỏ cả núi tiền mua một chiếc túi xách hay đôi giày hàng hiệu không còn là chuyện quá lạ lùng ở Việt Nam.

'Ôm hận' vì mua hàng qua quảng cáo truyền hình

Thứ 4, 17/04/2013 | 15:02
Tin vào các sản phẩm được quảng cáo bằng hình ảnh sinh động và những "lời có cánh" trên truyền hình, nhiều người tiêu dùng đã rơi vào tình trạng khóc dở, mếu dở khi mua phải hàng hoá kém chất lượng mà không biết kêu ai

Bị lừa khi mua hàng trên mạng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Kinh doanh trên mạng đang rất phổ biến. Thế nhưng nhiều đối tượng đã lợi dụng hoạt động giao dịch mua bán trên mạng để lừa đảo, rao bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng trộm cắp và đã không ít người phải ngậm bồ hòn làm ngọt vì những trò lừa đảo trên mạng.
Cùng chuyên mục

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng mạnh

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:08
Tính riêng 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến.

Giá xăng tăng, RON 95 chính thức vượt 25.000 đồng/lít

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:28
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (17/4).

Hội nghị tăng cường kết nối, giao thương khu vực Tây Nguyên và Ấn Độ

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:18
Sáng 17/4, tại tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Hội nghị doanh nghiệp và đầu tư Ấn Độ và các tỉnh Tây Nguyên nhằm tăng cường kết nối hợp tác, giao thương trên các lĩnh vực.

Bình Thuận: Kiểm tra thực tế 2 dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố Phan Thiết

Thứ 3, 16/04/2024 | 20:05
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận vừa đi kiểm tra thực tế hiện trạng dự án Khu dịch vụ trước Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và Khu dân cư Nam Lê Duẩn.

Giá cà phê neo cao kỷ lục và những dự báo

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:31
Dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 dự kiến tiếp tục giảm so với vụ hiện tại nếu tính trạng khô nắng vẫn tiếp diễn.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ngô nhiều nhất từ nước nào?

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô các loại đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD, trong đó Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn nhất.

Hội nghị tăng cường kết nối, giao thương khu vực Tây Nguyên và Ấn Độ

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:18
Sáng 17/4, tại tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Hội nghị doanh nghiệp và đầu tư Ấn Độ và các tỉnh Tây Nguyên nhằm tăng cường kết nối hợp tác, giao thương trên các lĩnh vực.

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng mạnh

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:08
Tính riêng 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến.

Giá vàng 17/4: Giá vàng thế giới và trong nước cùng tăng

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:58
Giá vàng thế giới tăng 10 USD/ounce, lên 2.384 USD/ounce, có thời điểm lên 2.398 USD/ounce. Trong nước, giá vàng SJC cũng tăng nhẹ lên 83,8 triệu đồng/lượng.