Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương "không nên là cấp trên của khu hành chính kinh tế đặc biệt"

Thứ 5, 23/11/2017 | 11:12
0
Cơ chế giám sát kiểm soát quyền lực của Trưởng đặc khu kinh tế làm sao để vừa đề cao trách nhiệm cá nhân, đảm bảo sự năng động nhưng vẫn không lạm quyền vẫn đang có nhiều tranh luận.
Xã hội - Chính quyền địa phương 'không nên là cấp trên của khu hành chính kinh tế đặc biệt'

(Nguồn: CafeF)

Theo tờ trình tóm tắt của Chính phủ về dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, 3 đặc khu kinh tế là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc có những ưu tiên khác nhau.

• Vân Đồn: Phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa; dịch vụ hàng không và hậu cần hàng không; dịch vụ thương mại và mua sắm.

• Bắc Vân Phong: Phát triển các ngành công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển hàng hóa và hành khách quốc tế; dịch vụ hậu cần cảng biển; du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, tài chính.

• Phú Quốc: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; hội nghị, triển lãm quốc tế, dịch vụ thương mại và mua sắm; dịch vụ quản lý tài sản; dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao; công nghệ sinh học.

Tuy nhiên, mô hình tổ chức chính quyền và thẩm quyền của trưởng đặc khu kinh tế như thế nào? Cũng là vấn đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Trong dự luật, Chính phủ đưa ra hai phương án về mô hình chính quyền đặc khu. Theo đó, phương án 1 là thiết chế trưởng đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cùng các cơ quan chuyên môn trực thuộc và trưởng khu hành chính. Mô hình này không tổ chức HĐND, UBND.

Phương án 2 là tổ chức một cấp chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt có cả HĐND và UBND.

Trên tờ Tri thức trẻ, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, ông ủng hộ phương án 1. Tức là, xây dựng Trưởng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và không tổ chức HĐND.

Khi áp dụng phương án phân cấp phân quyền tối đa như trên, ông Cung cho rằng, chúng ta phải  tính tới cách kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.

“Tôi nghĩ rằng, nên có một cơ quan kiểm soát ở trung ương. Có thể là vụ hoặc Văn phòng Chính phủ thiết lập thêm ủy ban thực hiện giám sát chính quyền đặc khu, bảo đảm ông ấy thực thi đúng quyền hạn mà luật định” – ông Nguyễn Đình Cung nói.

Theo ông Cung, ủy ban này bảo đảm Trưởng đặc khu không lạm dụng quyền lực. Đồng thời, giải pháp này cũng có độ linh hoạt, chủ động, phát huy hết sáng tạo, sáng kiến của trưởng đặc khu.

“Chính quyền địa phương lúc này tôi nghĩ nên ít can dự hơn, tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ nhiều hơn kiểm tra và kiểm soát. Chính quyền địa phương theo tôi nghĩ là như vậy, không nên là một cơ quan cấp trên của khu hành chính kinh tế đặc biệt” – ông Nguyễn Đình Cung đưa ra ý kiến.

Trên tờ VOV, Đại biểu Lưu Thành Công (đoàn Vĩnh Long) cho rằng: “Bên cạnh việc giao thiết chế Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhiều thẩm quyền quan trọng thì vẫn cần phải xác định cơ chế giám sát kiểm soát quyền lực để vừa đề cao trách nhiệm cá nhân, đảm bảo tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý nhưng cũng không dẫn đến lạm quyền, vượt quyền”.

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Bộ trưởng bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nói những cơ chế vượt trội mà dự luật này đưa ra đều ngang bằng hoặc hơn những đặc khu khác ở khu vực và thế giới. "Đây là việc chúng ta chủ động trong "cuộc chơi". Muốn vậy thì dự luật này phải có những vượt trội hơn hẳn, từ tổ chức chính quyền cho đến những ưu đãi để thu hút nhà đầu tư chiến lược".

Thành Huế (tổng hợp)

Cơ chế đặc thù cho TP. HCM: Cân nhắc việc thu một số loại thuế, phí

Thứ 3, 21/11/2017 | 17:00
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, TP. HCM cần cẩn trọng trong việc tăng thu một số loại thuế phí. Bởi, đây là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm vì nó tác động trực tiếp tới doanh nghiệp và người dân.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.