Chống biến đổi khí hậu: Tránh tình trạng 'nóng đâu phủi đó'

Chống biến đổi khí hậu: Tránh tình trạng 'nóng đâu phủi đó'

Thứ 5, 18/05/2017 | 17:08
0
"Biến đổi khí hậu đang đến rất nhanh, cần có giải pháp tốt hơn, quyết liệt hơn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Ngày 18/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu chủ trì cuộc họp lần thứ 8 của y ban. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng, Phó Chủ tịch thường trực y ban, các thành viên y ban, các chuyên gia.

Chính trị - Chống biến đổi khí hậu: Tránh tình trạng 'nóng đâu phủi đó'

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Tại cuộc họp, các ý kiến đều nhìn nhận, thời gian qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động nhanh, mạnh hơn đến nước ta, biểu hiện rõ rệt nhất là thời tiết cực đoan, thiên tai diễn ra liên tiếp, ngày càng nặng nề. Các ý kiến đều cho rằng, nguyên nhân chính là do con người với các hành vi như phát thải khí nhà kính, phá rừng, khai thác nguồn nước ngầm quá mức, khai thác cát sỏi trên sông…

Nhất trí với các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên bị ảnh hưởng lớn, trực tiếp và nặng nề của BĐKH, cần đưa giải pháp thiết thực hơn để ứng phó BĐKH, nhất là đối với ĐBSCL. “Sạt lở nghiêm trọng là do nguyên nhân gì, độ lún, ngập của các đô thị ĐBSCL diễn ra làm sao, giải pháp nào? BĐKH đang đến rất nhanh, cần có giải pháp tốt hơn, quyết liệt hơn”, Thủ tướng nói.

Chính trị - Chống biến đổi khí hậu: Tránh tình trạng 'nóng đâu phủi đó' (Hình 2).

 Toàn cảnh cuộc họp.

Nhấn mạnh việc tăng cường vai trò của hội đồng tư vấn của Ủy ban, với sự tham gia của các chuyên gia giỏi, mạnh bạo trong phản biện chính sách, Thủ tướng yêu cầu mọi cấp, mọi ngành, hệ thống chính trị, người dân phải hiểu rõ hơn tác động của BĐKH và biện pháp ứng phó. "Nếu người dân không nhận thức được thì chúng ta đổ tiền, đổ của vào cũng không đạt kết quả, nếu tiếp tục xây đô thị bằng đê bao, lúc cao, lúc thấp, anh sau làm cao hơn anh trước, không có quy hoạch thì không bao giờ thành công”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần có một quy hoạch hay kế hoạch tổng thể của Ủy ban Quốc gia để hình dung các loại công việc, trước hết là xử lý được một số vấn đề cấp bách như khai thác cát trái phép, khai thác nước ngầm.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, các thành viên của Ủy ban, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể, trước hết ở vùng ĐBSCL và ven biển miền Trung, một số quy hoạch quan trọng bức thiết, tránh tình trạng “nóng đâu phủi đó”, chỉ nhìn trước mắt, không nhìn lâu dài.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ Tài chính phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất, kịp thời nhất, tránh mất vốn, thủ tục phải nhanh chóng, thuận lợi, công khai minh bạch.

Yêu cầu tính cả biện pháp “phi công trình”, Thủ tướng cho biết, nhờ trồng rừng ngập mặn mà hiện nay Thái Bình có nơi nuôi ngao lớn nhất Việt Nam. Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó điều quan trọng là huy động nguồn lực cho ứng phó BĐKH.

Trong những tháng còn lại của năm 2017, các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH và đến 31/10, báo cáo tình hình thực hiện cho Văn phòng Ủy ban Quốc gia về BĐKH và bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, cập nhật, dự báo, đánh giá kịp thời về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2016-2017 tại ĐBSCL cũng như tình hình mưa lũ thời gian tới để có phương án chủ động hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương ứng phó, hạn chế thiệt hại.

Các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL, ven biển miền Trung tiếp tục nghiên cứu, cập nhật những vấn đề liên quan đến BĐKH và các thách thức đối với địa phương để đưa vào kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, khuyến khích chủ động liên kết tiểu vùng, liên kết vùng.

Các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý được giao, tiếp tục rà soát, đề xuất hoàn thiện và triển khai thực hiện hiệu quả quy định pháp luật, cơ chế chính sách về ứng phó với BĐKH; theo dõi sát, nắm bắt diễn biến, tình hình BĐKH, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn... để đề xuất các cơ chế chính sách, đối sách phù hợp.

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, thực thi chính sách về sử dụng năng lượng hiệu quả, phát triển các dạng năng lượng mới.

Bộ Giao thông vận tải thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động hàng không dân dụng, tiếp tục phối hợp với các nhà tài trợ thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải.

Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai các dự án về hạ tầng kỹ thuật về phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, chống chịu BĐKH, ví dụ như đô thị sinh thái.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo định hướng, mục tiêu đã được phê duyệt, đặc biệt là tập trung vào những vấn đề cấp thiết theo đề xuất của bộ, ngành, địa phương.

Bộ Ngoại giao trao đổi với các nước thượng nguồn sông Mekong và thượng nguồn các sông lớn chảy vào Việt Nam để có cơ chế trao đổi thông tin thủy văn về mùa lũ và mùa kiệt để chủ động ứng phó, quản lý.

Dương Thu

Việt Nam đứng thứ 5 về thiệt hại do biến đổi khí hậu, thiên tai

Thứ 4, 26/10/2016 | 09:53
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: “Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành vấn đề khẩn thiết mang tính toàn cầu".

Cần thống nhất ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Thứ 6, 20/09/2013 | 10:29
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội thảo về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long để đưa ra nghiên cứu tích hợp tổng thể, đề xuất những phương án về vấn đề biến đổi khí hậu ở khu vực này.

Việt Nam sẽ có 500 tỷ cho biến đổi khí hậu

Thứ 5, 19/09/2013 | 16:03
Trong hai năm tới, Đan Mạch cam kết sẽ giải ngân 100 triệu USD viện trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại cho Việt Nam, trong đó 25% số vốn này sẽ dành cho các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Việt Nam đứng thứ 5 về thiệt hại do biến đổi khí hậu, thiên tai

Thứ 4, 26/10/2016 | 09:53
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: “Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành vấn đề khẩn thiết mang tính toàn cầu".

Cần thống nhất ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Thứ 6, 20/09/2013 | 10:29
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội thảo về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long để đưa ra nghiên cứu tích hợp tổng thể, đề xuất những phương án về vấn đề biến đổi khí hậu ở khu vực này.

Việt Nam sẽ có 500 tỷ cho biến đổi khí hậu

Thứ 5, 19/09/2013 | 16:03
Trong hai năm tới, Đan Mạch cam kết sẽ giải ngân 100 triệu USD viện trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại cho Việt Nam, trong đó 25% số vốn này sẽ dành cho các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

5 khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc, biết kẻo thiệt

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:21
Người lao động cần biết 5 khoản tiền mình có thể nhận sau khi nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Lực lượng kiểm ngư Việt Nam: Chế độ thấp, khó tuyển người

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:03
Cục trưởng Cục Kiểm ngưchia sẻ, kiểm ngư là lực lượng thường xuyên hoạt động trên biển, điều kiện sóng gió rất khó khăn nhưng chế độ chính sách vẫn còn hạn chế.

Nhiều người lao động được 2 lần tăng lương từ ngày 1/7

Thứ 2, 15/04/2024 | 14:30
Góp ý vào dự thảo, Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương.

Quy định về xác minh giấy phép lái xe từ 1/6/2024, ai cũng nên biết

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:36
Nhiều người thắc mắc pháp luật quy định như thế nào về việc xác minh giấy phép lái xe khi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực.

2 đối tượng được tăng lương lên gần 10 triệu đồng từ ngày 1/7/2024

Chủ nhật, 14/04/2024 | 14:25
Sau cải cách tiền lương, những đối tượng nào được tăng lương là vấn đề được nhiều người quan tâm.
     
Nổi bật trong ngày

Quy định về xác minh giấy phép lái xe từ 1/6/2024, ai cũng nên biết

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:36
Nhiều người thắc mắc pháp luật quy định như thế nào về việc xác minh giấy phép lái xe khi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực.

Lực lượng kiểm ngư Việt Nam: Chế độ thấp, khó tuyển người

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:03
Cục trưởng Cục Kiểm ngưchia sẻ, kiểm ngư là lực lượng thường xuyên hoạt động trên biển, điều kiện sóng gió rất khó khăn nhưng chế độ chính sách vẫn còn hạn chế.

5 khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc, biết kẻo thiệt

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:21
Người lao động cần biết 5 khoản tiền mình có thể nhận sau khi nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Nhiều người lao động được 2 lần tăng lương từ ngày 1/7

Thứ 2, 15/04/2024 | 14:30
Góp ý vào dự thảo, Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương.