Chủ tịch Hồ Chí Minh nói gì về nghề báo?

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói gì về nghề báo?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc, một danh nhân văn hóa và là một nhà báo vĩ đại. Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin để soi sáng những vấn đề của cách mạng VN trên mọi lĩnh vực chính trịkinh tếxã hội, trong đó có hoạt động báo chí.

Bằng thiên tài của mình và từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam, Người coi báo chí là một thứ vũ khí cách mạng sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền cách mạng, để vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng. Với hàng nghìn bài báo, hàng chục bút danh đề cập toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống xã hội, Người đã để lại nhiều quan điểm cơ bản và những suy nghĩ sâu sắc về hoạt động báo chí.

Các nhà báo tác nghiệp (Ảnh: Internet)

Chế độ thực dân Pháp nhưng đồng thời cũng nêu lên những ý tưởng quan trọng về chức năng của báo chí. Báo chí dưới chế độ cũ phải thực hiện đúng chức năng phê phán chế độ chính trị tàn bạo và khuynh hướng nô dịch hóa của bọn thực dân, phê phán trên bình diện rộng lớn nhiều vấn đề kinh tế và từ đấy vạch trần những hành vi chính trị của giai cấp thống trị, bọn quan lại da trắng và những kẻ đồng mưu...

Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng

Báo chí xuất hiện và phát triển do yêu cầu thông tin chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa tư tưởng của xã hội. Và ngay từ những tiếng nói đầu tiên đơn giản nhất, báo chí đã mang theo khuynh hướng và người hoạt động trong lĩnh vực này lại càng phải có ý thức về xu hướng chính trị của mình.

Với báo chí cách mạng, tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ". Trong những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những đoàn thể cách mạng, Người thường hay dùng hai chữ chiến sĩ, nhà văn chiến sĩ ("Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy"), nhà nông chiến sĩ ("Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ. Hậu phương thi đua với tiền phương").

Người muốn nhấn mạnh qua hai chữ chiến sĩ ý thức tự nguyện và năng động, tinh thần xung phong quả cảm trong mọi công việc. Mỗi người phải là chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh của mình, quân sự, chính trị hay là văn học nghệ thuật. Đối với nhà báo phải có dũng khí, không để ngòi bút lệ thuộc vào tiền tài, danh vị, quyền lực, không bẻ cong ngòi bút và nhân tố quyết định cho phẩm chất đó là "lập trường chính trị vững chắc", "chính trị phải làm đúng. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng".

Đường lối chính trị thể hiện trong nhiều phạm vi khác nhau. Có khi là nhiệm vụ chính trị của một đất nước, một dân tộc, trong một giai đoạn nhất định. Có khi nhiệm vụ chính trị mở rộng ra liên kết được nhiều tiếng nói khác nhau của các dân tộc trước một mục tiêu chung. Ngay từ khi sáng lập tờ báo Người cùng khổ, Người đã góp phần thức tỉnh tinh thần chống thực dân ở nhiều nước thuộc địa, khơi nguồn cho làn sóng cách mạng lớn lao của các nước thứ ba chống thực dân đế quốc. Mục tiêu chính trị đúng đắn đã tạo nên sức mạnh tinh thần cho tờ báo, đem lại dũng khí cho các cây bút mà không một thế lực nào của chủ nghĩa thực dân có thể khuất phục được.

Làm theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam luôn gắn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Báo chí đã góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước, làm nên Cách mạng Tháng Tám và báo chí đã phục vụ sát sao hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc; báo chí thực sự khởi sắc và góp phần hiệu quả vào công cuộc đổi mới của dân tộc.

Báo chí cách mạng phải mang tính tiên phong, định hướng trong cuộc sống

Báo chí cách mạng là vũ khí đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng và tác động sâu xa đến đời sống xã hội. Do đó báo chí cách mạng phải giữ vị trí tiên phong, mở đường, truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ.

Báo chí Hồ Chí Minh dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nên đã có những phẩm chất đặc biệt, có khả năng tiên đoán và phát hiện nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống và góp phần phát triển phong trào đấu tranh cách mạng. Người đến với báo chí trong thời điểm đặc biệt, không phải với sự tiếp tục, tiếp nối một tiếng nói đã có mà chủ yếu với tư cách người sáng lập, người tổ chức.

Tờ báo Thanh niên do Người sáng lập là dòng tư tưởng cách mạng và thời sự đầu nguồn góp phần đưa phong trào cách mạng sang giai đoạn mới. Tờ báo Việt Nam độc lập hướng dẫn phong trào cách mạng trong thời kỳ bí mật chuẩn bị cho cao trào đấu tranh thời kỳ Cách mạng Tháng Tám.

Tuân theo lời dạy của Người, báo chí Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đã nỗ lực vươn lên vị trí xung kích. Hàng trăm nhà báo có mặt ở tiền tuyến, báo chí đến với chiến trường Tây Bắc, Điện Biên Phủ rồi trong tiền tuyến lớn của thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Và đặc biệt trong công cuộc đổi mới, báo chí đã nhanh chóng tự đổi mới mình, góp phần có hiệu quả trong công cuộc đổi mới của đất nước. Báo chí đã nhân lên tác dụng khi ở vị trí tiên phong, là tiếng nói ở đầu nguồn, góp phần định hướng cho sự phát triển phong trào.

Báo chí phải trung thực, tôn trọng sự thật

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta có hàng trăm tờ báo khác nhau được xuất bản định kỳ hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu báo chí nước ta phải có đặc điểm riêng. Người phê phán sự rập khuôn: "Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hòa bình thế giới. Nhưng một tờ báo như báo của nông dân, báo của công nhân, báo của thanh niên, báo của phụ nữ,... nên có đặc điểm của nó, về hình thì không rập khuôn, rập khuôn thì báo nào cũng thành khô khan, làm cho người xem dễ chán" (Sđd, tr.373).

Người dặn phải trung thực, tôn trọng sự thực" "Tuyên truyền anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe (Báo Cứu Quốc, ngày 9-1-1946).

Phải tôn trọng sự thật nhưng báo chí còn đòi hỏi phải hấp dẫn. Tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, Người nêu lên kinh nghiệm hoạt động báo chí của chính bản thân mình: "Khi đi qua Liên Xô, đồng chí L. phóng viên báo Tiếng còi bảo mình viết bài và dặn phải viết rõ sự thật, việc đó ai làm, ở đâu, ngày tháng nào và phải viết ngắn gọn.

Cách đây mấy năm, mình trở lại Liên Xô và đồng chí L. lại bảo mình viết. Nhưng L. lại bảo "chớ viết khô khan quá. Phải viết cho văn chương vì ngày trước khác, người đọc báo chỉ muốn biết những việc thật. Còn bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy lạ, thấy hay, thấy văn chương thì mới thích đọc" (Sđd, tr.375)

"Viết cho đại đa số, "Viết để phục vụ quần chúng"

Là tác giả của hàng nghìn bài báo, nhà báo Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý đến đối tượng phục vụ. Những bài báo viết bằng tiếng Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX cho độc giả chủ yếu là người Pháp, những bài báo trên tờ Việt Nam độc lập nhằm vào đối tượng quần chúng công nông ở một địa bàn miền núi chiến khu, và hàng trăm bài báo cho đông đảo độc giả trong cả nước - tất cả đều được viết ra phù hợp với trình độ của từng đối tượng. Người chỉ rõ: "Muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều".

Người thâu tóm cách viết trong những ý cô đúc: Vì ai mà mình viết? Mục đích viết làm gì? Viết cái gì?

Những câu trả lời của Người cũng gọn gàng: "Viết cho đại đa số", "Viết để phục vụ quần chúng", "Viết để nêu lên những cái hay, cái tốt của dân tộc ta, bộ đội, cán bộ ta và phê phán kẻ thù".

Người cũng nêu lên khá kỹ một khâu trong quá trình viết: Lấy tài liệu đâu mà viết? Và chỉ rõ, muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là: Nghe - Hỏi - Thấy - Xem - Ghi.

Những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự đúc kết kinh nghiệm của một đời làm báo, và sâu sắc hơn là sự thấu hiểu vai trò của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng và mối quan hệ giữa báo chí và quần chúng cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý nhiều đến tính dân tộc của ngôn ngữ báo chí. Người không chấp nhận lạm dụng từ nước ngoài, nhất là từ Hán Việt: "Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng" (Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 8.9.1962).

Người đặc biệt nhắc nhở phải "viết ngắn". Đặc trưng ngôn ngữ báo chí là phải ngắn gọn. "Phải viết, gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải là có đầu, có đuôi". Tình trạng viết dài dòng "dây cà ra dây muống" hoặc như "rau muống kéo dây" đều không thích hợp với văn phong báo chí và người đọc khó tiếp nhận.

Phương Dung

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.