Chứng cứ gỡ tội cũng quan trọng như chứng cứ buộc tội

Chứng cứ gỡ tội cũng quan trọng như chứng cứ buộc tội

Thứ 6, 19/07/2013 | 10:54
0
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Cường - trưởng phòng Kiểm sát điều tra xét xử sơ thẩm hình sự về trật tự xã hội, VKSND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Là người từng tham dự nhiều phiên tòa, tôi chứng kiến không ít vụ án cơ quan điều tra đã làm đúng làm đủ về mặt chứng cứ, nhưng bị cáo vẫn một mực chối tội...

...Đó là bị cáo Vi Văn Phượng ở xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, với những chứng cứ đầy thuyết phục, không thể chối cãi, HĐXX đã tuyên mức án tử hình đối với y”.

Ngày 4/4/2013, TAND tỉnh Bắc Giang xét xử vụ án giết người, bị cáo là Vi Văn Phượng 45 tuổi, nạn nhân là bà Nguyễn Thị V. 86 tuổi, mẹ đẻ của y.

Theo cáo trạng, được biết, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn Phượng vẫn phải chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ đẻ là bà Nguyễn Thị V. đã già yếu, bị mù lòa nhiều năm. Do bà V. nhiều lần đòi nợ đôi hoa tai bằng vàng nên Vi Văn Phượng đã bực tức, nảy sinh ý định giết mẹ cho hả giận và trút gánh nặng gia đình. Ngày 5/10/2012, sau khi đi làm về thấy bà V. đang nằm trên giường, Phượng đã dùng con dao quắm cán gỗ chém nhiều nhát vào cổ, vai của bà V. khiến bà tử vong.

Luật sư - Chứng cứ gỡ tội cũng quan trọng như chứng cứ buộc tội

Ông Nguyễn Ngọc Cường - VKSND tỉnh Bắc Giang.

Vị đại diện kiểm sát vừa dứt lời, hướng ánh mắt lên HĐXX, Phượng  đáp: "Tôi bị oan, tôi không phải là kẻ giết người, tất cả là do tôi bị ép cung". Vị chủ tọa cắt lời, "bị cáo nên thành khẩn khai báo". Chẳng cần nghe vị chủ tọa nói gì, hắn luôn mồm nói: "Bị cáo sợ bắt các con của bị cáo nên bị cáo mới nhận tội". Nữ thẩm phán hỏi: "Tại sao khi cơ quan điều tra bắt bị cáo, tường thuật lại diễn biến sự việc, bị cáo lại thực hành một cách thuần thục, phù hợp với chứng cứ, vết tích trên thân thể nạn nhân?". Vị chủ tọa tiếp: "Chiếc áo may ô trắng, dính máu của bị cáo và nạn nhân, bị cáo giải thích tại sao lại có sự trùng hợp này". Phượng đáp: "Đấy là máu gà máu vịt chứ không phải máu của bị cáo, bị cáo không mặc chiếc áo đó".

Vị chủ tọa chất vấn: "Có ai giết người xong lại lau dao sạch sẽ, dựng vào chỗ cũ?". "Bị cáo không biết", Phượng ngoan cố chối tội. Mọi người dưới công đường ồ lên. Lúc này vị đại diện VKS, lên tiếng: "Tôi sẽ chứng minh tính gian dối của bị cáo, yêu cầu HĐXX, công bố bút lục số 87 và bức ảnh của Phượng mặc áo may ô trắng còn dính máu ngay sau khi bị bắt". Đến lúc đó bị cáo Phượng mới chịu cúi đầu im lặng.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Cường - trưởng phòng Kiểm sát điều tra xét xử sơ thẩm hình sự về trật tự xã hội, VKSND tỉnh Bắc Giang cho rằng: "Trên thực tế, ranh giới giữa mớm cung, ép cung, dụ cung và sự chối tội, phản cung của bị can, bị cáo là rất mong manh. Về mặt tâm lý, tội phạm luôn chối tội và che đậy hành vi phạm tội nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Bên cạnh đó cũng có thể có trường hợp mớm cung, ép cung, dụ cung...Chính vì ranh giới giữa thật và ảo rất mong manh nên việc những người tiến hành tố tụng cần công tâm, làm đúng, làm đủ và thật chặt chẽ về chứng cứ để đưa ra những kết luận chính xác.

Bên cạnh đó, trong các vụ án, rất cần có mặt của luật sư, kiểm sát viên tham gia ngay từ đầu trong quá trình tố tụng. Đó là những yếu tố quan trọng để những phiên tòa xét xử có sự thuyết phục đối với quần chúng nhân dân, có ý nghĩa về mặt giáo dục, răn đe tội phạm nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải quan tâm đến các chứng cứ buộc tội và cả chứng cứ gỡ tội", ông Cường nhận định.             

Lương Liễu

'Đan Trường và fan cuồng đều đã thực hiện giao dịch trái pháp luật'

Thứ 2, 15/07/2013 | 14:15
"Hành vi tống tiền sẽ bị xử lý theo tội danh cưỡng đoạt tài sản quy định tại điều 135 Bộ luật hình sự. Theo đó, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm" - Luật sư Ngô Ngọc Trai cho biết.

Khó truy cứu tin tặc nếu không sửa luật

Thứ 2, 15/07/2013 | 10:30
Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bổ sung thêm một số điều luật để xử lý tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng thực tiễn án loại này được đưa ra xét xử rất ít.