Môi trường nghệ thuật cho thiếu nhi không còn an toàn?

Môi trường nghệ thuật cho thiếu nhi không còn an toàn?

Thứ 3, 16/07/2013 | 12:26
0
Hầu hết các chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi lâu nay là "bổn cũ soạn lại", thiếu cả lượng và chất, ít tính giáo dục và nhân văn. Các bạn nhỏ cũng thưa vắng lui tới những sân khấu thiếu nhi, vốn dĩ đã không mấy tấp nập và cuốn hút.

Dễ ngộ độc   

Những ngày đầu hè mỗi năm là bắt đầu vào dịp cao điểm phục vụ các chương trình nghệ thuật cho thiếu nhi cả nước. Không chỉ ở các thành phố lớn, mà khắp các tỉnh thành trong cả nước đều tràn ngập băng rôn quảng cáo những chương trình cho trẻ em, với đầy đủ các thể loại như: Kịch, chèo, ảo thuật, xiếc, ca nhạc,... Điều này cho thấy chương trình chuyên biệt dành cho thiếu nhi không hề thiếu, chưa ở mức đáp ứng yếu tố cần, nhưng cũng đã phong phú hơn trước rất nhiều. Điều đáng nói ở đây là chất lượng của những chương trình dành cho trẻ em mới là điều làm cho các phụ huynh đau đầu.

Theo đánh giá của nhiều phụ huynh các chương trình này được làm khá ẩu, có sự lặp lại về nội dung, hình thức, nhiều chương trình không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Sáng tác cho thiếu nhi, cả âm nhạc, văn học và phim truyện đều chững lại. Yếu tố phát triển thì lại chứa trong đó quá nhiều chất độc hại, rất dễ khiến các em nhỏ "ngộ độc".

Xã hội - Môi trường nghệ thuật cho thiếu nhi không còn an toàn?

Một chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi được xem là vẫn hấp dẫn.

Mới đầu hè, trên thị trường đã xuất hiện hiện tượng băng đĩa hình chương trình thiếu nhi đựng trong vỏ đĩa có in hình "quảng cáo sex", bày bán tràn lan ở tỉnh Thanh Hóa, TP.HCM,... Hay như một số chương trình tạp kỹ dành cho thiếu nhi, diễn ra ở Hà Nội thời gian gần đây, với sự tham gia của nhiều diễn viên hài nổi tiếng cũng làm các phụ huynh thất vọng. Con họ phải chứng kiến thứ ngôn ngữ đường phố tạp nham ở các hoạt cảnh hài hước, có thể xếp chung sân với vở "Đời cười" (dành cho người lớn) trước đây của Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội. Cũng không người lớn nào muốn con họ nằng nặc đòi bắt chước cho bằng được một ca sĩ nhí đeo kính đen rất ngầu, đầu lắc như chong chóng theo một điệu nhạc rock. Hay gân cổ hát theo những câu nhạc tình rên rỉ được một vài bé "ca sĩ" hát lại từ bài hát dành cho người lớn, với ngôn từ dễ dãi, thô tục.

Đó là lý do các chương trình "bổn cũ soạn lại" chính là lựa chọn an toàn cho cả những người làm nghệ thuật lẫn các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, phần lớn trong các chương trình đó là những chương trình góp nhặt, dàn dựng lại những tiết mục từ năm này qua năm khác. Bao nhiêu năm qua vẫn thấy Tôn Ngộ Không, rồi Alibaba và 40 tên cướp, Nàng tiên cá... cùng những câu chuyện cổ tích Việt Nam mà con trẻ nào cũng đã thuộc nằm lòng. Điểm đi điểm lại vẫn là những gương mặt nghệ sĩ quen thuộc với Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Thanh Bạch,... Nhưng đã quá cũ và nhàm chán thì không hút khán giả, đặc biệt là các em nhỏ vốn hiếu động và luôn yêu thích sự mới mẻ. Không hút khán giả thì không nghệ sĩ, nhà hát nào mặn mà đầu tư làm cho ra đầu ra đũa. Lớp nghệ sĩ trăn trở vì nghệ thuật dành cho thiếu nhi vì thế mà cứ thưa thớt dần, ngày càng già đi mà chưa thấy lớp tiếp nối trẻ xuất hiện.

Xã hội - Môi trường nghệ thuật cho thiếu nhi không còn an toàn? (Hình 2).

Hình ảnh và nội dung quảng cáo khiêu dâm in trên bìa đĩa lậu dành cho thiếu nhi.

Môi trường “khó chơi” đối với nhà sản xuất

Cần lắm cái tâm và tay nghề người nghệ sĩ

Có một điều dễ nhận thấy các sản phẩm dành cho thiếu nhi lại bị nhiễm yếu tố sex để câu khách đã gây sự hoảng hốt cho các bậc phụ huynh. Môi trường giải trí dành cho trẻ con vốn đã ít nay lại bị tạp nhiễm. Nghệ sĩ Minh Béo chia sẻ: "Tôi đã chứng kiến biết bao trường hợp phụ huynh đã dắt con về khi nhìn thấy những cảnh phim dành cho người lớn vì họ sợ con mình bị ảnh hưởng từ những kịch bản viết cho người lớn. Chỉ khi nào phụ huynh đã yên tâm về nội dung thì họ sẽ thoải mái đưa con đi xem kịch. Vì vậy, nghệ thuật dành cho thiếu nhi đòi hỏi cái tâm và tay nghề của nghệ sĩ rất lớn. Do đó, khi làm sản phẩm kịch tôi rất cẩn trọng để các em thiếu nhi có một điểm văn hóa để sinh hoạt lành mạnh sau những giờ học căng thẳng".     

Lướt một vòng qua các sân chơi của thiếu nhi dễ thấy các em đang phải "xem ké" các chương trình giải trí của người lớn. Có một sự thật đáng buồn là chương trình biểu diễn cho thiếu nhi ở các thành phố lớn vốn đã không đa dạng thì tại các vùng nông thôn con số này lại càng khan hiếm hơn. Vì sao môi trường giải trí dành cho thiếu nhi lại khan hiếm đến thế?

Diễn viên Hòa Hiệp, người từng tham gia đạo diễn nhiều chương trình dành cho thiếu nhi tâm sự: "Làm chương trình dành cho thiếu nhi rất khó nếu không có cái tâm, lòng đam mê thì không thể nào làm được. Từ người viết kịch bản, dàn dựng, diễn viên phải sống trong thế giới tuổi thơ thần tiên thì mới có thể làm thiếu nhi khóc, cười với tác phẩm. Một phần của sự thiếu phong phú này bắt nguồn từ khâu kịch bản. Hiện nay, các kịch bản dành cho thiếu nhi lại thiếu...chất thiếu nhi. Đa phần đều nhuốm phải cách suy nghĩ của người lớn vì thế không phù hợp với suy nghĩ của các em".

Nghệ sĩ Minh Béo, người đã dành hết tâm huyết để làm sân khấu cho các em thiếu nhi chia sẻ về sự khan hiếm kịch bản: "Năm nào chúng tôi cũng phải làm mới tiểu phẩm dành cho thiếu nhi. Kịch bản dành cho thiếu nhi đã ít lại khó tìm kịch bản tốt. Vì vậy, để tránh rơi vào trường hợp này chúng tôi phải đặt mua kịch bản. Sau đó lại phải làm lại, phải thêm mắm dặm muối vào để sao cho hay nhưng vẫn đảm bảo có tính giáo dục. Làm các chương trình cho thiếu nhi thật sự không dễ dàng. Đáp ứng yêu cầu đầu tiên là khiến thiếu nhi thích đã khó và lại phải đảm bảo giá trị nhân văn càng khó. Nhưng khi làm chúng tôi luôn gửi một thông điệp giá trị đến các bạn nhỏ, đó là một cách mà chúng ta làm để đầu tư vào tương lai. Bởi vì có thể những bài giảng trên sách vở không được thiếu nhi nhớ lâu và ấn tượng mạnh bằng khi xem một vở kịch. Nghĩ thế mà chúng tôi luôn chăm chút vào những đứa con tinh thần của mình".

Diễn viên, đạo diễn Hòa Hiệp ví von, làm các chương trình cho người lớn khó một thì cho thiếu nhi khó gấp 10 lần. Bên cạnh những tác phẩm hay thì đội ngũ người làm văn hóa phục vụ thiếu nhi cũng đang trong tình trạng thiếu. Diễn viên Hòa Hiệp tâm sự: "Đội ngũ các diễn viên làm kịch cho thiếu nhi đang rơi rụng dần vì đây không phải là một mảnh đất màu mỡ, phải rất tâm huyết mới có thể trụ được". Rõ ràng, chính điều này đã tác động khá lớn đến môi trường giải trí của các bạn nhỏ. Khi thiếu nhân lực thì người thiệt thòi chính đó là các em thiếu nhi. Bên cạnh nhân lực thì tài lực đầu tư vào các sân khấu thiếu nhi đang là bài toán đau đầu nhiều người tâm huyết với các đối tượng khán giả nhí này.

Nghệ sĩ Minh Béo chia sẻ: "Đầu tư vào các chương trình dành để phục vụ thiếu nhi với kinh phí rất cao và khó hoàn vốn hơn so với việc đầu tư các chương trình cho đối tượng người lớn, nó đòi hỏi người làm phải có sự tâm huyết rất lớn". Có lẽ nguyên nhân này cũng khiến một số người còn e dè khi bỏ vốn đầu tư. 

Tại một số sân khấu kịch dành cho khán giả nhí giá vé dành cho đối tượng thiếu nhi cũng khá bình dân, từ 70-120 ngàn đồng là có thể xem kịch. Đó cũng là một điều đáng mừng, vì nhiều thiếu nhi sẽ được tiếp cận với môi trường giải trí này hơn. Và việc hoàn vốn của các nhà sản xuất sẽ được tích lũy dần để tái sản xuất ra những tác phẩm hay phục vụ thiếu nhi. Dẫu biết rằng nói đến kinh doanh thì yếu tố tiền bạc được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, khán giả sẵn sàng trả một số tiền xứng đáng, khi họ nhận được những tác phẩm xứng đáng. Và chắc rằng nhà sản xuất nếu không chú ý đến đối tượng không kém phần quan trọng này, họ cũng sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội vàng.         

Phát hoảng với đĩa lậu dành cho thiếu nhi in hình... sex

Không tìm được thú vui giải trí lành mạnh qua các sân chơi, các chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi, các em nhỏ quay về với mạng internet, với game online, với các chương trình "thượng vàng hạ cám" trên truyền hình, với băng đĩa phim bạo lực, đĩa nhạc lậu dành cho thiếu nhi in hình sex trôi nổi trên thị trường,... ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Hương Lam - Hợp Phố

'Tôi mãi là chàng Alibaba của thiếu nhi'

Thứ 6, 31/05/2013 | 13:15
Với gần 40 năm hoạt động nghệ thuật, nghệ sĩ Hồng Kỳ đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng khán giả. Anh cho biết, cái được lớn nhất của anh là mặc dù đã sắp bước vào tuổi 60 nhưng đi đâu, Hồng Kỳ cũng được các em thiếu nhi gọi bằng cái tên trìu mến: Anh Hồng Kỳ...

The Voice nhí lên sóng vào ngày quốc tế thiếu nhi

Thứ 3, 28/05/2013 | 11:19
Vào ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, phiên bản Việt Nam của The Voice Kids mang tên Giọng hát Việt nhí sẽ chính thức ra mắt khán giả xem truyền hình cả nước.

Quảng cáo sex cho cả thiếu nhi

Thứ 2, 06/05/2013 | 10:00
Không chỉ được sao chép, buôn bán dưới mọi hình thức, từ vỉa hè, đường phố tới các cửa hàng băng đĩa lớn nhỏ, trên bìa của băng đĩa lậu còn xuất hiện ngày càng dày đặc những hình ảnh tươi mát, phim sex, bất kể đó là đĩa có nội dung dành cho thiếu nhi.

Sách thiếu nhi sai sót nghiêm trọng, chỉ xin lỗi là xong?

Thứ 4, 20/03/2013 | 21:16
Với hàng loạt những sai phạm gần đây xung quanh các đầu sách liên quan tới thiếu nhi khiến dư luận bức xúc, một câu hỏi được đặt ra cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền là: Có phải đã đến lúc chúng ta phải đánh giá lại cơ chế kiểm duyệt sách?

Cùng bé đi chơi Quốc tế thiếu nhi

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
– Quốc tế thiếu nhi 1/6 là dịp các em nhỏ rất yêu thích và háo hức chờ đợi. Các em sẽ được cha mẹ dẫn đi vui chơi đó đây, mua sắm quà bánh và gặp gỡ nhiều bạn nhỏ khác.

Thiếu nhi Hà Nội vô địch giải Taekwondo mở rộng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Qua 6 lần tổ chức, Giải Taekwondo thiếu niên nhi đồng Hà Nội mở rộng đã thu hút và phát hiện nhiều tài năng trẻ Teakwono lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.

Sách Tết hay dành cho thiếu nhi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trẻ em lại háo hức với những bao lì xì, những món quà xuân từ ông bà cha mẹ. Một trong những món quà mà trẻ em luôn thích thú là những cuốn sách – thế giới đầy màu sắc với biết bao điều kì lạ.