Chuyện cảm động của lương y mang quân hàm ở trường Giáo dưỡng

Chuyện cảm động của lương y mang quân hàm ở trường Giáo dưỡng

Thứ 2, 19/08/2013 | 15:46
0
Những con người mặc áo blue mang quân hàm ở trường Giáo dưỡng số 2, Tổng cục VIII, bộ Công an mà chúng tôi đã được gặp trong một chuyến công tác thực sự khiến chúng tôi phải suy nghĩ nhiều hơn về hai chữ "Từ mẫu".

Sốc với các chiêu trò tự hủy hoại cơ thể

Trung tá, bác sĩ Dương Văn Niệm (SN 1959) không phải là người dễ trải lòng với báo chí, bởi ông luôn coi công việc của mình như bao công việc khác của muôn người, là điều tất, lẽ, dĩ, ngẫu trong cuộc sống. Hơn nữa, những gì ông làm xuất phát từ lương tâm của người khoác áo blue chữa bệnh cứu người, là trách nhiệm và sự hết lòng với cái nghiệp của cá nhân mình. Thế nhưng, may mắn trong chuyến công tác lần này, chúng tôi gặp được giây phút thảnh thơi, được nghe ông chia sẻ những tâm sự chuyện nghề hết sức cảm động.

Xã hội - Chuyện cảm động của lương y mang quân hàm ở trường Giáo dưỡng

Thượng tá, bác sĩ Dương Văn Niệm

Ông tốt nghiệp đại học y và đã từng có thời gian dài công tác ở miền Nam. Vì nhiều lý do riêng và điều kiện, hoàn cảnh nhất định, ông về trường Giáo dưỡng số 2, Ninh Bình công tác từ năm 1985. Từ khi tuổi trẻ đến lúc đầu hai thứ tóc, bác sĩ Niệm vẫn còn nhiều trăn trở với nghề và những việc muốn cố gắng nhiều hơn vì sức khỏe của những bệnh nhân đặc biệt. Bác sĩ Niệm cho biết: "Cũng giống như ngoài xã hội, trong trường Giáo dưỡng số 2 không có nhóm bệnh nào là không có, từ chấn thương nội, ngoại cho đến các căn bệnh về thần kinh. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự xuất hiện của một nhóm bệnh đặc thù mà chúng tôi gọi chung là "bệnh tự hủy hoại cơ thể".

Không để sự ngạc nhiên của chúng tôi tồn tại lâu, bác sĩ Niệm chia sẻ: "Tôi đã từng sốc khi lần đầu tiên cứu chữa đứa trẻ có gương mặt non nớt dùng dao lam tự rạch chân, tay mình sâu đến mức nhiễm trùng. Kinh dị hơn, có những đứa mang theo dao lam vào đội, hò nhau bẻ đôi rồi nuốt vào bụng. Chúng có thể hùa nhau, thách nhau nuốt hàng chục chiếc dao lam vào một lúc, khi đưa lên bệnh xá, tất cả đều quằn quại trong đau đớn. Nguyên nhân có thể do các em buồn chán, nhớ nhà, nhưng đáng ngại hơn có những học sinh thản nhiên trả lời thầy cô: "Em thích nên em nuốt". Cũng có đứa mới vào, nuốt dao lam để chứng tỏ bản lĩnh với những đứa khác trong đội, đề phòng bị "ma cũ" bắt nạt. Nhưng rồi sự choáng váng nhanh chóng qua đi, tôi không còn quá giật mình với cách hành xử dại dột đó nữa. Thậm chí, có những em bị bệnh kéo dài, đến khi gần khỏi lại tự làm cho bệnh nặng thêm. Có trường hợp ở ngoài xã hội xăm trổ, khi vào trường, thầy cô dạy xăm trổ là không tốt, các em sẵn sàng dùng thìa nhôm hơ lửa nóng đỏ gí vào chỗ xăm tạo thành vết bỏng rất sâu, nặng, cực kỳ lâu khỏi".

Thượng tá Lê Kim Thanh, phó hiệu trưởng trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, cho biết: "Hiện nay, bệnh viện đa khoa Ninh Bình đã đầu tư xây riêng một khu to, đẹp để đón tiếp bệnh nhân trường Giáo dưỡng số 2 chuyển lên. Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trong trường đã làm hết sức mình nhưng vẫn rất cần sự chung tay của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân để các em có được đời sống tốt hơn nữa".

Trong trí nhớ của người bác sĩ Niệm trường hợp của một học sinh người Lai Châu ở tận sâu thẳm, không thể quên. Hôm đó là ngày mưa rét dịp cuối năm, học sinh tên H. tự mang quần áo lót của mình quấn vào chân rồi đốt. Khi ngọn lửa bùng cháy, các học sinh khác không dám dập lửa, gọi thầy giáo đến, mắt H. vẫn vô hồn nhìn ngọn lửa sém dần vào cơ thể, không kêu than. Lúc bác sĩ được tin cấp báo chạy tới nơi thì các thầy cô khác đã khống chế ngọn lửa dưới chân H. Tuy nhiên, H. vẫn bị bỏng sâu và phải mất cả nửa năm để chữa vết thương lành hẳn.

Không dừng lại ở đó, nhiều học sinh trước đây đã từng bẻ mắt của dây thép gai trên các tường rào để nuốt. Có những em nuốt đến 5 - 7 cái mắt thép như thế khiến các bác sĩ vô cùng vất vả khi phẫu thuật. Nhiều trường hợp, các em dùng thuốc chèn khí quản lại gây ra những cơn khó thở cấp. Thậm chí, có những học sinh có thể đứng trên tầng 2 nhảy xuống đất, vỡ đầu, gẫy xương đùi, vỡ xương gót. "Chấn thương của các em vô cùng đa dạng và thật khó để kể hết trong một vài tiếng đồng hồ", bác sĩ Niệm không giấu được sự ngao ngán trên gương mặt khi nhớ lại.

Xã hội - Chuyện cảm động của lương y mang quân hàm ở trường Giáo dưỡng (Hình 2).

Học sinh trường Giáo dưỡng luôn làm các thầy cô phải đề phòng vì những chiêu tự hủy hoại cơ thể

Luôn đề cao cảnh giác với... bệnh nhân

Chiêu quái- Trị ghẻ bẳng... dầu ăn

Bác sĩ Niệm cho biết: "Việc điều trị bệnh ghẻ trong trường rất vất vả. Thuốc xịt quá đắt. Chúng tôi thường phải dùng D.E.P để bôi cho các em. Một em học sinh điều trị hết 8 lọ D.E.P, đợt một 5 lọ, đợt hai cách 10 ngày 3 lọ củng cố. Khi điều trị, 100% các thầy trực tiếp làm. Học sinh tắm rửa sạch sẽ, tất cả cởi quần áo, tự xoa thuốc như đánh véc ni bôi dầu từ cổ trở xuống kín hết chân tay. Năm ngày liền cứ tắm xong lại bôi, bôi xong cấm tắm 24 tiếng. Sau mười ngày lại bôi tiếp ba ngày như vậy vẫn khó xóa đại dịch. Vì, nhiều em chỉ mới bôi thuốc được vài ngày đã có sự chống chế. Trước giờ bôi thuốc, chúng xoa người bóng loáng và báo cáo các thầy có thuốc người nhà gửi lên. Nhưng khi kiểm tra, chúng tôi phát hiện các em lấy dầu ăn bôi bóng loáng khắp người".

Hiện nay, bệnh xá của trường Giáo dưỡng số 2 có bảy cán bộ, trong đó có hai bác sĩ thay nhau trực 24/24h. Mỗi sáng hàng ngày, ngoài nhiệm vụ thăm khám bệnh ở từng đội học sinh, bệnh xá luôn có bệnh nhân nằm giường và một số không nhỏ xin thuốc về đội uống. Tuy nhiên, điều các bác sĩ ở đây "sợ" nhất và luôn phải đề phòng cảnh giác là những trường hợp học sinh tự làm cho bệnh tình của mình nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Niệm tâm sự: "Với nhóm học sinh này, chúng tôi nghĩ, các em khi ở ngoài xã hội đã nhận sự giáo dục không hoàn chỉnh. Có thể, những thông tin các em tiếp nhận qua nhiều kênh khác nhau. Thông tin từ bố mẹ là những người không chăm sóc con cái đến nơi đến chốn, qua bạn bè thì thông tin không đầy đủ, qua các thông tin đại chúng như mạng internet thì thông tin bị chắp nhặt, lắp ghép vào đầu các em không chuẩn. Chính vì thế, suy nghĩ của các em thường bột phát. Đôi lúc, các em đánh nhau không kiểm soát hành vi và không cần biết về hậu quả của việc mình làm".

"Tuy nhiên, sợ nhất là ý thức giữ gìn bệnh tật của các em rất kém. Tôi đã trực tiếp chữa bệnh cho nhiều em. Các em không để ý, thậm chí không thèm nghe lời hướng dẫn của bác sĩ. Nhiều trường hợp, học sinh chỉ gật gù trước mặt thầy cô, nhưng khi không có bác sĩ là thích làm thế nào thì làm. Có khi chỉ là một vết thương rất nhỏ ở tay, nhưng các em có thể cạy lên, lấy lõi bin bôi, hoặc lấy đất rắc vào, làm cho viêm tấy lan tỏa cả tay. Nếu điều trị không đến nơi đến chốn, vết thương sâu hơn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết thậm chí nguy cơ tử vong rất cao.

Có trường hợp học sinh ở Hải Phòng, bị bệnh lậu. Trước khi điều trị, tôi tư vấn cho học sinh, bệnh lậu có hai chỗ “cư trú” dễ nhất là cơ quan sinh dục và mắt, phải giữ gìn thật cẩn thận. Ngay lập tức khi quay về đội, học sinh đó liền lấy mủ lậu bôi cho mười lăm bạn khác cùng phòng bị lây nhiễm luôn. Chúng tôi muốn kiểm soát cũng rất khó. Bởi vậy, mỗi thầy cô ở trường đều phải đề phòng sở thích "thích có bệnh" của học sinh", bác sĩ Niệm phân trần.

Theo một thống kê, tỷ lệ bệnh gia liễu học sinh trường giáo dưỡng nói riêng và hệ thống trại giam nói chung rất lớn. Một con ghẻ cái khi đẻ sẽ sản sinh khoảng 20 - 200 trứng. Nếu nắng ấm, sự phát triển sẽ theo cấp số nhân. Nhiều em bị ghẻ, gãi bắn ra chăn màn quần áo, con ghẻ dễ tiếp xúc cắm ngay vào da người khác. Nhiều trường hợp bị bệnh tìm cách nhảy xuống bể tắm. Ở trường, mỗi phòng, đội có một bể tắm giặt chung. Hệ thống vòi bằng téc nước từ trên xuống không đủ để phục vụ hàng nghìn học sinh. Khi không thấy thầy, học sinh nhảy xuống tắm trộm. Nếu thầy bắt gặp, các em viện lý do xuống để lấy cái xô, cái gáo. Một đứa bị ghẻ, gãi loét loang thì tất cả số tắm chung bể nước đó đều bị lây nhiễm.    

Lê Tuấn - Dương Thu

Chuyện tình cảm động của nam sinh và cô gái tật nguyền

Thứ 4, 19/06/2013 | 16:40
Lúc 21 tuổi, chàng sinh viên trường cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vinh (Nghệ An) đã thực sự gây sốc cho gia đình, người thân và bạn bè khi quyết tâm đến với cô gái mang đôi chân tật nguyền.

Cảm động tình người nơi 'chuồng cọp Phú Quốc'

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:38
Trong biệt giam của kẻ thù, anh em tù chính trị đều là những người có gan dạ, dũng cảm kiên quyết không chịu khuất phục kẻ thù nên được "chăm sóc" rất đặc biệt bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết, với những chuồng cọp đứng, nằm, những bữa ăn chỉ lõng bõng đủ để cầm hơi...

Chuyện cảm động về cô gái cứu hộ chó mèo hoang

Thứ 5, 30/05/2013 | 08:50
Không phải là người đầu tiên sáng lập ra trạm cứu hộ chó mèo hoang độc nhất vô nhị, nhưng cô gái trẻ Vũ Thị Thu Trang lại nhanh chóng tình nguyện gánh vác vị trí trưởng trạm với hàng loạt những sáng kiến mang tính đột phá.

Bí mật tục 'ba đêm cấm động phòng' của người Chăm

Chủ nhật, 07/04/2013 | 15:55
Trong ngày cưới, cha mẹ đẻ không có quyền gì cả mà họ phải ủy quyền và giao hết con cái cho cha mẹ đỡ đầu và bà con họ hang

Gặp tác giả bức thư cảm động gửi bố ở cõi âm

Thứ 6, 29/03/2013 | 11:12
“Ông là cái gì đó vĩ đại nhất trong suy nghĩ của tôi, một cuốn từ điển sống thì đúng nhất”, Tôn Hiếu Anh chia sẻ về người cha của mình – PGS Tôn Thất Bách.

Chuyện về lương y của những bệnh nhân nghèo đói

Thứ 3, 21/05/2013 | 14:47
Lương y Việt Cúc (1906 - 1990), tên thật Nguyễn Văn Tám, người nổi tiếng ở miền Nam về y đức và y thuật.

Chuyện đời thăng trầm của vị lương y cao đạo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:40
Ngày ấy, cụ Mười vừa làm thầy thuốc ở đảo Phú Quốc, vừa thu thập thông tin cách mạng nên bị bọn thám báo của chế độ Sài Gòn cũ nhũng nhiễu. Trước tình hình này, cụ đành tạm lánh ra hòn Thổ Châu sinh sống. Rồi hòn đảo xa xôi ấy cũng chẳng được yên bình khi bọn diệt chủng Ponpot kéo sang xâm lược. Trong số những người dân vô tội bị chúng bắt đi, cụ Mười may mắn được "chừa lại" vì có khả năng chữa bệnh.

Hành trình "hóa kiếp" giá tân dược của lương y bất hảo

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Một số mặt hàng thuốc có giá thấp hơn, nhưng không chọn thầu; mặt hàng thuốc xét dự thầu sai xuất xứ”, nhóm “thầy thuốc” này đã “hóa kiếp” giá thuốc. Sự vụ này không chỉ gây thiệt hại về tài chính của Nhà nước mà còn dồn nỗi khổ lên đầu vô số bệnh nhân.