'Bông hồng vàng

'Bông hồng vàng" của ngành hóa học Việt Nam

Thứ 4, 23/01/2013 | 10:33
0
Không chỉ được biết đến là nhà khoa học nữ duy nhất của Việt Nam đi sâu nghiên cứu công nghệ xúc tác ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, PGS. TS Vũ Thị Thu Hà còn là một trong số ít nhà khoa học nữ được nhận giải thưởng danh giá Kovalevskaia năm 2011.

Chọn cái "mềm" trong cái "cứng"

Nhắc đến giới khoa học, dường như có một cảm giác đã thành cố hữu, thường thì họ khó gần, đôi khi nguyên tắc đến mức khô cứng. Nhưng cảm giác đầu tiên khi tôi gặp PGS. TS Vũ Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại. Chẳng hiểu từ lúc nào, trong suốt buổi trò chuyện, cái cảm giác "người làm khoa học thường tẻ nhạt" bỗng tan biến mất. Chị cá tính, dễ gần đến mức kỳ lạ.

Tôi gặp chị vào một buổi chiều muộn ngày cuối năm, khi tết cổ truyền của dân tộc đang "gõ cửa" từng nhà. Thật không dễ để gặp chị - con người của công việc - khi chị đang tất bật chuẩn bị cho chuyến công tác đầu tuần tới. Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với chị là mái tóc cắt tém như con trai, đôi mắt sáng, điệu cười hiền hậu, dễ gần. Nhìn vẻ ngoài hiền dịu của chị, tôi có cảm giác mình đang đối diện với một thi sĩ hơn là nữ hóa học gia nổi tiếng.

Xã hội - 'Bông hồng vàng' của ngành hóa học Việt Nam

Khi được hỏi về mái tóc tém có phần hơi nam tính, chị cười hiền dịu: "Từ nhỏ mình đã có những sở thích giống các bạn nam hơn là các bạn nữ. Mình vẫn còn nhớ, hồi nhỏ, bố đi bộ đội, nhà chỉ có 3 mẹ con, mình tự mày mò sửa chữa, lắp đặt đường dây điện trong nhà. Lúc đầu còn khó nhưng mày mò mãi rồi cũng làm được. Rồi lên cấp 2, học chuyên toán ở xa nhà, mình lại tự mày mò vá săm xe cho mình. Nhiều lúc còn sửa xe, vá săm cho bạn bè nếu trên đường đi học mà xe bị hỏng. Giờ ngồi kể lại, mẹ mình vẫn còn nhớ mãi cái hình ảnh mình mặc chiếc quần soóc rồi hì hục lôi cái xe đạp ra giữa sân nhà tự sửa chữa".

PGS. TS Vũ Thị Thu Hà chia sẻ, ngay từ lúc còn nhỏ, chị đã mơ ước trở thành một kỹ sư hoặc nhà nghiên cứu với chiếc áo blouse trong phòng thí nghiệm. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên khi chị chọn theo học ngành Công nghệ hữu cơ hóa dầu, trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Lúc đó, chị là một trong những bông hồng hiếm hoi của trường, của khoa và cả của lớp.

"Thời đó, mọi người cứ trêu đùa rằng con gái mà học Bách khoa thì nam tính, cứng cáp quá. Mình chỉ cười và bảo: Ngành Hóa là ngành "mềm" nhất trong trường rồi. Mình chọn cái "mềm" trong cái "cứng", chị chia sẻ. Một kỳ tích khác vẫn được kể lại trong sinh viên Bách khoa , Thu Hà cũng đã thuyết phục được thầy cô cũng như nhiều nhà nghiên cứu "lão làng" ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Nhớ lại chặng đường nghiên cứu khoa học đầy chông gai, chị chia sẻ: "Sau khi tốt nghiệp, mình được nhận công tác tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Được cơ quan ủng hộ, mình tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong vòng chưa đầy 3 năm (từ 1996 - 1999) với xếp loại xuất sắc".

Cũng cần nói thêm, thời bấy giờ, điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam không thể giúp nữ tiến sĩ thực hiện nghiên cứu, chị được trở lại Pháp để học tập kinh nghiệm. "Khi được cử sang Pháp thực tập sau tiến sĩ vào năm 2001, dù Viện còn nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ mình thôi ý định trở về quê hương", chị tâm nguyện.

Nhiều người cho rằng, đáng ra, Vũ Thị Thu Hà hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một môi trường làm việc hoàn hảo nhất, nhưng với chị, Việt Nam luôn là điểm đến cuối cùng trong trái tim người phụ nữ "thiên tính nam" ấy.

Xã hội - 'Bông hồng vàng' của ngành hóa học Việt Nam (Hình 2).

PGS.TS Thu Hà và đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm.

Đam mê đã là phần thưởng rồi

Tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, mọi người vẫn gọi PGS. TS Vũ Thị Thu Hà bằng những biệt danh đặc biệt, từ "bông hồng vàng" trong giới nghiên cứu đến "bác sĩ" của môi trường. Danh hiệu đó cũng chẳng ngoa, bởi bản thân chị từng nhận nhiều giải thưởng của các trung tâm nghiên cứu, trường đại học danh tiếng nước ngoài. Hình ảnh vị lãnh đạo với nụ cười tươi rói mỗi khi đến cơ quan vào buổi sáng đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ của anh em trong Viện.

"Làm khoa học mà thành công là thành quả của cả một tập thể, không cá nhân nào một mình làm khoa học được cả. Lúc nào cũng vậy, trong công việc và cuộc sống, tôi luôn muốn tạo không khí làm việc vui vẻ và truyền niềm vui của mình đến anh em đồng nghiệp", chị tâm sự.

Khi được hỏi đã bao giờ chị cảm thấy nhàm chán hoặc có ý định từ bỏ sự nghiệp khoa học, PGS.TS Thu Hà chia sẻ: "Mình thích, say mê khoa học nên khi nhiều người hỏi có bao giờ chán nghề không, mình trả lời rằng chưa bao giờ có ý nghĩ đó. Rồi người ta thắc mắc phải được nhận lại cái gì thì mới đam mê chứ, mình cho rằng chỉ riêng sự đam mê đó đã là phần thưởng rồi".

Nhà khoa học nữ từng đạt giải thưởng Kovalevskaia danh giá giải thích thêm: "Tôi là người cá tính, vốn chỉ làm cái gì mình thích. Khi đi làm, tôi biết cách chọn cái mình thích trong những cái không thích. Tôi cũng nghĩ đó là con đường để dẫn đến thành công của những người làm khoa học nói chung".

Giới khoa học khâm phục tinh thần lao động không mệt mỏi của nhà khoa học Vũ Thị Thu Hà. Chị cũng là người đầu tiên nghiên cứu công nghệ xúc tác ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Điển hình như công trình nghiên cứu công nghệ sản xuất dung môi sinh học từ các nguồn nguyên liệu tái tạo được chị lên ý tưởng và cùng đồng nghiệp thực hiện trong 2 năm (2008 - 2010).

Kết quả đã cho ra đời công nghệ sản xuất hỗn hợp dung môi sinh học với thành phần chính là metyl este dầu thực vật và este etyl lactate từ các nguồn nguyên liệu nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã mau chóng được nhiều nước trên thế giới ứng dụng.  

Tuy nhiên, để có được thành công trong sự nghiệp khoa học, theo PGS. TS Vũ Thị Thu Hà, đó là nhờ có sự hậu thuẫn từ gia đình và sự đoàn kết, hợp đồng của đồng nghiệp. Chị chia sẻ: "Nghiên cứu khoa học với nam đã khó, với nữ, cái khó còn nhân lên gấp đôi. Phụ nữ còn phải chia sẻ quỹ thời gian của mình cho gia đình, con cái, công việc xã hội. Hồi tôi sinh em bé thứ hai, tôi chỉ nghỉ đúng 3 ngày trong bệnh viện.

Lúc đó vì công việc còn dang dở nên 3 ngày sau khi sinh tôi đã phải ngồi dậy làm bên máy tính, thậm chí phải nhờ đồng nghiệp về nhà ngồi gõ lại ý tưởng giúp mình. Cũng cần nói thêm, tôi may mắn vì có một hậu phương vững chắc luôn ủng hộ mình trong công việc", chị tâm sự.   

 "Nổi tiếng" vì ... yêu đương

PGS.TS Thu Hà chia sẻ: "Tôi nghĩ, làm cái gì cũng phải làm hết mình, làm bằng sự đam mê, kể cả yêu đương cũng thế. Hồi còn học ĐH, tôi nổi tiếng trong trường vì chuyện yêu đương. Vào năm thứ 2 thì tôi có người yêu, là chồng tôi bây giờ. Anh ấy học trên tôi một khóa. Chúng tôi yêu nhau say đắm, đi đâu cũng có nhau, làm gì cũng có nhau. Bạn bè lúc đó phản đối lắm vì tôi hiền lành, ngoan ngoãn, học giỏi, lại yêu một người dù thông minh, lãng tử, đẹp trai nhưng bề ngoài lại lông bông. Chuyện tình của chúng tôi lúc đó cả thầy cô, bạn bè trong trường đều biết. Tôi cũng thể hiện tình yêu của mình mãnh liệt, nên có lẽ trở nên "nổi tiếng" từ đó. Giờ hỏi về chúng tôi có lẽ bạn bè học cùng lứa lúc đó đều biết cả". 

Anh Văn

Xuân Hinh và chuyện đời chưa kể

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Nếu vào Sài Gòn diễn, thế nào anh cũng gọi điện thoại cho tôi, rủ ra quán "lai rai" chút chút. Gọi là "lai rai", chứ thực sự tôi chỉ ngồi "độc ẩm" vì anh chẳng uống bia, cũng chẳng uống rượu.

Chuyện đời thiền sư lừng danh nước Việt

Chủ nhật, 30/06/2013 | 01:06
Chuyện thiền sư Từ Đạo Hạnh lặn lội sang Tây Thiên học phép để trả thù cho cha, sau đó thác sinh, trở thành vua Lý Thiền Tông cho tới nay vẫn còn là một huyền thoại mê hoặc và đầy cảm hứng đối với nhiều người.

Chuyện đời những nữ diễn viên đóng thế cảnh khỏa thân

Thứ 3, 15/01/2013 | 08:18
Ngoài việc đóng thế cảnh sex trong tình trạng không mảnh vải che thân, những cô gái này còn thường xuyên bị nhà sản xuất và bạn diễn “quấy rối tình dục”.

Chuyện đời long đong của “ông hoàng vai phụ”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Có lẽ chưa ai lận đận, chìm nổi bằng cuộc đời nghệ sĩ Hồ Kiểng, khi 4 lần sang sông là bốn lần đứt gánh.