Chuyện đời cổ tích của một nhà văn dị thường

Chuyện đời cổ tích của một nhà văn dị thường

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Giọng nói không tròn vành rõ tiếng, đôi chân bại liệt teo tóp, dúm dó, đôi bàn tay chỉ cử động được một ngón, hơn 10 năm qua, nhà văn dị thường này sống bằng nghề cầm bút mặc dù không trải qua bất cứ trường lớp nào.

Giấc mơ cổ tích

Chiếc khung đẩy bằng inox có gắn hai bánh xe lọc xọc chậm chạm băng qua đường. Từng bước chân xiêu vẹo, quấn quýt vào nhau khiến người đi sau ngỡ như ngọn đèn trước gió. Nhưng "ngọn đèn" ấy vẫn hiên ngang tỏa sáng trước sóng gió bão bùng. Đôi khi nó leo lắt tưởng sẽ tắt lịm. Vậy mà đã từ lâu, ngọn nến ấy vẫn sưởi ấm cho cả một thiên hà.

Pháp luật - Chuyện đời cổ tích của một nhà văn dị thường

Sức làm việc phi thường của Nhà văn Trà My.

Cuộc nói chuyện của tôi với nhà văn đặc biệt Trần Trà My luôn bị ngắt quãng, chắp nối nhiều lần bởi người kể và người nghe bị rào cản về ngôn ngữ. Nhà văn không thể phát ra tròn tiếng nên phần nhiều chúng tôi trao đổi qua tin nhắn điện thoại. Điều tôi cảm nhận rõ nét nhất ở Trần Trà My là nét tươi trẻ đến kì lạ của một cô gái khuyết tật ở tuổi 26. Gặp những chuyện vui, Trà My ngửa cổ lên trời, cười hồn nhiên như đứa trẻ vừa được nhận quà. Dường như nỗi bất hạnh, đau đớn và cô đơn của cô bị sự trong sáng và yêu đời thiêu rụi hết.

Trà My thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và tư tưởng của mình vào hết những trang viết. Đó là những trang văn mộc mạc, giản dị chứa đựng một triết lý sống trong sáng đến tuyệt vời ở tâm hồn cô.

Những đợt gió Lào thấm vị mặn của nắng của gió thổi về vùng quê Đông Hà (Quảng Trị) khiến cô gái bất hạnh Trà My trở nên rắn rỏi, cứng cáp. Cô vẫn nhớ như in những ngày tháng tuổi thơ của mình ở nơi hanh hao, nghèo khó ấy.

Ba tháng tuổi, bỗng trên người Trà My xuất hiện những chấm nhỏ li ti. Cứ ngỡ chỉ là căn bệnh thông thường của trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa. Đến khi nặng quá, gia đình mới hốt hoảng đưa cô vào Huế điều trị. Trà My trải qua những ca mổ kéo dài để lấy đi những chấm đỏ trên người. Tuy nhiên, khi mà những chấm nhỏ vừa hết cũng là lúc đôi chân của cô teo đi không thể cứu vãn nổi. Rồi đôi tay cũng vậy, các ngón tay co rụt lại mềm nhũn. Cùng với sự phát triển của cơ thể, Trà My vĩnh viễn mất đi chức năng của một đôi chân, hai bàn tay cô chỉ duy nhất một ngón cử động được. Điều đó đồng nghĩa, cô không thể đến trường học chữ.

Suốt ngày nằm co ro ở nhà làm bạn với mấy chú chó, nghe tiếng gà vịt lao xao ngoài vườn, My thấy cuộc sống của mình thật tẻ nhạt. Hai đứa em của My lớn lên lần lượt được cắp sách đến trường. Cô thấy niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của chúng. Mỗi buổi tối, thấy các em học bài, My thèm lắm. Cô mon men lại gần bàn học lắng nghe âm thanh đọc bài lại thấy buồn lòng.

Chín tuổi, My vẫn chỉ là một cô bé dại khờ, vô vị, là đứa con luôn làm phiền cha mẹ kể cả sinh hoạt cá nhân. Cô không thể nói rõ nghĩa. Chính vì thế, người nghe khó hiểu nên nhiều khi chỉ một ý thôi mà My phải diễn đạt cả buổi mới ra. Những khi cha mẹ đi vắng, ở nhà, My lén học chữ cùng em. Hai đứa em thương chị cũng đành lòng dạy chị đọc chữ, chỉ cách làm toán. Những con chữ cứ nhảy múa trong đầu My khiến cô mệt mỏi, căng thẳng. Nhưng đó lại là niềm vui làm cô quên đi sự buồn chán.

My kể, có lần mẹ đi làm về đứng ngoài cửa thấy cô cặm cụi viết chữ, bà giả bộ làm lơ rồi lén quay đi lau nước mắt. Từ đó, bà công khai cho My cùng học với các em. Nhiều khi, cả hai vợ chồng cùng chung tay dạy My học. Ba My là bộ đội chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. Hòa bình lập lại, ông làm lái xe cho một cơ quan Nhà nước. Mỗi lần ông đi công tác xa về luôn có quà cho các con.

My còn nhớ rõ, những năm đầu thấp niên 90, mùa Trung thu đến, những đứa trẻ trong xóm nô nức đi rước đèn ông sao, đeo mặt nạ vui chơi dọc đường làng. Chị em My cũng được cha mua về cho đèn lồng, mặt nạ, bánh trái. Những kí ức đó, My không bao giờ quên. Cô giấu kĩ trong đầu để một ngày nó trở thành những trang văn chứa đầy cảm xúc, hoài niệm về tuổi thơ.

Nhờ ham tìm tòi học hỏi, chỉ sau vài năm, Trà My đã nắm chắc mặt chữ. Cô đọc sách, làm toán không thua kém mấy đứa em được ăn học đàng hoàng.

Những suy nghĩ non nớt của cô gái tật nguyền bắt đầu manh nha trên những trang giấy trắng trong như chính tâm hồn cô vậy. My viết những gì mình nghĩ và cả ước mơ vươn xa chứ không chịu bó chân trong bốn bức tường chật hẹp. Một người bạn mách My thử gửi bài viết lên đài. My lại mua phong thư gửi đi và mang theo sự thấp thỏm, hồi hộp. Rồi một ngày, cả xóm sững sờ vì con bé Trà My có bài phát trên đài. Từ đó, nhiều báo đài tìm đến nhà phỏng vấn. Vậy là bầu trời bao la đã mở lối cho Trà My bay. Những bước chân non nớt đầu đời vượt qua mọi chông gai thử thách để thực hiện hoài bão.

Pháp luật - Chuyện đời cổ tích của một nhà văn dị thường (Hình 2).

Dù đôi chân khó nhọc nhưng cô vẫn bước đi khắp mọi nẻo đường.

Đôi chân trần "đạp đất"

Đôi bàn chân không thể đứng vững nhưng Trà My vẫn quyết tâm bước đi. Bầu trời Đông Hà quá nhỏ bé để níu chân cô ở lại. My đã đi, đi khắp nơi bằng những bước chân khập khiễng để khẳng định với mọi người rằng: Đôi bàn chân này không hề vô dụng. Trà My vào Sài Gòn bắt đầu cuộc sống đầy rẫy những bon chen, cám dỗ. Đối với người bình thường, để sống và trụ được ở một thành phố xô bồ, náo nhiệt này hoàn toàn không dễ. Còn với Trà My, đó quả là một thử thách không tưởng.

Trà My sống bằng nghề viết báo cộng tác. Trong mỗi tác phẩm của cô đều là sự bình đẳng. Bởi trên mặt báo không có sự phân định ngòi bút. Người đọc tìm thấy một tâm hồn trong sáng, đôn hậu không ngừng mơ ước của một cô gái khuyết tật. Nhiều người thích đọc văn, yêu cái lối viết chân thực, mộc mạc của cô nhưng lại không hề biết rằng, tác phẩm họ đang "phiêu" cùng xuất phát từ trái tim của một nhà văn khuyết tật.

Gần mười năm dấn thân ở đất Sài Gòn, người ta sẽ không thể hình dung được cuộc sống của cô gian truân biết nhường nào. My cũng không thể nhớ nổi đã bao nhiêu lần mình phải chuyển chỗ trọ. Đã bao ngày hết tiền phải đi xin hàng xóm cơm ăn. Hay những đêm về chập chờn giấc ngủ, âu lo cho cuộc sống ngày mai. Những giọt nước mắt câm lặng của nỗi cô đơn, buồn tủi nhớ nhung quê nhà. Tất cả đều phải nén lại nhường chỗ cho niềm say mê sáng tác. Bằng vốn kiến thức và suy nghĩ tích cực, Trà My đã không phụ lòng bao người yêu thương cô. Đó là tiền đề để cô cho ra đời những tác phẩm để đời. Hai cuốn sách đầu tiên xuất bản nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của độc giả.

Sắp tới, Trà My sẽ xuất bản tiếp cuốn "Yêu trên từng ngón tay". Đó là những mẩu chuyện về tình yêu, tình cảm gia đình, xã hội, những giằng xé, đau đớn xen lẫn niềm vui hạnh phúc được trải nghiệm từ chính cuộc đời đầy sóng gió của cô.

Vừa qua, bộ phim tài liệu Trung ương khởi chiếu "cuộc đời sau trang sách" trong đó Trà My là một trong năm nhân vật chính. Trong năm nay, cô sẽ cho ra một cuốn sách kỉ niệm 10 năm ngày viết văn của mình. Cô đã viết được 50 truyện ngắn về tình yêu đôi lứa tình cảm gia đình và xã hội ở một góc nhìn đầy nhân văn chất chứa hoài bão, ý chí và ước mơ được bay cao bay xa trên đôi chân tật nguyền. Năm 2008, nhà văn khuyết tật Trà My đã vinh dự nhận giải thưởng "Bút mới" cho tập truyện ngắn đầu tay của mình. Ngoài viết văn, Trà My còn viết kịch bản, cô có dự định sẽ sang Singapore học về nghiệp vụ truyền thông để có cơ hội làm việc ở những công ty lớn.

Những tác phẩm được "đẻ ra" từ một ngón tay

Trong hai năm trời, vừa làm công việc chính là mảng truyền thông cho một công ty, Trà My vừa tranh thủ viết sách. Phía sau chiếc máy laptop che khuất hẳn thân hình cô là những tiếng gõ bền bỉ, đều đều trên một ngón tay tật nguyền. Mỗi từ, mỗi chữ được hiện lên là sự đớn đau đến tê tái khi những khớp xương dị tật phải gồng mình lên vận động. Tôi cứ nhớ mãi tâm sự của cô: "Nhiều khi đi làm về mệt lắm không viết được gì hết, cái đầu suy nghĩ nhiều cũng đau nhứt suốt. Có sức khỏe chắc chắn tôi sẽ viết thật nhiều, làm thật nhiều. Đôi chân của tôi không lành lặn nhưng tôi vẫn thích đi. Tôi đã đặt chân đến nhiều nơi từ Nam ra Bắc. Tôi thích được tham gia các chuyến đi khám phá, tham gia vào những hoạt động từ thiện giúp đỡ cộng đồng và kết bạn với nhiều người".

Hoa Nguyên


Cùng chuyên mục

Bị cáo Trần Quí Thanh nói gì trong lời nói sau cùng?

Thứ 4, 24/04/2024 | 20:54
Trong lúc nói lời sau cùng, bị cáo Trần Quí Thanh nhiều lần ngậm ngùi, bày tỏ tình thương với các con và người vợ bị tai biến.

Kiên Giang: Bác sĩ lãnh án tù vì tiếp tay làm khống giấy khám sức khỏe

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:55
Các bị cáo gồm bác sĩ và bảo vệ Trung tâm Y tế huyện Gò Quao cùng 4 cộng tác viên đã thu lợi bất chính, lãnh 68 năm tù về tội Giả mạo trong công tác.

Bị cáo Trần Quí Thanh bị đề nghị từ 9-10 năm tù

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:04
Theo đại diện VKS, bị cáo Trần Quí Thanh là người phải chịu trách nhiệm chính, tiếp theo là bị cáo Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Tp.HCM: Triệt phá nhóm cho vay lãi nặng xuyên quốc gia

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:56
Theo Cơ quan CSĐT, đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với người Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn.

Chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung tại Hà Nội

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:48
Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Thanh Trì phối hợp với Công an Tp.Hà Nội khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung.
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Bắt giữ tên trộm chém con trai chủ nhà

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:23
Phát hiện trộm đột nhập vào nhà bố mẹ, trong lúc tri hô, con trai chủ nhà bất ngờ bị đối tượng cầm dao chém gần đứt khuỷu tay.

Bắt quản trị viên nhóm Facebook “Phố đèn đỏ...” chuyên môi giới mại dâm

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Vũ Thị Tuyết, quản trị viên của nhóm có tên “Phố đèn đỏ Hải Dương” trên Facebook với 2.200 thành viên, vừa bị Công an tỉnh Hải Dương bắt về hành vi môi giới mại dâm.