Chuyện đời nghệ nhân mù gói bánh lá tre ở Tây Ninh

Chuyện đời nghệ nhân mù gói bánh lá tre ở Tây Ninh

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:38
0
Năm lên bốn tuổi, do bị đau mắt, nhà thiếu người nên bà Nguyễn Thị Đời phải đi chăm mẹ nằm đẻ tại trạm y tế xã và gặp phải hơi độc, khiến cặp mắt của bà bị mù. Nhưng bà Đời vẫn lấy hai đời chồng và sinh con, lao động như tất cả mọi phụ nữ khác. Điều đặc biệt hơn nữa, người phụ nữ này được người dân vinh danh là "nghệ nhân gói bánh lá tre đẹp và nhanh nhất tỉnh Tây Ninh".

Hai đời chồng, chưa được mặc áo cô dâu

PV tìm đến số nhà 33 (đường Lộc Cát 6, ấp Lộc Cát, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) vào buổi xế chiều tàn nắng. Không khí ấm áp trong ngôi nhà của cô gái út khiến chúng tôi rất cảm động về cuộc sống của người phụ nữ bị mù 67 tuổi. Ngồi trên bộ bàn ghế đá trước tán cây dây leo, bà Nguyễn Thị Đời (SN 1946) kể lại cuộc sống của mình khi hơn 60 năm qua không nhìn thấy ánh sáng. Ngày đó bắt đầu từ lần đi chăm mẹ đẻ ở trạm y tế về, bà Đời không nhìn thấy mọi màu sắc, ánh sáng gì nữa. Gia đình bà bàng hoàng đưa con đi khám, nhưng bác sĩ cũng không tìm ra nguyên nhân. Do những năm 1950, chiến tranh tàn khốc, nhà lại nghèo nên gia đình bà Đời dù thương con cũng đành chịu bó tay.

Xã hội - Chuyện đời nghệ nhân mù gói bánh lá tre ở Tây Ninh

Bà Đời với đôi mắt mù đang nói chuyện với PV

Những năm tháng thơ ấu, bà Đời vẫn làm mọi việc nhà như bao bạn bè trang lứa. Bà kể: "Hàng ngày, tôi vẫn giặt đồ, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, khâu vá quần áo cho bố mẹ và các em... Ngay khi gia đình tôi mướn người cày cấy, một ngày có tới 30 người làm. Tôi không cấy lúa được vì mọi người không cho xuống ruộng, sợ vấp té, nên tôi ở nhà đảm nhiệm nấu cơm và gánh cơm ra đồng cho mọi người. Lúc đó, tôi vẫn một mình xoay xở mọi việc theo cảm tính. Cho đến ngày tôi trở thành thiếu nữ, có người thương tôi nhưng cha mẹ không cho lấy chồng, vì bảo rằng có nhìn thấy gì đâu mà lấy chồng. Khổ cả người ta lẫn mình...".

Bà Đời kể tiếp: "Năm 25 tuổi, tôi đã bị bắt cóc và bỗng dưng… có chồng. Ông Hai Vinh thương tôi từ lâu và ngược lại tôi cũng thương ông ấy nhưng không dám bỏ nhà đi theo vì sợ gia đình. Cho đến khi bị ông ấy bắt cóc tôi trên đường gánh lúa về nhà, tôi đã bằng lòng trốn nhà rồi cùng ở với ông ấy. Đến lúc gia đình tìm được thì tôi và ông Hai Vinh đã thuận tình chung sống với nhau như vợ chồng. Bằng tình yêu và sự đồng cảm chia sẻ của ông Vinh, không bao lâu sau tôi sinh con trai đầu lòng. Nhưng lúc đó, anh chị em chồng sẵn lòng chăm sóc cháu nhưng vẫn không nhận con dâu vì sợ sau này khổ ông Vinh. Bấy giờ, dù đau lòng và buồn tủi, tôi vẫn chấp nhận chia tay để được yên ấm cho cả hai bên  gia đình".

"Sau khi đứt đoạn hôn nhân với ông Vinh, không bao lâu, tôi tiếp tục đi lấy chồng lần thứ hai, đó là ông Năm Quyền. Thật sự tôi không mơ ước gì về gia đình cả, bởi cũng biết hoàn cảnh mình bất hạnh nhưng người chồng thứ hai này cũng rất yêu thương tôi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều rồi mới quyết định về chung sống với ông Năm Quyền. Thật sự đến bây giờ ngẫm lại, tôi đã biết mình không lầm. Vợ chồng tôi sống hạnh phúc khi tôi sinh con gái và sống cho đến lúc tuổi xế chiều. Và hai con của tôi dù có hai người bố khác nhau nhưng chúng rất yêu thương nhau và đồng cảm cho hoàn cảnh của mẹ. Hiện các con đều có gia đình riêng và có các cháu ngoan cả. Dù tôi có hai đời chồng nhưng không một lần được mặc áo cô dâu đúng nghĩa. Nhưng tôi không buồn gì vì tôi sống trong tình cảm gia đình đầm ấm, giản dị, mộc mạc mà tình cảm", bà Đời chia sẻ.

Xã hội - Chuyện đời nghệ nhân mù gói bánh lá tre ở Tây Ninh (Hình 2).

Bà Đời đang phân biệt tiền theo cảm giác của bàn tay (ảnh Mai Thy)

Kỷ lục gia gói bánh

Không bao giờ thấy mình bất hạnh

Bà Nguyễn Thị Đời chia sẻ thêm về cuộc sống hiện tại của mình: "Tôi không cảm thấy mình bất hạnh bao giờ. Từ nhỏ đến hiện tại, khi tuổi đã thất thập cổ lai hy, tôi đều sống trong bóng tối. Nhưng tôi vẫn thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời, vì có cả một gia đình con cái đề huề. Tôi khuyết tật nhưng chưa ai có thể nói tôi là người như vậy. Mọi công việc gia đình, làng xóm, tôi đều làm tươm tất…".   

Từ khi có chồng lần thứ hai, bà Đời vẫn tần tảo sớm hôm với mọi việc gia đình. Ai nhìn vào những việc hàng ngày của bà đều không thể tin nổi chuyện bà bị mù hai con mắt. Khi cho con ăn bà không cho ăn bột như bao gia đình nuôi con khác. Bà Đời dùng cối giã cơm với muối và dùng tay theo cảm tính đút cho con ăn. Chuyện giặt quần áo vợ chồng, con cái vẫn một tay bà lo tất. Đôi lúc cũng gặp những cú vấp té ngã do bị mất phương hướng đi lại, làm việc nhưng bà vẫn đảm đang giải quyết khối công việc không tên trong nhà. Hàng năm, bà Đời tiếp tục làm thêm việc gói bánh lá tre để đem bán ngoài chợ lo thêm chi phí gia đình. Có những ngày lễ đặc biệt như mùng 5 tháng 5 bà Đời vẫn tự tay gói 2 đến 3 thùng gạo (mỗi thùng từ 700 đến 800 chiếc bánh) cho người ta đi cúng lễ. Còn những ngày ít khách bà Đời gói khoảng 400 đến 500 bánh.

Điều đáng nói ở đây là việc gói bánh ngồi một chỗ nhưng việc ngâm gạo, lau lá, nấu nhân… tất cả mọi việc cũng do một tay bà chuẩn bị và làm cẩn thận. Ông Hai Luyến, một người hàng xóm nhà bà Đời cho hay: "Bà Đời có rất nhiều đặc điểm lạ lắm. Bà Đời gói bánh có thể nói đẹp nhất các ấp ở đây và còn gói nhiều nữa. Tuy bà Đời bị mù bẩm sinh nhưng lại rất giỏi nhiều việc từ chuyện khâu vá quần áo, đến việc đi lại, chợ búa. Có người đi ngang qua trước mặt mà im lặng bà Đời sẽ đứng lại ngay trước mặt và hỏi ai đó. Có nhiều khách đến thăm chơi nhà bà ấy chỉ có một lần nhưng khi đến lần thứ hai chỉ cần nói lên một tiếng bà Đời có thể biết ngay đó là ai? Khách quen hay lạ?".

Bà Nguyễn Thị Thảo (em gái bà Đời) cho biết thêm: "Chị Đời không nhìn thấy màu sắc song việc mua vải may quần áo cho chị em trong nhà và con cái thì cũng được rất nhiều người thích. Việc chọn vải, chất liệu hay kiểu may cứ gọi là thẩm mỹ hơn cả người bình thường. Khi tôi may miếng vá rách ở bả vai và khâu cho lành. Chỉ cần sờ sờ bàn tay vào miếng vá là chị Đời chê vá không cân, mũi chỉ không đều…nhìn kĩ lại những nhận xét đó, tôi thấy đúng thật. Sau đó, tôi gỡ miếng vá ra và nhờ chị Đời khâu lại cho đẹp hơn".

Không những thế, chị Đời còn sờ vào các đồng tiền đều có thể biết mệnh giá bao nhiêu. Bà Thảo tiếp tục nói: "Bây giờ nhiều tiền giấy ra đời, mệnh giá cũng thay đổi không như trước kia. Vậy mà chị Đời vẫn biết được tờ nào 10 ngàn, 50 ngàn hay 100 ngàn... Cũng chẳng ai có thể ăn gian được nếu có đưa tiền mua bán bánh mà phải thối lại tiền. Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi nghe thế liền đưa tiền cho bà Đời thử nghiệm ngay, quả không sai”.      

Nghệ nhân sống tại địa phương

Đại diện chính quyền ấp Lộc Cát (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) cho biết: "Bà Nguyễn Thị Đời là người dân địa phương gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống, nhưng có nghị lực phi thường. Bà Đời được nhiều người dân xem là nghệ nhân gói bánh lá tre đẹp và nhanh nhất tại tỉnh Tây Ninh".

Huệ Trần

Chuyện đời kỳ lạ của đại thiền sư, trạng nguyên nước Việt

Thứ 6, 14/06/2013 | 16:17
Là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền sư Huyền Quang được hậu thế tôn xưng là một Đại thiền sư Việt nam, có vị trí ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc và 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

Chuyển đổi nhà ở xã hội: Mảng tối dần phát lộ

Thứ 3, 16/04/2013 | 11:21
Trong cuộc chạy đua chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, cơ hội nhà ở cho người thu nhập thấp được mở ra nhưng cùng với đó, nhiều “mảng tối” cũng dần phát lộ.

Chuyện đời thiền sư lừng danh nước Việt

Chủ nhật, 30/06/2013 | 01:06
Chuyện thiền sư Từ Đạo Hạnh lặn lội sang Tây Thiên học phép để trả thù cho cha, sau đó thác sinh, trở thành vua Lý Thiền Tông cho tới nay vẫn còn là một huyền thoại mê hoặc và đầy cảm hứng đối với nhiều người.

Chuyện đời cảm động của người phụ nữ mang biệt danh 'sida'

Thứ 6, 03/05/2013 | 16:23
Sinh ra trong một gia đình đổ vỡ, nỗi oán hận cuộc đời khiến chị rơi vào bế tắc và sa chân vào ma túy, làm gái mại dâm.

Chuyện đời Viện chủ hệ thống chùa trên núi Bà Đen

Chủ nhật, 05/05/2013 | 08:45
Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn nhỏ, lớn lên giác ngộ cách mạng, rồi lại có duyên và cả cuộc đời gắn với Phật pháp, sau quãng thời gian cứu nhân độ thế, uy danh của bà được nhiều người biết đến.