Gã giang hồ tháo khớp không gây mê lạnh xương sống

Gã giang hồ tháo khớp không gây mê lạnh xương sống

Thứ 3, 12/03/2013 | 22:24
0
Giã biệt kiếp thuê mướn, giang hồ, Bảy Tiến một lòng tự nguyện phục vụ đất nước trong vai trò của một chiến sĩ công an. Bằng trí thông minh, sự gan góc, lòng dũng cảm, kiên cường và những tuyệt kỹ võ thuật, Đặng Trung Tiến vụt sáng trở thành chàng "Thạch Sanh Tập Ngãi"- người bảo vệ cho sự bình yên cuộc sống người dân nơi đây. Bảy Tiến cũng trở thành nỗi ám ảnh của những Việt gian, mật thám, lính Tây như một cái chết vô hình không bao giờ báo trước.

Sát thủ xuất quỷ nhập thần

Sau những tháng năm lăn lóc trong kiếp sống thuê mướn, nô lệ, Đặng Trung Tiến thấm nỗi nhục mất nước. Dưới sự vận động của Trần Say, Bảy Tiến mạnh dạn đứng vào hàng ngũ Ủy Ban kháng chiến hành chánh Tập Ngãi và gia nhập lực lượng công an xã. Thông tin về sự đổi thay của người chồng huyền thoại, bà Tư Suông nhớ lại: "Được anh Trần Say tin tưởng, ông nhà tôi bỏ hẳn nghề đánh xe ngựa, hăng say hoạt động cách mạng. Ngoài việc phải giữ gìn an ninh trật tự, đối phó với nạn cướp bóc và sách nhiễu của lính Tây tại ấp Trà Mềm, ông còn được phân công bảo vệ cán bộ, căn cứ Huyện ủy Tiểu Cần lúc đó".

Với tư cách chiến sĩ công an, Bảy Tiến trở thành bức tường thành vững chắc cho nền an ninh xóm ấp. Những người cao niên tại đây tự hào: Ông Trung Tiến làm hay lắm. Để dẹp nạn cướp bóc, ông thường một mình đi vào bương tìm gặp đầu lĩnh khuyên giải nghệ theo cách mạng. Nhiều lần ông đã cảm hóa được những đảng cướp do bọn tù vượt ngục cầm đầu quay về phục vụ đất nước. Ngược lại, cũng không ít lần ông phải sinh tử với bọn cướp để toàn mạng trở về.

Thế nhưng, tên tuổi Trung Tiến thực sự trở thành huyền thoại khi một mình ông xông vào, hạ sát một lúc 5 tên lính Pháp tại quán nhậu chị Ba Cải bằng chiếc dao “con chó” bé tẹo. Cũng từ ngày ấy, Trung Tiến trở thành cái gai trong mắt bọn giặc cướp nước. Chúng ra sức tìm cách thủ tiêu anh. Tuy nhiên, chúng không bao giờ ngờ, chính chúng lại sớm trở thành nạn nhân của chính âm mưu thâm độc này.

Những năm 1950, dao “con chó” của Trung Tiến trở thành lưỡi hái thần chết đối với bọn tay sai, quan Pháp và ông được đặt biệt danh Thạch Sanh Tập Ngãi. Lý giải biệt danh trên, bà Tư Suông cho biết: "Người dân nơi đây gọi ông như vậy vì nể và sợ ông. Đặc biệt là tụi Việt gian, lính Pháp. Chúng sợ tới nỗi dù đêm hay ngày cũng không dám vô cớ nhắc đến tên Đặng Trung Tiến hay Bảy Tiến. Đến cả thề chúng cũng chỉ dám đưa trời, đưa thánh ra thề chứ không bao giờ dám lấy tên ông ra mà thề. Vì hễ thề là ông mò về kiếm thật".

Xã hội - Gã giang hồ tháo khớp không gây mê lạnh xương sống

Nhà bia ghi danh anh hùng, liệt sĩ Tập Ngãi nơi vinh danh Đặng Trung Tiến

Một trong nhiều nguyên nhân khiến ông trở thành nỗi ám ảnh với quân thù chính là tài xuất quỷ nhập thần. Ông có thể ra vào, đồn bót, nhà quan Pháp, quan ta một cách đơn giản như ra vào chính nhà mình vậy. Đáng sợ hơn, Bảy Tiến có thể lấy mạng bất cứ một tên lính Pháp hoặc một tên ác ôn nào nếu được chỉ thị. Nhiều trong số đó là tên Hương quản Khê, một tên ác ôn, nợ máu nhân dân Tiểu Cần nhiều năm qua. Năm 1949, Đặng Trung Tiến được lệnh bí mật thủ tiêu tên này. Sau những bước nghiên cứu ban đầu, Trung Tiến nhận thấy Hương quản Khê sẽ đến dự đám tang tại ấp Ba Tiêu B, xã Đa Lộc. Vốn là một con cáo già, Khê đã đánh hơi thấy có biến nên đợi trời tối mới bí mật đến đám tang trong bộ dạng của một anh tá điền. Thế nhưng, những toan tính của hắn không qua mặt được Bảy Tiến.

Trong bộ dạng của một người thân đi phúng viếng, Trung Tiến an toàn tiếp cận Khê rồi dẫn dụ tên ác ôn ra ngoài và kết liễu hắn bằng một cú liếc dao ngay giữa cổ. Sau cái chết của Khê, bọn ác ôn đã ra sức tìm diệt Bảy Tiến. Tuy nhiên, mọi cố gắng của chúng đều vô vọng. Bằng chứng là trong một năm, sau cái chết của hương quản Khê, hương quản Thời, người được biết đến như một tên chuyên biến các thiếu nữ trở thành món hàng lạ cho quan Tây tại Ấp Chợ cũng bỏ mạng. Để diệt trừ tên này, Trung Tiến nhiều lần đột nhập nhà hắn đợi cơ hội đòi nợ máu. Tuy nhiên, ông đợi mãi vẫn không thấy hắn về. Cuối cùng, trong một đêm mưa, Trung Tiến phát hiện được dấu vết của Thời, ông liền bám gót theo sau. Khi tên Thời vừa đẩy cửa bước qua bậc thềm thì hắn đã bất thần đổ gục sau một nhát cắt đứt cuống họng bằng dao con chó. Từ đó, dao con chó và danh xưng Thạch Sanh Tập Ngãi trở thành nỗi ám ảnh thường trực của lính Pháp cũng như bè lũ tay sai bán nước.

Phút đối đầu sinh t

Để thoát khỏi "lời nguyền" của Thạch Sanh Tập Ngãi, quân Pháp lên kế hoạch tìm diệt Đặng Trung Tiến. Tuy nhiên, công cuộc đuổi, giết "không cần lý do" đối với Đặng Trung Tiến bỗng chốc bị ngưng trệ bởi Hiệp định ngừng bắn năm 1954. Thời điểm này, Đặng Trung Tiến vẫn bám trụ địa phương dưới sự bao bọc của quần chúng nhân dân. Thường ngày, chàng Thạch Sanh Tập Ngãi vẫn luôn giắt bên mình cây dao “con chó” nhưng ông không được sử dụng vì Đảng bộ đã cấm không được bạo động.

Tuy nhiên, "cây muốn lặng gió chẳng đừng" dưới sự chỉ điểm của mạng lưới tay sai, gián điệp được giặc Pháp giăng kín khắp các làng ấp, tung tích Đặng Trung Tiến bị lộ. Được tin, Bảy Tiến đang ẩn nấp tại Tiểu Cần, chúng lệnh cho cai Kiều, đội Giỏi, 2 trong số những sát thủ khát máu dẫn lính tầm nã Trung Tiến.  Đêm 15/8/1956, cai Kiều, đội Giỏi bí mật dẫn một tiểu đội được trang bị hỏa lực, bí mật áp sát ấp Trà Mềm, bao vây nhà Trung Tiến.

Kể lại giây phút chứng kiến chồng mình bị bao vây, bà Thạch Thị Suông mắt ngấn lệ, nói: "Chúng nó bao vây nhà tôi từ khuya nhưng ông nhà tôi chưa về vì đêm hôm trước có cán bộ xuống họp. Họp xong, ông phải chèo ghe đưa mấy ông vô Chánh Hội. Đến khoảng 4h sáng thì ông về. Lúc ấy, tôi vẫn còn thức đun nước cho mẹ tôi vì bà sang nuôi tôi đẻ đứa con gái út. Tôi nghe tiếng ông buộc ghe vô gốc dừa rồi đi thẳng đến sàn nước rửa chân mà không hay mình đang  rơi vào tầm ngắm của bọn giặc. Tôi chạy ra thì đã nghe đoàng một tiếng, rồi đám người đang trầm mình dưới nước phóng lên nhằm chỗ ông nhà tôi lao tới. Hăng nhất là cai Kiều và đội Giỏi".

Theo lời bà, trước tình huống hiểm nghèo, Trung Tiến vẫn kịp thời phóng mình lên không rồi tung hai cú đá về phía hai bóng đen vừa lao ra từ bụi ô rô dưới nước. Đòn tuy không trúng nhưng cũng khiến cai Kiều, đội Giỏi lui ra sau. Biết Trung Tiến không phải tay vừa, cả Kiều và đội Giỏi đều lưỡng lự nhìn nhau. Sau ít phút, xem chừng đã tìm ra đối sách, chúng gật đầu rồi lao vào con người bé nhỏ đang đứng giữa trùng vây bốn bề lính Pháp. Cả hai tên tay sai cùng lao lên một lượt. Nhanh như chớp, Bảy Tiến cùng lao về phía trước, nhập nội với cai Kiều. Tạo khoảng cách an toàn với đội Giỏi, Bảy Tiến vung tay trái đón đỡ đòn đánh của Kiều, đồng thời nương theo đà vít cổ Kiều khóa chặt sau và kết thúc bằng  một nhát dao sâu vào ổ bụng của tên bán nước. Sau cú đâm chí mạng trên, nhanh như cắt, Bảy Tiến rút dao, xoay người phóng con dao còn loang máu ghim thẳng vào ngực trái đội Giỏi khiến hắn ngã vật xuống nước.

Tên lính Pháp đứng gần chứng kiến rợn tóc gáy, nâng khẩu súng, run rẩy dò tìm cò. Tuy nhiên, chưa kịp bóp cò, hắn đã bị Bảy Tiến tung người đá gục. Ông nhoài cướp lấy súng, nhắm bọn lính bao vây xả đạn. Thấy Trung Tiến bắn rát quá, chúng rút lựu đạn ném về phía ông. Trong cơn hoảng loạn, ông bị một mảnh lựu đạn ghim thẳng chân trái, phá nát ống quyển, mảnh khác văng vào găm lên cạnh mũi bên phải của mẹ vợ. Trước cảnh tượng hãi hùng, bà Tư Suông bất thần, tay chân run rẩy. Sau tiếng la của mẹ, bà  mới trấn tĩn đẩy ghe, vực chồng lên, chèo gấp.

Đặng Trung Tiến được bí mật chuyển qua Trà Cú điều trị. Trong lúc di chuyển, bên chân bị thương của ông luôn phải vùi sâu trong sình nên nhiễm trùng nặng buộc phải tháo khớp. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn không có cả thuốc gây mê, các y bác sĩ tỏ ra rất ngần ngại. "Lúc ấy, tôi không có mặt nhưng theo lời kể của bác sĩ Bửu, người trực tiếp tháo khớp cho chồng tôi sau này kể lại thì khi nghe nói không có thuốc mê, ông bình thản nói rằng: "Các đồng chí cứ mổ đi, tôi chịu được, nhanh kẻo không kịp". Và ca phẫu thuật tháo khớp chay không thuốc gây mê được thực hiện. Anh Bửu nói với tôi rằng, khi anh tách những mảnh xương ra, chính anh còn cảm thấy lạnh xương sống vậy mà ông nhà tôi chỉ hơi run run chứ không hề kêu một tiếng", bà Thạch Thị Suông nhớ lại.

Ca phẫu thuật thành công, tuy nhiên sau lần tháo khớp đó, sức khỏe anh dần đi xuống và vết thương lại trở nên nghiêm trọng hơn sau những lần di chuyển tránh bố ráp của địch. Cuối cùng, ngày 23/8/1956, Đặng Trung Tiến trút hơi thở cuối cùng trong nước mắt của đồng đội và người thân.

Qua 8 năm tham gia cách mạng, hoạt động trong lực lượng công an, đồng chí Đặng Trung Tiến đã trực tiếp tham gia tiêu diệt gần 50 tên ác ôn, có nhiều nợ máu với cách mạng và nhân dân. Ghi công liệt sĩ Đặng Trung Tiến, sau năm 1975, xã Tập Ngãi quê ông có thêm một ấp mang tên người anh hùng này...

Nguyễn Sơn - Suối Mai

Truy nã côn đồ truy sát 3 chiến sĩ công an

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Công an TP. Hà Nội vừa bắt giữ đối tượng tham gia vào vụ việc cùng với đồng bọn trong vụ chém người dân và cả công an cách đây hơn hai tháng tại quận Hai Bà Trưng.

Đại úy công an bị thương tiết lộ hành trình truy đuổi tên cướp

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Tên cướp bị dồn vào đường cùng nên liều lĩnh xông tới và đâm trúng đại úy Võ Sỹ Hoàng một nhát trên đầu rồi quay lưng bỏ chạy.

Người chiến sĩ tự mổ bụng uy hiếp kẻ thù

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Ngày 21/ 5/1968 gia đình ông Nguyễn Trọng Luật (ảnh bên) ở xóm 5 xã Hợp Thành Yên Thành Nghệ An nhận được giấy báo tử đứa con trai thứ hai Nguyễn Trọng Cư đã hy sinh ở Chiến trường Quảng Trị.

Suýt mất mạng vì lao xe xuống sông trốn công an

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Để trốn chạy công an rượt đuổi vì không có mũ bảo hiểm, hai thanh niên đã phóng xe chạy vào ngõ nhỏ với tốc độ cao nhưng không may lại lao thẳng xuống sông.