Chuyển đổi số nông nghiệp:

Chuyển đổi số nông nghiệp: "Chúng ta không thể chần chừ, bỏ lỡ thời cơ"

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 5, 16/09/2021 | 19:50
0
Chiều ngày 16/9, tham dự “Diễn đàn quốc tế chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam”, Bộ trưởng các Bộ liên quan cùng đại diện từ các ban, ngành đã đóng góp ý kiến.

Chuyển đổi số là vấn đề bức thiết

Diễn đàn Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021 được tổ chức vào chiều nay 16/9 tại Hà Nội với chủ đề “Bắt kịp các xu thế thị trường, phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch và hậu đại dịch COVID-19”. Trong khuổn khổ sự kiện, triển lãm quốc tế Nông nghiệp Việt Nam 2021 (AgriTech Expo 2021) cũng được khai mạc theo hình thức trực tuyến và thực tế ảo. 

Tại đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định, câu chuyện chuyển đổi số là bức thiết, chúng ta phải làm và phải làm nhanh. Từ Nghị quyết của Đảng cho tới Chương trình hành động của Chính phủ đều xác định Việt Nam chúng ta tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số: “Để hiện thực hóa khát vọng của đất nước, thực hiện thành công mục tiêu đưa Việt Nam đến năm 2030 là nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 2045 là nước phát triển thu nhập cao, chúng ta phải chuyển đổi số thành công. Trong đó, là một trong những lĩnh vực ưu tiên cần phải thực hiện chuyển đổi số trước tiên như đã được xây dựng trong chương trình chuyển đổi số quốc gia cùng với các lĩnh vực khác như y tế, ngân hàng, logistic...”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng khẳng định trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không thể chần chừ, do dự, bỏ lỡ thời cơ mà cả thế giới đang vận hành và tìm đến mang tên chuyển đổi số. Những trụ cột tăng trưởng sẽ giúp ích cho sự tăng trưởng kinh tế từng ngành, vận hành xã hội, tạo ra bước ngoặt đi vào chiều sâu, tích hợp nền kinh tế tri thức sẽ mang lại sự phát triển vượt bậc, thay vì chậm tiến, ta có thêm cơ hội tăng tốc.

Là một quốc gia nông nghiệp chiếm tỷ trọng 14% trong tổng GDP, song mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị vẫn luôn là tồn tại của nền nông nghiệp nước ta nhiều năm qua. Do đó, hy vọng rằng, chuyển đổi số sẽ khắc phục vấn đề này.

Theo ông Lê Minh Hoan, bối cảnh thời đại ngày nay vốn dĩ luôn biến động, bất định và phức tạp, thậm chí có phần mơ hồ. Ví dụ như Covid-19 - minh chứng cho sự phức tạp, bất định, nên nền nông nghiệp phải thích ứng với sự bất biến để có định hướng lâu dài và thích nghi trong từng quãng ngắn. Chuyển đổi số sẽ giúp đỡ chúng ta làm điều này.

Kinh tế vĩ mô - Chuyển đổi số nông nghiệp: 'Chúng ta không thể chần chừ, bỏ lỡ thời cơ'

Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Diễn đàn

Thách thức gắn liền với xu hướng thế giới 

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định nông nghiệp Việt Nam đứng trước 3 thách thức là: Biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến đổi xu thế tiêu dùng trên thế giới.

Chúng ta đang sống trong nền kinh tế xanh, ở châu Âu người ta đã đưa ra tiêu chí tiêu dùng xanh, sản phẩm sản xuất không ảnh hưởng đến hệ sinh thái, không ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, nền nông nghiệp phải thay đổi. Đây là thách thức lớn vì nhiều năm chúng ta đi theo câu chuyện sản xuất rồi mang đi bán. Hiện, mỗi thị trường đòi hỏi khác nhau, về an toàn vệ sinh thực phẩm, thị trường năm sau khác năm trước, đòi hỏi cập nhật, thay đổi liên tục.

Đồng tình với nhận định này, bà Nguyễn Minh Hằng - Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế - Bộ Ngoại giao xây dựng ý kiến: “Xu hướng lớn của Thế giới là xu thế tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm. Các nước không chỉ thúc đẩy cam kết về tăng trưởng xanh, mà còn đi vào triển khai mạnh mẽ trong thực tiễn" .

Trên thực tế, nhiều quốc qua đã xây dựng chiến lược về tăng trưởng xanh. Ví dụ như ở Mỹ, Quốc hội vừa đề xuất áp dụng thuế carbon đối với hàng nhập khẩu có phát thải từ một số nước. EU cũng xây dựng chiến lược yêu cầu giảm ít nhất 55 % lượng khí phát thải năm 2030 so với mức năm 1990. Bên cạnh đó, cơ chế quan hệ đa phương G7, G20 cũng đưa ra nhiều cam kết, yêu cầu phải thực thi liên quan đến tăng trưởng xanh và giảm khí phát thải.

Bên cạnh những thách thức đề ra, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng nước ta rất có tiềm lực tạo ra bước đột phá trong tương lai cùng sự giúp sức của khoa học công nghệ, truyền thông, báo chí trên nền tảng số: “Dư địa cho nông nghiệp phát triển đột phá trong giai đoạn tới là rất lớn. Có thể nói nông nghiệp là yếu tố then chốt đề kinh tế Việt Nam bền vững...Vì vậy, việc tổ chức Diễn đàn trao đổi là vô cùng ý nghĩa, là cơ hội để chúng ta chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, giải pháp trong lĩnh vực chuyển đổi số từ trong nước và quốc tế, đồng thời đây là tiền đề quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số cho nông nghiệp Việt Nam”.

Kinh tế vĩ mô - Chuyển đổi số nông nghiệp: 'Chúng ta không thể chần chừ, bỏ lỡ thời cơ' (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông - Ông Nguyễn Huy Dũng

Giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp trên mọi khía cạnh

Theo bà Minh Hằng, để thúc đẩy chuyển đổi Nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập Quốc tế, nước ta cần đi từng bước, hoàn thiện trên từng khía cạnh, để có thể khắc phục và phát triển bền vững.

Đầu tiên, cần thay đổi từ tư duy và nhận thức. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi tư duy của người nông dân trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp sản xuất. Cùng với đó là nâng cao đẩy mạnh đào tạo về kỹ năng số, là một trong những điều cấp bách để bắt đầu.

Tiếp theo, cần hoàn thiện chính sách, nghị định. Hoàn thiện khuôn khổ chính sách, pháp lý chuyển đổi số nói chung, trong đó có văn bản định hướng của hoạt động thương mại điện tử toàn cầu. Ban hành nghị định về thanh toán phi tiền mặt, xây dựng lộ trình giảm chi phí giao dịch cho thanh toán điện tử để tiếp cận khách hàng quốc tế…

Cuối cùng, song song với triển khai theo Quyết định TTCP đã ban hành về chuyển đổi số, cần hình thành mạng lưới, khởi tạo diễn đàn, thúc đẩy cam kết sản xuất, thu hút đầu tư, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh. Từ đó, ngày càng đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các đối tác, hiệp hội...

"Chuyển đổi số để phát triển nền giáo dục hiện đại cho hiện tại và tương lai"

Thứ 2, 13/09/2021 | 08:33
Cùng với việc kêu gọi sự chung tay của xã hội hỗ trợ học sinh, sinh viên có thể học online tốt hơn, Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến kế hoạch để trẻ sớm trở lại trường.

"Sản xuất rất nhiều nhưng thất thoát và lãng phí lên đến hơn 25%"

Thứ 6, 10/09/2021 | 16:08
Đó là nhận định từ đại diện viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tại Hội thảo Khoa học Quốc gia diễn ra trực tuyến vào sáng 10/9.

Còn nhiều rào cản chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ 5, 09/09/2021 | 13:47
Các DN đã tăng tốc chuyển đổi số trong bối cảnh dịch Covid-19 nhưng thường chỉ tập trung ở việc họp và làm việc trực tuyến, vẫn còn vướng nhiều khó khăn nhất định.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.
     
Nổi bật trong ngày

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.