Chuyện gia đình có hai con giỏi 'cầm - kỳ - thi - họa'

Chuyện gia đình có hai con giỏi 'cầm - kỳ - thi - họa'

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:41
0
Lấy nhau trong niềm hạnh phúc ngập tràn, nhưng anh Phạm Văn Đoàn và chị Lương Thị Thu Hương vất vả hơn khi sinh được hai người con đều khác lạ. Ngay từ nhỏ, người con gái đầu của anh chị hầu như không ngủ và kế đó là người con trai sau không ăn nổi một hạt cơm. Nhưng điều đặc biệt, cả hai em đều có tố chất bẩm sinh là cực kỳ thông minh, hội đủ cả bốn yếu tố: "Cầm - kỳ - thi - họa".

Khác lạ ngay từ người con gái đầu

Anh Đoàn là người gốc Sài thành, kết hôn cùng chị Hương một sinh viên nghèo quê ở tỉnh Đồng Nai. Sau một năm sống trong ngập tràn hạnh phúc tại căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm nhỏ ở khu vực phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM. Anh Đoàn và chị Hương sinh hạ người con gái đầu là Phạm Hương Thục Đoan, nhưng lạ là bé Thục Đoan gần như không ngủ. "Thục Đoan sinh năm 2001, khi tôi mang thai ăn uống đã khó khăn rồi, mà trong 3 năm đầu cháu gần như không ngủ. Ngày nào cũng như ngày nào, một ngày có 24 tiếng thì Thục Đoan chỉ ngủ 2 - 3 lần, trong vòng 15 - 20 phút là lại dậy. Vợ chồng tôi phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi, nhờ các bác sĩ kê đơn cho bé Thục Đoan được ăn ngủ bình thường như mọi người", chị Hương kể lại.

Anh Đoàn tâm sự: "Thấy cháu không ngủ chúng tôi thấy lo quá... Hai vợ chồng tôi mang cháu đi khám bác sĩ. Ban đầu, bác sĩ cho cháu uống thuốc ngủ nhưng thuốc ngủ cũng không có tác dụng. Chúng tôi lại mang cháu đi khám ở nhiều nơi, và cho uống đủ mọi thứ thuốc từ Tây sang Đông đều không có hiệu quả. Tôi nhớ ngày cuối cùng đi khám, chúng tôi đi đến Trung tâm Dinh dưỡng gặp ông tiến sĩ Danh, là Phó giám đốc Trung tâm đó. Chúng tôi trình bày nguyên do đặc biệt của cháu là không ngủ được, cho cháu uống nhiều loại thuốc vẫn không có hiệu quả, ngay cả thuốc ngủ cũng không có tác dụng. Ông Danh nói: "Thôi... cứ để cho cháu tự nhiên đi, không nên cho cháu uống thuốc nữa. Nếu cứ cho cháu uống thuốc như vậy là rất nguy hiểm".

Xã hội - Chuyện gia đình có hai con giỏi 'cầm - kỳ - thi - họa'
Anh Đoàn, chị Hương đang thưởng thức tài năng chơi piano của hai con

Thời gian dần trôi, niềm vui đến với anh chị là vào ngày sinh nhật của Thục Đoan tròn 3 tuổi. Sau 3 năm ngủ rất ít và chưa bao giờ bé Thục Đoan ngủ ngày thì sau buổi tổ chức sinh nhật vào buổi trưa xong thì Thục Đoan ngủ được 2 tiếng một cách ngon lành. Và sau ngày sinh nhật hôm đó bé Thục Đoan bắt đầu ngủ được nhiều hơn, nhưng so với những người bình thường thì vẫn là ít. Một năm trở lại đây, Thục Đoan ngủ một ngày hơn 4 tiếng. Kể từ sau giấc ngủ trưa vào ngày sinh nhật 3 tuổi, Thục Đoan không bao giờ ngủ ngày, tối thì đến khoảng 11 - 12h đêm mới ngủ. Nhưng giấc ngủ rất chập chờn, hay dậy trong vòng 10 - 15 phút, sau đó Thục Đoan lại ngủ tiếp cho tới 5 - 6h sáng đã dậy.

Nửa đêm bừng tỉnh đòi giải tán

Chơi nhạc cổ điển sau bốn tháng học đàn

Mới học đàn được bốn tháng, Gia Huy đã chơi được rất nhiều bản nhạc, chủ yếu là nhạc nước ngoài. Những bản nhạc Gia Huy hay chơi như: Lignt and blue, Fandango, Roman holiday, Casey Jones, Enchanted city, Green slee ves...  Gia Huy thích nhất bản mới được chơi là Enchanted city. "Tôi thực sự kinh ngạc trước những biểu hiện của Gia Huy. Gia Huy luôn làm tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ban đầu, tôi dạy thì thấy Gia Huy tiếp thu rất nhanh và chơi rất hay. Sau vài tháng, Gia Huy khác hẳn. Tôi chỉ bản nhạc nào thì Gia Huy có thể chơi bản nhạc đó. Cho dù nó chưa thật sự hoàn chỉnh, nhưng hiếm có người nào có thể bắt nhịp nhanh đến như vậy", thầy Từ Ngọc Tuấn (tổ viên tổ nhạc Piano, nhạc viện TP.HCM, cho biết.

Trong khi việc chăm sóc Thục Đoan đã khá vất vả, anh Đoàn và chị Hương lại bắt đầu mang thai Gia Huy. Chị Hương kể: "Năm 2003, khi sinh Gia Huy, tôi cho bú bình thường chỉ được trong vòng một tuần đầu. Sau một tuần đó thì Gia Huy cứ bú mẹ là bị ói. Ngày ít cũng ói đến 15 lần/ ngày, nhiều thì trên 20 lần/ ngày. Hai vợ chồng tôi không làm cách nào khác là chuyển sang cho bú bình. Tôi đành lúc nào cũng có cái bình vác theo để cho nó bú. Lớn hơn một chút, cháu nó ăn gì vào cũng ói ra. Mà cực khổ hơn là vừa cho ăn nó cũng ói, đang ăn nó cũng ói và không cho ăn nó cũng ói. Đặc biệt là vào ban đêm, ói xong được một lúc hai vợ chồng lại phải dụ nó ăn. Có ngày nó ói nhiều quá còn ói ra máu".

Khi gần 4 tuổi, tình trạng bệnh của Gia Huy ngày một trầm trọng, nên anh Đoàn và chị Hương đưa Gia Huy vào bệnh viện Bình Dân khám, mới biết Huy bị chứng hẹp thực quản. Trước đó, anh chị cũng mang Gia Huy đi khám ở nhiều nơi nhưng không một bác sĩ nào phát hiện ra bệnh của Gia Huy.

Tại bệnh viện Bình Dân, bác sĩ trưởng khoa Tai mũi họng còn không đồng ý để cho bé Gia Huy khám bằng phương pháp nội soi. Vì khám nội soi là rất đau, mà nhất là cháu mới lên 3 tuổi. Nhưng anh chị quyết xin nội soi cho con. Khi tìm ra bệnh, anh chị xin bác sĩ giải phẫu cho Gia Huy. "Nhưng bác sĩ đó khẳng định nếu giải phẫu thì rất nguy hiểm. Bác sĩ khuyên cứ để đến năm 18 tuổi có thể sẽ hết bệnh, không nên giải phẫu. Trên thế giới mới chỉ có 1000 người mới gặp phải trường hợp này", anh Đoàn cho biết.

Bước chân vào học tiểu học. Ban đầu, thầy cô cảm thấy rất không hài lòng về Gia Huy. Bởi, Gia Huy là một người bị bệnh nên những khi Gia Huy nghịch ngợm là không tài nào khắc phục được. Nhưng khi phát hiện Gia Huy rất nhanh nhảu, thông minh và cảm thấy em có tài năng hiếm thấy thì các cô bắt đầu hướng cho em quen dần với cuộc sống học tập. Dần dần Gia Huy không còn nghịch ngợm như trước mà học luôn đứng đầu trong lớp. "Nhiều đêm Gia Huy có hứng, đang ngủ chợt bừng tỉnh giấc đòi đem vở toán ra làm. Điều trớ trêu là đem một tập ra cho nó làm thì nhất quyết không chịu mà nó bắt bày ra gần 20 cuốn vở. Thế mà toàn bộ những vở mang ra là nó làm hết trong một đêm đó" - anh Đoàn vui vẻ khoe.

Niềm vui ngập tràn căn nhà nhỏ

Mới qua 6 năm học, nhưng anh Đoàn và chị Hương rất tự hào về bé Thục Đoan. Nhiều năm liền bé Thục Đoan đều đoạt giải viết chữ đẹp. Không chỉ học văn hóa xuất sắc, mà những môn năng khiếu Thục Đoan cũng rất thuần thục. Đặc biệt, vừa qua Thục Đoan mới chỉ học thư pháp và Piano có vài buổi nhưng em đã chơi tất cả các bản nhạc một cách nhanh và chính xác, bay bổng và sâu lắng. Viết thư pháp chữ Việt do thầy Nguyễn Hiếu Tín chỉ dạy cũng rất bay bổng và có hồn. "Em Thục Đoan phải nói là một trường hợp lạ, trường hợp đặc biệt. Vì, từ trước tới giờ tôi dạy cho nhiều người và ở nhiều lứa tuổi... Thục Đoan là người trẻ tuổi nhất, học nhanh nhất, viết chữ cực kỳ đẹp và bay bổng", thầy Tín cho biết.

Dù có khó khăn hơn từ khi sinh nhưng Gia Huy lại là người vượt trội hơn cả chị. "Gia Huy là một tài năng hiếm thấy, nhiều năm làm chủ nhiệm của trường Phan Chu Trinh này, tôi chưa hề gặp trường hợp nào như em Gia Huy. Em Gia Huy là người cứng rắn chứ không dám nói là chững chạc. Em luôn là một người đứng đầu ở tất cả các mặt. Đối với môn toán do tôi dạy thì em luôn đưa ra những lời giải mà tôi không thể ngờ. Ngay cả nhiều khi tôi cũng không thể nghĩ ra những lời giải như thế, thế mà em Gia Huy lại nghĩ ra. Chứng minh là vừa qua em đạt giải toán cấp quận", cô Nguyễn Nhu Hương, chủ nhiệm lớp 4D11, trường Phan Chu Trinh cho biết.

Còn với thư pháp thì Gia Huy không thực sự có niềm đam mê như chơi đàn Piano. Thư pháp có vẻ không hợp với đứa trẻ hiếu động như Gia Huy. Nhưng mới chỉ học được ba buổi Gia Huy cũng có thể viết những chữ bay bổng, uốn lượn và có hồn không kém người chị của mình. Ngồi bên anh Đoàn và chị Hương, anh chị lúc nào cũng nở một nụ cười và tự hào khi kể về cuộc sống của hai đứa con của anh chị. Anh chị cảm thấy vui, hạnh phúc khi có được hai đứa con thông minh, học giỏi, và ngoan ngoãn. Trên chặng đường nuôi nấng hai người con của mình tiếp theo, cho dù khổ cực đến dường nào anh Đoàn và chị Hương cũng sẵn sàng đối diện, để có thể làm khai nở hết những tài năng, còn tiềm ẩn bên trong hai đứa con thân yêu của mình.

Có thể là một nhà thư pháp tài ba

Anh Nguyễn Hiếu Tín, trưởng bộ môn Văn hóa học của Trường đại học Tôn Đức Thắng và cũng là một ông đồ trẻ về Thư pháp chữ Việt cho biết: "Ngay từ khi tiếp xúc với bé Thục Đoan và bé Gia Huy, tôi thấy cả hai em là tài năng hiếm gặp. Cả hai đều nhanh nhẹn, thông minh và học rất nhanh. Nếu chịu khó rèn luyện thêm 1 - 2 năm thôi thì tôi tin chắc cả hai em sẽ trở thành một nhà thư pháp tài ba".

Hà Hưng

Câu chuyện gia đình: 'Tôi chỉ cần có mẹ'

Thứ 4, 09/01/2013 | 09:43
“Kể từ ngày mẹ quyết định bảo vệ mạng sống cho con, xem như con đã được sinh ra một lần nữa. Cũng kể từ ngày đó, con không có ba”. Câu nói của một thân chủ khiến tôi không cầm lòng được. Đó có lẽ là ấn tượng trong suốt mấy chục năm làm thám tử của tôi.

Gặp gia đình có nhiều người lùn nhất Việt Nam

Thứ 2, 17/06/2013 | 07:25
Một nhà có bốn người có chiều cao chưa tới 1,2 mét, vượt qua trên những khó khăn của cuộc sống hằng ngày.

Gia đình 'nhà Táo' phương Tây

Thứ 3, 05/03/2013 | 08:16
Một người phụ nữ Anh đã làm mọi người vô cùng sốc khi đưa người tình về nhà sống chung cùng chồng và các con. Điều làm mọi người ngạc nhiên hơn là hai người đàn ông đã trở nên thân thiết đến mức người vợ còn phải phát ghen.

Gia đình ông Đặng Văn Thành kiếm được bao nhiêu tiền một năm?

Thứ 6, 07/06/2013 | 08:36
Hơn 20 năm trước, ộng Đặng Văn Thành nhường lại việc kinh doanh mía đường cho vợ để tham gia vào lĩnh vực ngân hàng và con đường đầu tư ngân hàng của gia đình ông cũng mở ra từ đó.