Chuyện hy hữu: DN Nhật Bản phong tỏa DN Việt Nam

Chuyện hy hữu: DN Nhật Bản phong tỏa DN Việt Nam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
0
Cho rằng Công ty Thủy Lộc không chịu thanh toán nợ, Shiseido Việt Nam (SCV) kiện ra Trung tâm Trọng tài quốc tế và sau đó yêu cầu tòa án phong tỏa tài khoản và tài sản của Thủy Lộc. Nhưng vì Thủy Lộc là đối tác của một số hộ kinh doanh cá thể khác, và thế là SCV đã ra lệnh… phong tỏa, đóng cửa luôn các cửa hàng của các hộ kinh doanh này!

Bỗng dưng bị....đóng cửa

Ngày 20/1, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, chủ đứng tên hộ kinh doanh cá thể bất ngờ nhận được thông báo: Tòa Kinh tế TAND TP.HCM đã ra quyết định phong tỏa cửa hàng bán lẻ sản phẩm nhãn hiệu Shiseido của bà tại địa chỉ 147 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM. Bà Tâm ngỡ ngàng vì trong một năm qua, bà với Công ty SCV chưa hề xảy ra vướng mắc hay tranh chấp trong kinh doanh cũng như thanh toán.

Có đến 6 hộ kinh doanh cá thể tương tự bà Tâm là hộ ông Huỳnh Anh Be 241 Bis Hai Bà Trưng phường 6 quận 3, hộ bà Lan 158B Đồng Khởi (cùng TP.HCM), bà Hoàng Thúy Bích Đà Nẵng, cửa hàng của bà Hương Công ty TNHH Bình Minh 34 Lê Thái Tổ cùng cửa hàng mỹ phẩm Thanh Mai (Hà Nội)... cũng bị lệnh phong tỏa. Toàn bộ hàng hóa đang bày bán và lưu trong kho đều bị niêm phong, cửa hàng đóng cửa. Bà Tâm và các hộ kinh doanh này chẳng hiểu vì đâu.

Xã hội - Chuyện hy hữu: DN Nhật Bản phong tỏa DN Việt Nam

Cửa hàng của bà Minh Tâm bỗng dưng bị đóng cửa, phía trước trở thành nơi bán hàng ăn uống rong.

Ngày 20/1, Tòa kinh tế TAND TP HCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Thủy Lộc (gọi tắt là Công ty Thủy Lộc), và sau đó đến ngày 01/2, Tòa án tiếp tục có quyết định bổ sung. Theo các quyết định này, 3 tài khoản của Công ty Thủy Lộc tại 3 chi nhánh ngân hàng trong nước với số tiền khoảng 40 tỷ đồng bị phong tỏa.

Đồng thời, hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm Shiseido của Công ty Thủy Lộc với trên 40 cửa hàng đang bán các mặt hàng mang nhãn hiệu Shiseido như Clé De Beauté, Issey Miyake, Jean Paul Gautier và Za đang bày bán và lưu trong kho cũng bị niêm phong.

Theo ước tính của Cty Thủy Lộc, tổng số giá trị bị phong tỏa quy ra tiền khoảng 100 tỷ đồng.

Bỏ rơi đối tác

15 năm trước, bà Lê Hoài Anh, TGĐ Công ty Thủy Lộc lập hợp đồng với Công ty mỹ phẩm Shiseido Nhật Bản, độc quyền nhập khẩu sản phẩm của công ty này từ Nhật vào Việt Nam và phân phối, bán lẻ. Những năm đó đời sống kinh tế còn thấp, mặt hàng mỹ phẩm cao cấp như Shiseido với Việt Nam còn là xa xỉ phẩm. Bà Hoài Anh đã chấp nhận bỏ chi phí, chịu lỗ nhiều năm trời để tiếp thị và xây dựng được thương hiệu mỹ phẩm này tại thị trường trong nước.

Sát cánh với bà Hoài Anh những năm tháng đó có một số người cùng bỏ vốn, xây dựng nên hệ thống cửa hàng bán lẻ. Đến nay Công ty Thủy Lộc đã thiết lập được hệ thống 68 cửa hàng bán lẻ (CHBL). Trong số này có 18 cửa hàng của 13 đối tác góp vốn với với Thủy Lộc. Trong 18 cửa hàng đó có 12 cửa hàng đứng tên Công ty Thủy Lộc, còn 6 cửa hàng khác là do các hộ kinh doanh cá thể khác đứng tên làm chủ đăng ký kinh doanh.

Ngày 7/12/2009, Công ty TNHH mỹ phẩm Shiseido Việt Nam (Shiseido Cosmetics Vietnam Co., Ltd - viết tắt là SCV), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập. Chỉ vài ngày sau khi thành lập, ngày 24/12/2009, SCV đã ký với Công ty Thủy Lộc “Hợp đồng mua bán tài sản”, trong đó SCV mua lại toàn bộ quyền kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam từ Thủy Lộc, được hiểu là mua lại độc quyền nhập khẩu, bán sỉ và bán lẻ. Hợp đồng có giá trị 8,25 triệu USD.

Khi giao dịch mua bán trong hợp đồng được thực hiện, các đối tác của Thủy Lộc hết sức bất ngờ và đau

"Về mặt pháp lý, hầu như không có cơ sở nào cho 15 nhà đầu tư yêu cầu SCV bồi thường đối với những thiệt hại mà họ gánh chịu. Các nhà đầu tư này chỉ có thể yêu cầu bồi thường nếu các thỏa thuận giữa họ và Thủy Lộc trước đây có đề cập vấn đề này. Trong tương quan giữa SCV và Thủy Lộc, vì Thủy Lộc đã bán toàn bộ cơ sở kinh doanh cho SCV, nên SCV mới chính là chủ sở hữu thật sự của hệ thống cửa hàng và tài sản trong cửa hàng. Lí do mà Thủy Lộc còn được quản lí và SCV chưa tiếp quản bởi sự hạn chế của pháp luật đối với quyền sở hữu của SCV tại VN mà thôi.

Thạc sỹ Phạm Hoài Huấn - Đại học Luật TP HCM

đớn vì 15 năm trời cùng nhau lăn lộn xây dựng hệ thống và thương hiệu, nay đến thương vụ chuyển nhượng hệ thống, họ bị gạt ra. Theo tính toán của 13 đối tác này, tổng giá trị 18 cửa hàng của họ có giá trị khoảng 100 tỷ đồng, lấy từ mức thu nhập bình quân của những năm kinh kinh doanh có lãi bình thường trước đây.

“Sự bền vững của hệ thống cửa hàng bán lẻ Thủy Lộc và thương hiệu Shiseido tại Việt Nam 15 năm qua có công lao rất lớn của chúng tôi. Lẽ ra khi SCV mua lại quyền kinh doanh Thủy Lộc là phải có sự đàm phán mua lại các giá trị này. Nhưng SCV đã không mua lại và trong suốt quá trình đàm phán chúng tôi cũng không được biết”, bà Đặng Thị Thanh Hương, một đối tác với Thủy Lộc từ những ngày đầu tiên đưa sản phẩm Shiseido vào Việt Nam và cùng xây dựng hệ thống bán lẻ, cho biết.

Tuy nhiên, ông Tatsuki Nagao, TGĐ Shiseido Việt Nam, cho biết ông chỉ biết giao dịch với một pháp nhân duy nhất là công ty Thủy Lộc. “SCV không thể xác định chính xác mối quan hệ giữa Thủy Lộc và các đối tác của họ”, ông Nagao khẳng định.

Xã hội - Chuyện hy hữu: DN Nhật Bản phong tỏa DN Việt Nam (Hình 2).

Các cửa hàng treo băng rôn phản đối cách hành xử của Shiseido Việt Nam.

Trong bản hợp đồng có giá 8,25 triệu USD kia có một điều khoản trong phụ lục là sau khi Thủy Lộc chuyển giao quyền độc quyền phân phối và độc quyền bán lẻ mỹ phẩm Shiseido, SCV sẽ có cuộc thương lượng tái ký hợp đồng với các đối tác của Thủy Lộc.

Tuy nhiên một năm qua SCV vẫn không tái ký với 13 đối tác kinh doanh với 18 cửa hàng liên kết của Thủy Lộc.

Trong quan hệ với 6 hộ kinh doanh cá thể, Thủy Lộc là đối tác góp vốn mở cửa hàng. Quan hệ kinh doanh của Thủy Lộc và 6 đối tác này theo phương thức mua đứt bán đoạn sản phẩm Shiseido do Thủy Lộc phân phối. SCV tiếp quản hệ thống CHBL này nhưng không tái ký với các đối tác và quan hệ kinh doanh vẫn tiếp tục như cũ, có nghĩa ngoài phần vốn góp và chia lãi trên tỷ lệ góp vốn, thì giao dịch của SCV với 6 cửa hàng này vẫn là theo phương thức giao hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn.

“Có nghĩa, chúng tôi không phụ thuộc, không nợ nần gì với SCV và Thủy Lộc cả. Pháp nhân, tài sản cửa hàng hoàn toàn của chúng tôi và chúng tôi không hề nợ nần hay tranh chấp với SCV hay Thủy Lộc. Việc SCV đề nghị để tòa án phong tỏa tài sản của chúng tôi là hoàn toàn sai trái”, bà Tâm nói.

Chủ hộ kinh doanh này cho biết, các chủ hộ kinh doanh này sẽ làm đơn khiếu nại hoặc khởi kiện SCV ra tòa.

Kỳ tới: Thâu tóm thị trường

Thảo Nguyên


Tag: Vn