Chuyện ít biết về người lính pháo cao xạ được Bác Hồ tặng quà

Chuyện ít biết về người lính pháo cao xạ được Bác Hồ tặng quà

Thứ 6, 06/09/2013 | 17:49
0
Gần 50 năm trôi qua, nhưng chưa bao giờ ông quên giây phút được gặp Bác Hồ ngay trong trận địa sân bay Bạch Mai. Cuộc gặp ấy, ông là người được Bác mượn chiếc mũ sắt đội thử lên đầu.

Người lính được Bác cho quà

Trong chuyến công tác về Thái Nguyên, chúng tôi có dịp tìm đến vùng đất cách mạng Định Hoá nổi tiếng một thời. Tại đây, chúng tôi được dịp trò chuyện với ông Lường Phúc Thoại, khẩu đội trưởng khẩu đội 6. B2.C1E234. Suốt cuộc đời làm lính của mình, không bao giờ ông quên giây phút Bác Hồ bất ngờ đến thăm khẩu đội pháo của ông ngày 19/7/1965, tại trận địa sân bay Bạch Mai.

Xã hội - Chuyện ít biết về người lính pháo cao xạ được Bác Hồ tặng quà

Ông Lường Phúc Thoại và đồng đội được Bác Hồ đến thăm tại trận địa sân bay Bạch Mai. (Ảnh tư liệu do nhân vật cung cấp).

Năm 1963, khi vừa tròn 18 tuổi ông lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Ông được điều về đơn vị pháo cao xạ 210 đóng tại Thái Nguyên. Năm 1964, ông được bổ sung sang tiểu đoàn 234 giúp nước bạn Lào. Cũng trong năm này diễn ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đơn vị ông được lệnh trở về bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Tháng 4 năm 1965, khi địch đánh phá cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá), với mục đích ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, đơn vị ông lại tiếp tục lên đường vào Thanh Hoá chiến đấu. Địch bắn phá vô cùng ác liệt, thế nhưng không làm lung lay ý chí chiến đấu của quân dân Thanh Hoá và các đơn vị chiến đấu tại đây. "Chỉ trong hai ngày đầu tháng 4/1965, đơn vị tôi kết hợp cùng các đơn vị chiến đấu khác và nhân dân Thanh Hoá bắn rơi 47 chiếc máy bay". Nói đến đây, gương mặt ông hiện rõ niềm tự hào. Cũng trong trận chiến này, vì chiến đấu không ngừng nghỉ, ông bị ảnh hưởng nặng bởi tiếng nổ. "Kết thúc mấy ngày chiến đấu, tai tôi bị điếc nặng. Rời khỏi trận địa, miệng toàn mùi thuốc súng, ăn uống cũng không có cảm giác. Ba ngày sau, tai tôi mới dần hồi phục, bắt đầu nghe được tiếng nói của mọi người nhưng vẫn còn rất nhỏ", ông bồi hồi nhớ lại.

Cuối tháng 5/1965, đơn vị ông có lệnh ra bảo vệ bầu trời Hà Nội. Đêm 16/7/1965, đơn vị được lệnh hành quân nghi binh suốt 5 cửa ô. Đến gần sáng thì tiến về trận địa sân bay Bạch Mai. Khi tập hợp quân, hầu như ai cũng trong trạng thái mệt mỏi. "Đúng lúc ấy, ở phía cổng có một chiếc ô tô tiến vào, khi đó khẩu đội tôi đang tập hợp gần cổng. Cửa xe mở ra, Bác Hồ bước xuống. Nhìn thấy Bác, mọi người đều thấy phấn chấn hẳn lên, những mệt mỏi sau trận hành quân đêm qua tan biến hết. Chúng tôi càng vui mừng hơn khi Bác tiến thẳng về phía khẩu đội của tôi. Trước đó, chúng tôi được thông báo là có lãnh đạo cấp cao quân đội hay Chính phủ đến thăm, nhưng thật bất ngờ đó là Bác Hồ. Gặp Bác, đó là niềm vui sướng nhất trong cuộc đời của tôi và của các chiến sỹ trong khẩu đội. Khi Bác Hồ tiến về phía khẩu đội của tôi, Bác thăm hỏi từng ly, từng tí. Bác ân cần hỏi: "Các cháu ăn uống có đầy đủ không, đơn vị đã bắn rơi bao nhiêu máy bay". Sau khi thăm hỏi xong, Bác lấy thuốc lá chia cho mọi người". Kể đến đây, gương mặt ông bừng lên niềm tự hào.

"Sau khi chia thuốc lá cho sáu người trong đội, đến lượt tôi, tôi xin phép không nhận điếu thuốc lá Bác cho. Thấy tôi không nhận, Bác hỏi: "Sao cháu không lấy?", tôi trả lời: "Thưa Bác, cháu không hút thuốc lá ạ”. Nghe tôi nói thế, Bác bảo: "Ờ, không hút là tốt". Bác nhìn chiếc mũ sắt trên đầu tôi và bảo tôi đưa chiếc mũ sắt cho Bác. Sau đó, Bác đội chiếc mũ sắt lên đầu và hỏi chiếc mũ ấy của nước nào, cái mũ này khi chiến đấu rất tốt, lại có thể dùng cho việc múc nước được. Tiếp đó, Bác cất tiếng hỏi công việc chiến đấu của đội, đại ý Bác nói: "Pháo chiến đấu của các cháu mỗi lần bắn bao nhiêu viên đạn thì rơi một máy bay”, chúng tôi trả lời: "Thưa Bác, pháo này bắn được 1.500 viên, bắn được ít máy bay lắm ạ”. Nghe vậy Bác bảo, như thế này thì tốn lắm, mỗi lần bắn, Bác chỉ cho phép các chú bắn 20 viên đạn một máy bay thôi.

Vâng lời Bác, các đồng chí trong đội pháo cao xạ của ông luôn cố gắng tới mức tối đa sử dụng đạn tiết kiệm nhất. Đưa tay chỉ vào bức ảnh, ông tâm sự: "Bức ảnh này chụp đúng hôm khẩu đội tôi được Bác Hồ đến thăm tại trận địa sân bay Bạch Mai. Có thể nói, đây là lần gặp mà suốt đời tôi không bao giờ quên. Những lời Bác dặn tôi và các đồng đội luôn ghi nhớ trong lòng và quyết tâm thực hiện".

Xã hội - Chuyện ít biết về người lính pháo cao xạ được Bác Hồ tặng quà (Hình 2).

Ông Lường Phúc Thoại đang kể cho cháu nội nghe những kỷ niệm trong quân ngũ.

Những kỷ niệm không bao giờ quên

Trong cuộc đời cầm súng chiến đấu, không bao giờ ông quên câu nói của Bác: "Đế quốc Mỹ cậy nhiều súng, nhiều máy bay B52, B57 gì đấy nhưng mà nó thua mình và chỉ thua mình trên bầu trời Hà Nội. Các chú phải quyết tâm, phải tiêu diệt bằng được và phải giành chiến thắng". Câu nói này, ông ghi vào cuốn nhật ký trong cuộc đời làm lính để nhắc nhở mình phải thực hiện đúng theo lời Bác.

Còn nhớ trận chiến đấu ác liệt nhất chống lại máy bay địch bắn phá khu vực cầu Long Biên, các chiến sĩ khẩu đội chiến đấu ở đó hy sinh hết. Lúc này những chiến sĩ cao xạ các khẩu đội khác  không sợ hy sinh, trong họ chỉ còn lòng căm thù địch và ý chí phải hoàn thành nhiệm vụ. Theo lời ông Thoại, một người hy sinh, lập tức có người khác thay thế, bởi một khẩu đội pháo cao xạ phải đủ 7 người, mỗi người đảm nhiệm một nhiệm vụ. Dù mới hay cũ, thế nhưng để có chiến thắng, mọi người trong đội phải ý hợp tâm đầu, nếu không kết hợp chặt chẽ, sẽ bắn lệch trọng tâm hoặc bắn lên trời ngay.

 Ông tâm sự: "Hôm hành quân ra cầu Long Biên chiến đấu bảo vệ cầu và nhà máy điện Yên Phụ, đồng chí pháo thủ số 6 đi ngay sau tôi, bị trúng bom bi hy sinh. Nén nỗi đau, tôi cùng anh em trong đội tiếp tục tiến về phía trước để chiến đấu. Bởi lúc ấy tình thế ngàn cân treo sợi tóc, cả đất nước đang đợi mình phía trước. Có thể nói, trong chiến tranh, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc". Ông nhớ lại lần đơn vị sang Lào cùng các đơn vị khác để bảo vệ, giúp đỡ đất nước bạn Lào. Trên đường hành quân, địch ném bom toạ độ khiến nhiều đồng đội của ông hy sinh nhưng các chiến sĩ vẫn kiên cường, dũng cảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Cũng trong những năm tháng sống và chiến đấu ở Lào, ông bị sốt rét rừng hành hạ đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Ông kể: "Những ngày đầu bị sốt rét, ngày nào tôi cũng lên cơn sốt li bì. Sau hai ngày mà chỉ còn da bọc xương, đi không nổi phải bò, lết. Sau 7 ngày nằm trong lán, tôi cố gắng bò ra trận địa, bởi nếu càng nằm, chắc chỉ còn nước chết. Lên đến nơi, mặc anh em khuyên nhủ cần nghỉ ngơi, tôi vẫn cố gắng sát cánh cùng anh em trong đội. Nhờ cố gắng ra trận địa, sức khoẻ tôi tăng lên đáng kể. Từ hôm ấy, cơn sốt rét hạ dần. Rời quân ngũ, khi trở về nhà, vợ tôi còn không nhận ra vì chỉ còn da bọc xương. Có thể nói sốt rét rừng vô cùng đáng sợ, những ai chiến đấu ở rừng, hầu hết đều trải qua, mấy năm sau này tôi vẫn bị sốt rét hành hạ”.

Trở về từ quân ngũ khi đất nước hoà bình, ông theo học ngành luật rồi về làm ở toà án tỉnh Bắc Thái (cũ). Công tác hơn chục năm, ông về nghỉ hưu. Tuy nhiên, nhớ lời Bác dạy, không cho phép mình nghỉ ngơi, ông tiếp tục tham gia vào hội đông y của huyện bởi ông biết một số bài thuốc gia truyền. Bên cạnh đó, ông còn đảm nhiệm chức phó ban liên lạc và hội cựu chiến binh quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào của huyện Định Hoá (Thái Nguyên).

Hồng Mây

Người lính Hy Lạp nhận danh hiệu Anh hùng vũ trang Việt Nam

Thứ 7, 31/08/2013 | 18:47
Thường vụ Quân ủy TƯ và Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân tặng CCB Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập, nguyên chiến sỹ quốc tế, Trung đoàn 803, Trung đoàn 108, Liên khu 5.

Người lính Trung Quốc trở thành tỉ phú giàu nhất nước

Thứ 2, 26/08/2013 | 13:30
Vương Kiện Lâm, chủ tịch Tập đoàn Dalian Wanda chuyên trong lĩnh vực phát triển bất động sản thương mại, đã bất ngờ leo lên vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản 14,2 tỉ USD.

Người lính kể chuyện chiến trường bằng thơ và nỗi đau da cam

Thứ 2, 22/04/2013 | 08:53
Là một trong số ít người may mắn sống sót trong đợt nhập ngũ hơn 600 người tại bến Tích Giang năm nào, ông Nguyễn Văn Chiêu (64 tuổi), xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) trở về với cuộc sống một người nông dân lam lũ.

Người lính trong đoàn quân tiến vào dinh Độc Lập

Thứ 3, 09/04/2013 | 09:20
Dẫn đầu đoàn quân chủ lực từ miền Trung vào Nam nhận nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập, đi song hành cùng đoàn xe tăng của Bùi Quang Thận, Đoàn Văn Ninh là nhân chứng sống của lịch sử chứng kiến tận mắt lá cờ đỏ sao vàng được đồng đội cắm tung bay trên dinh Độc Lập ngày giải phóng đất nước.

Cảnh đời cơ cực người lính già bên đèo Cả

Thứ 5, 28/02/2013 | 15:43
Lang thang trên đường Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) vào một buổi tối trời mưa, chúng tôi dừng lại bên lề đường khi bắt gặp hình ảnh một ông già có đôi chân một mất, một còn. Đó chính là ông Lê Thi, một người lính trên chiến trường năm xưa (ông sinh năm 1952, ngụ tại thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên).

Người lính được Đặng Thùy Trâm hát dưới mưa bom

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Bệnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi vào những ngày tháng 3/1968, người ta hay thấy một anh lính trẻ nằm gối đầu lên tay bác sĩ Đặng Thùy Trâm, nghe chị đọc nhật ký và hát cho anh nghe dưới bom.

Chuyện tình người lính cuối cùng trong sự kiện Vũng Rô

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Trên những con tàu không số, người chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã phải gồng mình để chịu đựng muôn vàn khó khăn để vận chuyện vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Phía sau sự khốc liệt đó, có chuyện tình yêu trong sáng, thơ mộng lấn át cả tiếng bom rơi, đạn nổ.

Người lính hôm qua, học trò hôm nay

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Trò tốt nghiệp cấp 3, thi đỗ đại học. Đến gặp thầy giáo chủ nhiệm lớp 12 để báo tin vui, để chào thầy, sắp sửa cuộc đời sinh viên.