Chuyện ít biết về những người mưu sinh nơi đáy sông Sài Gòn

Chuyện ít biết về những người mưu sinh nơi đáy sông Sài Gòn

Thứ 2, 04/11/2013 | 14:01
0
Có một làng nghề thợ lặn tồn tại giữa mảnh đất Sài Gòn đã gần 75 năm nay. Cuộc sống của người dân làng nghề này là hằng ngày phải lặn ngụp dưới đáy sông, tìm kiếm phế liệu hay bất cứ thứ gì có thể mưu sinh. Tuy công việc vô cùng vất vả, lành ít dữ nhiều, nhưng người dân vẫn yêu nghề và muốn phát triển, bảo vệ nghề lặn của làng mình.

Làng lặn của thời hoàng kim

Xuôi dọc theo cầu Sài Gòn, chúng tôi được dịp đáp chân đến làng thợ lặn An Khánh (P. An Khánh, Q.2, TP.HCM) nổi danh một thời. Làng lặn An Khánh chỉ nằm cách trung tâm thành phố một con sào nhưng cuộc sống thì dường như khác hẳn. Một bên là đô thị phồn hoa còn bên kia lại trầm bình dân dã. Ấy vậy mà, làng lặn An Khánh lại nức tiếng xứ người bởi tài nghệ lặn dưới đáy sông, bởi người dân xứ An Khánh đi đâu họ cũng mang nghề lặn theo tới đó.

Xã hội - Chuyện ít biết về những người mưu sinh nơi đáy sông Sài Gòn

Các thợ lặn làm việc trên sông Sài Gòn.

Các "lão lặn" kỳ cựu cho biết, làng nghề thợ lặn An Khánh được hình thành từ thời Pháp thuộc. Lúc này chỉ có 5 - 6 gia đình theo nghề thợ lặn để  vừa mưu sinh trên sông vừa phục vụ công tác liên lạc của Việt Minh. Lúc này, người dân làng lặn làm nghề cũng chỉ vì nhiệm vụ cách mạng. Đến 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng thì làng nghề thợ lặn mới bắt đầu nổi lên. Có thể nói làng An Khánh lúc này dường như ai cũng theo nghề thợ lặn. Và công việc thợ lặn này không chỉ trở thành nguồn kiếm kế mưu sinh mà còn trở thành một nghề yêu thích, một niềm đam mê sông nước của con dân làng An Khánh lúc bấy giờ.

Ông Phạm Văn Lượng (SN 1960), là một trong những lão làng kỳ cựu, có thâm niên trong nghề thợ lặn nhiều nhất của làng. Từ năm 13, 14 tuổi, ông đã đam mê nghề lặn theo con nước dưới đáy sông, cho tới khoảng 1998 thì mới nghỉ chuyển sang nghề khác. Tuy nhiên, cứ những lúc rảnh rỗi, nhớ nghề là ông lại theo con ghe của các "hậu bối" để vi vu theo triền sông. Hướng ánh mắt ra con nước sông Sài Gòn đang dâng lên, ông như bồi hồi nhớ lại một thời oanh liệt của mình.

Ông kể lại: "Làng thợ lặn ngày xưa nức tiếng lắm, từ Cần Thơ, Cà Mau cho tới Ninh Thuận, Bình Thuận ai cũng biết làng lặn An Khánh. Bởi người dân chúng tôi đi đâu cũng hình thành nên làng lặn. Tôi nhớ thời hoàng kim nhất của thợ lặn chúng tôi là khi đất nước mới giải phóng. Lúc này, sau khi chiến tranh kết thúc thì có rất nhiều tàu chiến của địch, xà lan bị chìm, rồi các mảnh sắt của đạn, đại bác, máy bay,... nhiều vô kể".

"Khi gặp những chiếc tàu bị chìm dưới đáy sâu đến 10m rất khó lấy ra nên phải mất đến sáu hay bảy tháng đến một năm mới lấy hết. Tuy công việc vất vả nhưng khi làm xong lại rất thỏa mãn, vì nó như một cuộc chiến mà giành được phần thắng vậy. Ngoài ra, điều đặc biệt nhất với làng lặn chúng tôi chính là lúc này rất nhiều thợ lặn đã mò được nhiều hũ bạc cổ bị chìm dưới đáy sông khi thả neo gần khu vực cầu Ba Son. Lúc đó, cả làng An Khánh như nổi lên một phong trào đi lặn. Tôi cũng vậy và cũng mò được 25 hũ bạc. Mỗi hũ bạc có thể đổi được 2 chiếc xe 67 lúc bấy giờ. Không chỉ tôi mà rất nhiều con dân thợ lặn mò được hũ bạc cổ. Chính vì thế có rất nhiều gia đình đã đổi đời từ đó", ông Lượng cho biết thêm.

Xã hội - Chuyện ít biết về những người mưu sinh nơi đáy sông Sài Gòn (Hình 2).

Ông Phạm Văn Lượng, một trong "ngũ lão lặn" của làng lặn An Khánh đang kể chuyện.

"Của thiên trả địa"

Mai một theo thời gian

Hiện nay, do quá trình đô thị hóa cộng thêm nguồn sắt thép dưới sông cạn kiệt dần nên rất nhiều thợ lặn phải giải thể chuyển nghề. Những người theo nghề lặn chỉ còn độ khoảng 20 - 25 người. Đa phần người dân đã tìm công việc mới để ổn định cuộc sống. Ngoài những hậu bối trẻ ra thì làng lặn An Khánh chỉ còn "ngũ lão lặn" là ông Lượng, Tư Lý, Châu què, Chín Đo, và ông Mười.  Mặc dù họ đã già, không còn theo nghề lặn nữa nhưng tên tuổi của "ngũ lão lặn" này vẫn nức tiếng khắp làng khiến các "hậu bối" sau này ai ai cũng tấm tắc thán phục. Cứ mỗi dịp đi lặn về là một số hậu bối trẻ đến nhà các "lão lặn" để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Dù làng lặn một thời phất lên là vậy nhưng hiện tại đời sống của người dân cũng vô cùng khó khăn. Khi các phường, quận bạn đang ngày càng đô thị hóa, cuộc sống ấm no hơn thì con dân làng lặn An Khánh vẫn phải lo từng miếng cơm hằng ngày. Bước vào tuổi khá cao của đời người, trải qua bao hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời, dường như trên khuôn mặt ông vương vấn nỗi lo toan của một người từng trải. Ông Lượng buông tiếng thở dài: "Giàu thì có giàu nhưng của thiên rồi cũng trả địa thôi. Thợ lặn chúng tôi may mắn mò được những vật quý hiếm bán có tiền nhưng chỉ giàu có một thời gian ngắn rồi sau đó như "trời sinh trời diệt" hoặc là tai nạn hoặc là bệnh tật,... đến nghèo hơn cả xưa nữa".

Thực sự, thợ lặn là một nghề rất nguy hiểm nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên họ phải làm. Hằng ngày, cứ mỗi khi con nước sông Sài Gòn  dâng lên thì dân thợ lặn lại bắt đầu công việc của mình. Dụng cụ lặn của họ là một chiếc  máy nổ và một bình ô xi nối với một ống dây dẫn dài để người lặn ngậm vào khi xuống nước. Tuy nhiên, khi xuống dưới sâu họ phải nhắm mắt lại để mò nên đụng, giẫm phải vật sắc nhọn gây nên tay chân nham nhở nhiều vết sẹo chi chít, lồi lõm là chuyện thường. Nguy hiểm hơn là giẫm phải đạn, bom, mìn gây nổ nên nhiều người đã bị thương hoặc phải bỏ mạng ở dưới đáy sông.

Bản thân ông Lượng là tay thợ lặn kỳ cựu nên cũng đã trải qua những nguy hiểm như vậy. Ông tâm sự: “Bản thân thợ lặn bị trầy sước là chuyện bình thường. Trong một lần đi lặn, tôi giẫm phải quả lựu đạn nên bị nổ khiến chân bị thương nặng đến giờ. Các thợ lặn kỳ cựu như tôi như ông Mười, Châu què,... cũng đều bị thương nặng do đạn mìn. Thậm chí có người còn mù cả đôi mắt nữa".

Ông cho biết thêm: "Nhưng điều kỳ lạ là chúng tôi đều gặp nạn sau những lần vớt xác người dưới sông lên. Với tôi, trong một lần thả neo ở Ba Son, phía cầu Thủ Thiêm có vớt một tàu Hải quân 756 thuộc binh trạm 21. Ở tàu này có 2 chú bộ đội bị mắc kẹt chết dưới đáy tàu vì thế tôi phải lặn xuống đưa thi thể lên bờ. Nhưng ngay bữa sau đi lặn thì tôi gặp phải mìn nổ. Các ông bạn thợ lặn của tôi cũng gặp trường hợp tương tự. Mặc dù vậy, nhưng nếu thấy xác người hay có người cần giúp đỡ lấy xác lên thì chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng làm mà không nhận đồng tiền công nào". Ngoài ra, khi đi lặn nếu gặp trường hợp dây dẫn ô xi bị đứt hay không làm việc được, thì người thợ lặn phải nhanh chóng ngoi lên mặt nước nếu không sẽ bị mất mạng. Tuy nhiên, khi ngoi lên nếu người thợ lặn xử lý không tốt rất có thể sẽ bị bong gân, và có thể bị liệt hoặc chết nếu không cấp cứu kịp thời.

Hạ Du

Kiếp mưu sinh trên bãi rác Đồng Ngo

Thứ 7, 26/10/2013 | 11:08
Bất kể ngày đêm, không ngại mùi hôi thối, hàng trăm người vẫn lầm lũi, cặm cụi mưu sinh trên bãi rác Đồng Ngo. Những thứ kiếm được nơi đây dù chỉ là một vỏ lon sữa, mấy tấm bìa carton, vài ba mẩu sắt vụn, một hai chai nhựa đã cũ… cũng đủ để họ trang trải cuộc sống.

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:37
Trưa hè nắng chói, nghĩa địa Bình Hưng Hòa lổn nhổn người nằm ngủ, kẻ ăn trưa, dày đặc người mua kẻ bán thịt, cá, gà vịt... giữa những mồ mả cũ kĩ.

Những mảnh đời đun mồ hôi mưu sinh trong 'lò bát quái'

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:11
Trời nắng như đổ lửa, bà Bình vẫn cặm cụi trong "lò bát quái" (lò nướng cá-PV) để lật những vỉ cá nướng cho vàng đều, không bị cháy. Ngày nào cũng vậy, bà Bình làm quần quật từ tờ mờ sáng đến chiều muộn để nướng cá cung cấp cho các thương lái…

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

'Đời kẹo kéo hát rong' mưu sinh chốn phồn hoa

Thứ 2, 10/06/2013 | 19:42
Khoảng 2h sáng, mấy chiếc xe bán kẹo kéo rong lại lục đục tìm về xóm trọ nghèo. Những gương mặt phờ phạc, giọng khàn đặc quây quần bên nhau dưới mái nhà trọ lụp xụp, kể vội cho nhau nghe vài mẩu chuyện vui buồn trên đường mưu sinh.

Chị họ dìu em tật nguyền bán vé số mưu sinh

Chủ nhật, 12/05/2013 | 19:49
Căn bệnh quái ác đã khiến cơ thể chị bị biến dạng và không thể đi đứng được. Mỗi lần di chuyển, chị phải dùng tay để chống rồi lết đi từng chút khó nhọc. Dù vậy, người phụ nữ này lại không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình, nên chị đã bỏ xứ vào TP.HCM tìm việc làm. Thấy đứa em một mình ra đi với thân thể bị dị tật, người chị họ (con dì) đã hy sinh cuộc sống riêng, chấp nhận bỏ lại chồng con để đi theo chăm sóc cho đứa em tội nghiệp.

Kiếp mưu sinh trên bãi rác Đồng Ngo

Thứ 7, 26/10/2013 | 11:08
Bất kể ngày đêm, không ngại mùi hôi thối, hàng trăm người vẫn lầm lũi, cặm cụi mưu sinh trên bãi rác Đồng Ngo. Những thứ kiếm được nơi đây dù chỉ là một vỏ lon sữa, mấy tấm bìa carton, vài ba mẩu sắt vụn, một hai chai nhựa đã cũ… cũng đủ để họ trang trải cuộc sống.

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:37
Trưa hè nắng chói, nghĩa địa Bình Hưng Hòa lổn nhổn người nằm ngủ, kẻ ăn trưa, dày đặc người mua kẻ bán thịt, cá, gà vịt... giữa những mồ mả cũ kĩ.

Những mảnh đời đun mồ hôi mưu sinh trong 'lò bát quái'

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:11
Trời nắng như đổ lửa, bà Bình vẫn cặm cụi trong "lò bát quái" (lò nướng cá-PV) để lật những vỉ cá nướng cho vàng đều, không bị cháy. Ngày nào cũng vậy, bà Bình làm quần quật từ tờ mờ sáng đến chiều muộn để nướng cá cung cấp cho các thương lái…

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

'Đời kẹo kéo hát rong' mưu sinh chốn phồn hoa

Thứ 2, 10/06/2013 | 19:42
Khoảng 2h sáng, mấy chiếc xe bán kẹo kéo rong lại lục đục tìm về xóm trọ nghèo. Những gương mặt phờ phạc, giọng khàn đặc quây quần bên nhau dưới mái nhà trọ lụp xụp, kể vội cho nhau nghe vài mẩu chuyện vui buồn trên đường mưu sinh.

Chị họ dìu em tật nguyền bán vé số mưu sinh

Chủ nhật, 12/05/2013 | 19:49
Căn bệnh quái ác đã khiến cơ thể chị bị biến dạng và không thể đi đứng được. Mỗi lần di chuyển, chị phải dùng tay để chống rồi lết đi từng chút khó nhọc. Dù vậy, người phụ nữ này lại không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình, nên chị đã bỏ xứ vào TP.HCM tìm việc làm. Thấy đứa em một mình ra đi với thân thể bị dị tật, người chị họ (con dì) đã hy sinh cuộc sống riêng, chấp nhận bỏ lại chồng con để đi theo chăm sóc cho đứa em tội nghiệp.