Chuyện nghề 23: Thâm cung bí sử chuyện 'nghề ô sin' thời công nghệ

Chuyện nghề 23: Thâm cung bí sử chuyện 'nghề ô sin' thời công nghệ

Thứ 5, 04/05/2017 | 16:52
0
Để có được đồng tiền, những người giúp việc phải chấp nhận đánh đổi sự tự do, thời gian, thậm chí cả những giọt nước mắt tủi nhục...
Nghề giúp việc (ô sin) tưởng chừng nhàn nhã, dễ dàng, nhưng có vào nghề mới hay rằng, không có con đường nào dẫn tới thành công mà trải đầy hoa hồng. Để có được đồng tiền, những người giúp việc phải chấp nhận đánh đổi sự tự do, thời gian, thậm chí cả những giọt nước mắt tủi nhục.

Người ta vẫn đùa nhau nghề giúp việc là nghề “vun vén hạnh phúc” cho gia đình người khác. Họ không chỉ lo nội trợ, rửa bát, quét nhà, mà còn chăm con cái, chăm sóc người già... cho gia đình nhà chủ. Họ phải làm sao để nhà chủ luôn trong tình trạng gọn gàng, đẹp đẽ nhất. Vất vả là thế, nhưng người ngoài nhìn vào vẫn cho rằng, nghề này nhàn nhã: “Việc nhà ai chẳng làm được, chuyện thường thôi, chẳng qua vì không có thời gian để làm”, nhưng có tìm hiểu mới hay, nghề giúp việc cực khổ trăm đường.

Trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, chị Phan Thị Th. (SN 1986, Phú Thọ) cho hay: “Tôi xuống Hà Nội làm giúp việc được gần 3 năm nay, dù công việc khó khăn, vất vả, nhưng không còn lựa chọn nào khác. Bởi hiện tại, nợ nần gia đình tôi lên gần 200 triệu đồng, nếu tôi không làm thì không có tiền trả nợ”.

Gia đình - Chuyện nghề 23: Thâm cung bí sử chuyện 'nghề ô sin' thời công nghệ

 Chị Th. chia sẻ được nhà chủ yêu thương, nhưng chị không khỏi nhớ nhà (Ảnh: T.B)

Theo lời kể của chị Th., chị và chồng cưới nhau được 7 năm, khi bé thứ hai được 2 tuổi, chồng chị bị ung thư phổi. Kinh tế gia đình từ chỗ đủ ăn, trở nên túng thiếu. Chạy vạy khắp nơi vay mượn chỉ đủ tiền nằm viện cho chồng. Khoảng 8 tháng, chồng chị qua đời, để lại con nhỏ và bố mẹ già, từ đó, mình chị bươn chải lo cho cả gia đình.

Với số nợ vay khi chạy chữa cho chồng, chị Th. phải xuống Hà Nội xin việc làm. Nghe lời mẹ đẻ (từng làm giúp việc cho một gia đình giàu có ở Hà Nội), chị xuống Hà Nội xin làm ô sin cho ngôi nhà trước đây mẹ chị từng làm.

Chị Th. kể: “Mỗi tháng ngoài ăn uống, mình tích được 3 triệu đồng gửi về để bố mẹ chồng nộp tiền học cho các cháu. Bản thân mình cũng không mua sắm gì nhiều, chỉ mặc đồ cũ và mua thêm vài bộ quần áo rẻ tiền”.

Cũng theo chị Th., ngày nào chị cũng dậy từ 5h sáng, chuẩn bị bữa sáng, đi chợ, quét nhà. Nói chung, công việc cứ thế lặp đi lặp lại. Thời gian đầu, chị gặp không ít khó khăn bởi chưa quen với việc nhà.

“Mới đầu, ngày nào cũng dậy sớm, lau dọn nhà cửa từ tầng 1 lên tầng 5, có lúc mình cảm thấy kiệt sức, không đủ tỉnh táo để làm việc khác nữa. Cũng may, bà chủ thấu hiểu, động viên, mình đã vượt qua được khó khăn ban đầu ấy”, chị Th. chia sẻ.

Chưa kể, thời gian đầu xa con, chị Th. nhớ các bé quay quắt, có đêm nằm khóc ướt gối. Con chị tuổi còn nhỏ, sớm phải xa mẹ, chị vẫn nhớ: “Ngày biết mẹ xuống Hà Nội làm, cả hai đứa ôm mẹ khóc tu tu, thương con, nếu không đi làm, lấy tiền đâu để trả nợ, còn tiền học phí của con nữa”.

Khác với chị Th., chị Nguyễn Hoàng H. (40 tuổi, Lục Bình, Hà Nam) với hơn 10 năm làm người giúp việc, cũng không giấu nổi sự xót xa. Chị H. cho biết, vì chỉ học hết cấp I, lại không xin được việc làm ổn định, nên chị chọn làm nghề giúp việc.

Gia đình - Chuyện nghề 23: Thâm cung bí sử chuyện 'nghề ô sin' thời công nghệ (Hình 2).

 Nghề giúp việc lắm nỗi niềm mấy ai hiểu được (Ảnh: Internet).

Chị H. chia sẻ: “Mình không may mắn như người khác, khi làm giúp việc cho một gia đình khó tính, lại còn phải chăm sóc cho cụ già 90 tuổi, nằm liệt giường. Ngày nào cũng tất bật dậy từ 5h, làm tới 7h mới được nghỉ ngơi, ăn sáng xong lại dọn dẹp, lo bữa ăn trưa, rửa mặt cho cụ... Chưa kể, những lúc cụ đi vệ sinh nồng nặc, mình phải chùi rửa... Nói chung, dù trả lương cao hơn những ô sin khác, nhưng đôi khi cũng muốn bỏ nghề vì cảm thấy mệt mỏi”.

Cũng theo chị H., chủ nhà của chị kỹ tính, trả lương cao, nên yêu cầu của họ rất khắt khe. Chị H. buồn rầu: “Thường thì giúp việc chỉ được 4-4,5 triệu đồng/tháng, trừ tiền ăn uống rồi. Nhưng mình chăm sóc cụ già liệt giường, lại lo hết việc nhà, cũng được 5-6 triệu đồng/tháng. Bù lại, mình phải có trách nhiệm hơn, từ việc chăm người già, dọn dẹp nhà cửa. Nói chung, chủ nhà bảo gì, phải làm việc đó, mình trái lời, người ta không thích”.

Chồng mất 13 năm nay, lại là người phụ nữ có chút nhan sắc, nhiều lần, các con chị khuyên mẹ nên đi bước nữa, chị H. vẫn lưỡng lự.

“Có đôi người cùng quê, lên Hà Nội làm việc, người ta ngỏ ý muốn được xây đắp hạnh phúc với mình. Họ cũng khuyên tìm việc mới để tiện về qua lại, tuy nhiên, mình học vấn không có, lại thiếu hiểu biết, làm được việc gì bây giờ? Làm nhân viên bán hàng, mình cũng quá tuổi rồi, còn làm việc khác, liệu thu nhập có đảm bảo cho mình nuôi con, nuôi mẹ già ở quê”, chị H. bày tỏ.

Thế là chị H. đành tạm gác hạnh phúc riêng của bản thân, vì thời gian làm việc “kín lịch”, chưa kể, chủ nhà không cho chị ra ngoài quá 1 tiếng/ ngày. Chị đành chấp nhận “độc thân” để đảm bảo thu nhập, lo cho gia đình.

Xem thêm:

>> Chuyện nghề 22: Góc khuất sau nghề làm đẹp cho người nổi tiếng

>> Chuyện nghề 20: Phút trải lòng của những nữ "cửu vạn"

Thanh Bình

Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Hi hữu trộm bát vàng nguyên chất 65.000 USD chỉ để “uống trà”

Thứ 4, 17/04/2024 | 13:00
Chiếc bát vàng trị giá khoảng 10 triệu yen (65.000 USD) bị tên trộm đánh cắp từ một triển lãm ở Tokyo (Nhật Bản) vừa bị tịch thu tại cửa hàng đồ cũ.

Nuôi "con vật hiền lành", anh nông dân thu lãi đều tay 2 tỷ đồng/năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:30
Quyết tâm nuôi con vật “nhàn hạ” anh Nguyễn Hữu Hiền 8X gần như chẳng tốn thời gian chăm sóc mà vẫn đều tay thu lãi tiền tỷ mỗi năm.

Chuối chín đừng bỏ tủ lạnh, làm cách này chuối để được lâu mà không thâm đen

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:36
Chuối là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề của chuối là loại quả này chín quá nhanh và khó bảo quản được lâu.

Loại hải sản nhiều chân xưa “cho không ai lấy” nay là hàng hot, giá 45.000 đồng

Thứ 4, 17/04/2024 | 13:25
Giống các loài lưỡng cư sinh sống dưới chân rừng như: cá, tôm, cua,... con chù ụ được xem là đặc sản độc đáo, mang lại thu nhập tốt cho nhiều người dân ở tỉnh Cà Mau.

Loài cây có “1-0-2”, càng bị sâu bọ cắn càng đắt giá

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:30
Điều đặc biệt là sau khi bị sâu bọ cắn, loại cây này lại tạo ra một loại đặc sản đắt đỏ ít nơi nào có.