Chuyện “tây” ở tù “ta”

Chuyện “tây” ở tù “ta”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
Một vị quản giáo già người trông coi những vị khách không mời này đã kể cho tôi nghe những câu chuyện đầy chất bi hài của những ông Tây trong những tháng ngày phía sau song sắt.

Muôn nẻo đường phạm tội

Hiện trong trại giam Chí Hòa có khoảng hơn 100 phạm nhân người nước ngoài, nhiều nhất là mang quốc tịch châu Á như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc; tiếp đến là châu Phi: Nigeria, Cameroon, Congo; ngoài ra còn có: Ấn Độ, Iran; rồi cả: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Canada cũng góp mặt vào cái nơi mà chẳng có ai muốn vào này.

Randi - quốc tịch Canada

Thôi thì đủ mọi loại hình phạm tội, nếu như phạm nhân Lào, Campuchia thường phạm các tội liên quan đến ma túy thì các phạm nhân Đài Loan Trung Quốc thường hay phạm tội liên quan đến lưu hành tiền giả; các tội phạm gốc Phi thường liên quan đến lừa đảo, trộm cướp; các phạm nhân châu âu cũng hay liên quan đến lừa đảo nhưng trên qui mô đa quốc gia và liên quan đến ngân hàng, tập đoàn, công ty. Nhóm tội phạm Hàn Quốc và Trung Quốc thường có tính chất băng đảng xã hội đen, nhiều nhóm là tội phạm công nghệ cao.

Năm ngoái, công an TPHCM bắt 2 nhóm đối tượng lớn: 99 người Trung Quốc, 13 người Đài Loan là những tội phạm công nghệ cao. Bằng các kịch bản hoàn hảo chúng lừa con mồi chuyển tiền vào những tài khoản ma của bọn chúng. Không ít người phần vì thiếu hiểu biết, phần vì tham lam đã là nạn nhân của chúng với từ vài chục triệu đồng tới hàng vài chục ngàn đôla.

Nhóm tội phạm gốc Phi thường có trình độ thấp, nhưng đói quá hóa liều, thường rất liều lĩnh và manh động. Cách đây hơn 1 năm có phạm nhân người Nigeria tên là Obed phạm tội cướp giật. Trong phòng xử anh ta miệng thì gào khóc, hai tay vái lạy, chân thì quỳ luôn miệng van xin: "Nhà tôi rất nghèo, theo bạn qua Việt Nam buôn bán quần áo kiếm tiền sinh sống chứ không phải để cướp giật. Nhưng làm ăn thất bại, không có tiền ăn cơm, đói quá mới làm liều. Xin đừng bỏ tù tôi.

Chung một đoạn kết: Trại giam

Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định tất cả các đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài hoạt động ở Việt Nam khi vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Thế nên khi đã phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam dù mang quốc tịch gì cũng bị xử lý theo pháp luật Việt Nam và nếu vào tù phải chấp hành tất cả các nội qui, qui định trong trại.

Những nguyên tắc không có ngoại lệ đối với phạm nhân người nước ngoài, mọi sinh hoạt, ăn uống, thói quen của họ đều khác với người Việt thì còn khó khăn hơn rất nhiều.

Rào cản về ngôn ngữ là khó khăn lớn nhất: Phạm nhân mang nhiều quốc tịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Nigeria... khi về trại đều không nói được tiếng Việt, thậm chí còn không biết cả tiếng Anh.

Thôi thì giám thị nói gì mặc giám thị, phạm cứ ngơ ngơ như bò đội nón đứng nhìn. Một người thì ra sức dùng động từ to quơ (quơ tay, quơ chân loạn xạ) một người thì ra sức dùng động từ to lắc (lắc đầu không hiểu).

Nhưng đó chỉ là thời kỳ đầu, phạm nhân nước ngoài đã vào trại thì thường 3 - 4 tháng là có thể nghe hiểu và nói được một vài câu tiếng Việt đơn giản. 1 - 2 năm là có thể giao tiếp bằng tiếng Việt thông thường. 3 - 4 năm có thể nói nghe nói tiếng Việt rất chuẩn, cá biệt có trường hợp dùng được cả tiếng lóng, viết truyện ngắn bằng tiếng Việt. Đó là do các phạm nhân người Việt thường rất nhiệt tình dạy tiếng Việt cho họ.

Hussain Ajmal - quốc tịch Pakistan

Xét trên phương diện nào đó, có lẽ trại giam là nơi đào tạo ngoại ngữ tốt nhất - Vị quản giáo già hóm hỉnh. Thế nên mới có chuyện một phạm nhân không biết một chữ tiếng Việt sau một tháng bị giam, khi một giám thị trẻ nhắc nhở phạm nhân (dĩ nhiên bằng tiếng Anh) sau đó hỏi: "Do you understand?", phạm nhân cúi đầu: "Dạ thưa cán bộ, tôi hiểu".

Nói đã vậy ăn uống, sinh hoạt cũng khó hơn rất nhiều, như ở nước ta các vùng miền khác nhau ăn đã khác xa nhau không nói đến các nước khác nhau, thức ăn của người Việt phạm nhân người nước ngoài không ăn được là bình thường. Nhưng cũng như ngôn ngữ, chỉ một thời gian ngắn hầu hết phạm nhân đều thích nghi được, đa số khi thụ án được 1 năm trở lên họ ăn uống không khác các phạm nhân người Việt.

Khó khăn nhất là những phạm nhân theo đạo, như đạo Hồi không ăn thịt heo. Tiêu chuẩn của phạm nhân mỗi tháng được ăn 0, 7 kg thịt, mà thịt heo là thứ phổ biến nhất ở Việt Nam, hơn nữa thường các trại còn tăng gia được chứ lấy đâu ra thịt gà, hay thịt bò cho phạm nhân thay thế. Người theo đạo Hồi còn có tháng nhịn ăn nên kể cả khi đã vào trại rồi họ vẫn không ăn thịt heo và nhịn ăn trong tháng Ramadan.

Ăn uống phải theo khẩu phần và giờ qui định (nhưng nếu cả tháng họ không ăn thịt hay cả tháng họ không ăn) thì sao họ chịu nổi... Nhưng theo nguyên tắc nhân đạo và tôn trọng tôn giáo các giám thị trong trại vẫn luôn tạo điều kiện cho các phạm nhân được sinh hoạt theo tôn giáo của mình.

Sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hóa là rào cản rất lớn nhưng theo thời gian, các phạm nhân hội nhập rất nhanh thì khó khăn về tâm lý các phạm nhân ngoại rất khó vượt qua. Phạm nhân là người Việt một tháng được gặp thân nhân một lần, được nhận đồ tiếp tế, được điện thoại một lần, được viết 2 lá thư. Họ có quê hương chờ họ trở về, có người thân động viên chia sẻ, có những dự định những ước mơ chờ ngày ra trại để thực hiện.

Một số những phạm nhân châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia hay các phạm nhân châu Âu thì còn có người thân nhân hay lãnh sự 1 - 2 năm đến thăm một lần. Còn hầu hết những phạm gốc Phi hay Tây Á, Nam Á trong suốt quá trình thụ án không hề có thân nhân thăm nuôi.

Một số các phạm nhân người châu Á và châu Âu khi mới vào trại thường có biểu hiện của trầm cảm, stress quá mức: đầu tiên là lo lắng, sợ hãi, sau đến ủ dột, thẫn thờ, im lặng như những cái bóng, cá biệt có phạm nhân còn tìm đủ mọi cách để tự tử.

Riêng đối với các phạm nhân người châu Phi thì họ thể hiện theo một cách khác, với tâm lý của một con thú bị thương họ thường có biểu hiện bất chấp: không chấp hành cải tạo, gây rối, bạo loạn. Theo thượng tá Kết, các phạm nhân gốc Phi là thường là những phạm nước ngoài quậy và cứng đầu nhất. Họ có trình độ văn hóa thấp nên hay bị các phạm nhân khác xúi bẩy làm những việc sai trái mà không biết. Nhưng đằng sau, họ là những con người cô đơn nhất, đáng thương nhất.

Hiểu được điều đó nên các quản giáo và cán bộ trong trại giam thông cảm hơn với các phạm nhân này. Ngoài việc giáo dục họ về chính sách, pháp luật nhân đạo của Nhà nước ta các anh còn dạy các phạm nhân học đọc và viết tiếng Việt, dạy nghề để phạm nhân hòa nhập được với cộng đồng, bên cạnh đó mỗi quản giáo là một bác sỹ tâm lý động viên, an ủi kịp thời những khi tinh thần họ dao động, chán nản.

Bên cạnh đó cán bộ trại giam còn chủ động tăng tiêu chuẩn ăn cho các đối tượng này hơn do không có thân nhân tiếp tế. Do những chính sách nhân đạo đó, thường chỉ sau một thời gian ngắn các phạm nhân này đều hòa nhập rất tốt với cuộc sống và môi trường trong trại giam, phấn đấu cải tạo tốt.

Hoàng Giang

Cùng chuyên mục

Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát: 4 cựu lãnh đạo SCB bị đề nghị cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội

Thứ 3, 19/03/2024 | 15:09
Theo VKS, 4 bị cáo là cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB giữ vai trò đồng phạm tích cực cho Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn của Ngân hàng SCB.

Vụ Tân Hoàng Minh: Biết sai nhưng không lường hết hậu quả

Thứ 3, 19/03/2024 | 14:36
Tại phần xét hỏi, nhiều bị cáo tại Tân Hoàng Minh biết hành vi tạo lập hồ sơ "khống" là sai nhưng không lường hết hậu quả, thiệt hại lớn như vậy.

Viện kiểm sát: Cần loại trừ Trương Mỹ Lan khỏi đời sống xã hội vĩnh viễn

Thứ 3, 19/03/2024 | 11:21
Theo đại diện VKS, bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ mưu, phạm tội tinh vi, gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn nên cần loại bỏ vĩnh viễn bị cáo khỏi đời sống xã hội.

Xét xử vụ Tân Hoàng Minh: Vừa gửi tiền hôm trước, hôm sau Chủ tịch bị bắt

Thứ 3, 19/03/2024 | 10:37
Nhiều bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh cho biết, họ đã giấu người nhà đầu tư vào Tân Hoàng Minh, có trường hợp chưa kịp lấy hợp đồng thì bố con ông Dũng bị bắt.

Xét xử vụ Tân Hoàng Minh: Đỗ Anh Dũng cùng các bị cáo được đưa tới toà

Thứ 3, 19/03/2024 | 08:27
Sáng 19/3, bị cáo Đỗ Anh Dũng cùng nhóm đồng phạm liên quan đến vụ án diễn ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã được dẫn giải tới toà.
     
Nổi bật trong ngày

Phá chuyên án mua bán ma túy số lượng lớn, tạm giữ hình sự 3 đối tượng

Thứ 2, 18/03/2024 | 19:13
Lực lượng Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phá thành công chuyên án ma tuý với số lượng lớn trên địa bàn huyện Long Điền, tạm giữ hình sự 3 đối tượng liên quan.

Lời khai của tài xế “xe điên” bỏ chạy sau khi tông hàng loạt phương tiện

Thứ 2, 18/03/2024 | 14:15
Tại trụ sở công an, tài xế này khai bản thân đã nhận thức được hành vi, ăn năn hối lỗi và thành khẩn khai báo.

Người dân đập kính, khống chế tài xế “xe điên” có bị phạt hay đền bù?

Thứ 3, 19/03/2024 | 07:00
Hành vi của một số người dùng mũ bảo hiểm đập vỡ kính chắn gió xe bán tải để bắt giữ tài xế đang thu hút sự quan tâm và gây tranh luận.

Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: 10.000 quả trứng đổ xuống đường gây tai nạn, tài xế xe tải nhận án phạt

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Nam tài xế lái xe tải ở Đài Loan (Trung Quốc) vừa bị phạt tiền vừa có nguy cơ bị treo bằng lái 1 năm do làm đổ 10.000 quả trứng xuống đường dẫn tới tai nạn.

Góc nhìn pháp lý và diễn biến vụ nhóm thiếu niên dùng dao phóng lợn đe dọa, cướp tài sản ở Hà Nội

Thứ 2, 18/03/2024 | 20:00
Hành vi táo tợn của nhóm cướp đã được ghi lại qua đoạn clip. Theo đó, một nam thanh niên đi xe máy giữa đêm khuya tại một đoạn đường vắng trên địa bàn quận Hà Đông, bất ngờ bị nhóm cướp dùng sao phóng lợn đe dọa, cướp.