Chuyện tếu trên bàn nhậu: Sếp và gái

Chuyện tếu trên bàn nhậu: Sếp và gái

Thứ 4, 08/05/2013 | 20:16
0
Sếp tôi tổng kết rồi, mấy thằng đàn ông, con trai (đã đi làm) khi ngồi cùng nhau chỉ có hai chủ đề lớn được đề cập đến: Nói xấu sếp và gái. Trong hai chủ đề đó, "gái" là một từ nhạy cảm, có xu hướng động chạm.

 Tuy nhiên, dù hết thảy chị em có nóng nảy nheo mắt, quắt mồm, xắn tay gõ bàn phím... phản ứng rằng "gái" là một từ miệt thị với những người tượng trưng cho nhan sắc thì chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng, trong thế giới đàn ông, con trai, gái là một từ rất phổ biến khi người ta đề cập đến con gái và đàn bà. Nó cũng giống như chị em ta ngồi đong đưa bên ly trà sữa trân châu, hay bên mâm bún đậu mắm tôm vẫn hỉ hả khoe nhau: Thằng bồ tao mới mua cho tao cái váy xịn, hắn lại đèo tao đi xem phim... rồi sau đó...

Dĩ nhiên, rồi sau đó ai lại về nhà đấy. Với sự tự ái vốn dĩ của con trai, tôi còn cho rằng, từ "thằng bồ" được sử dụng phổ biến trong thế giới chị em còn có xu hướng miệt thị hơn từ gái chúng tôi vẫn thường dùng để chỉ "gấu", tức là người yêu của mình. Thế là sang hơn rồi!

Sếp thường có năng khiếu quát nạt

Trở lại câu chuyện cũ, chúng ta sẽ nói về hai chủ đề lớn: Sếp và gái. Sếp: Hình dung của bạn về sếp như thế nào? Chung nhất thế này, một ông mặc quần áo bảnh bao, nước hoa thơm lừng, giày xịn, áo quần đắt tiền và không thể thiếu sót, sếp là một người bẩm sinh có năng khiếu quát nạt. Sếp được quyền đó mà. Đó là quyền thượng tôn mà sếp sau bao nhiêu năm nhẫn nhịn mới giành giật được. Thường do người sếp trước đến tuổi về hưu hoặc cơ cấu đổi dấu xoay chiều mà sếp thứ trồi lên vị trí sếp trên.

Xã hội - Chuyện tếu trên bàn nhậu: Sếp và gái

Sếp thường có năng khiếu quát nạt. Ảnh minh họa

Trong tay sếp, bạn là những con rối biết nghe lời

Giống như chuyện mấy cụ ở nhà quê vẫn nói với nhau, kỳ này ông nào lên cũng không quan trọng, vì ông nào đi chăng nữa thì nhà quê vẫn trồng rau, nuôi gà, những thứ xa xôi không tác động được đến họ. Còn sếp, ai lên thay đi chăng nữa, bạn vẫn có cơ hội bị lãnh đạo bởi một thể chế hà khắc.

Sếp đi sớm. Sếp sẽ đứng ở ngay cửa cơ quan chờ bạn xoẹt qua để điểm danh, rồi sếp sẽ tru tréo lên với bạn: "Anh, chị có khái niệm thời gian không hả, bây giờ là mấy giờ rồi"...

Thậm chí, siêu luận hơn một chút, sếp sẽ nói: "Các cô, các cậu có biết tham nhũng là gì không, nó là căn bệnh nguy hiểm, nó đục khoét chế độ, hủy diệt sự công bằng và xâm phạm lợi ích chung, ngay lúc này đây, các cô các cậu là hiện thân của tham nhũng, tham nhũng thời gian hiểu chưa?". Rồi bạn sẽ trố ra vẻ mặt biểu lộ sự hối hận tốt độ, rồi bạn sẽ hồ hởi xin lỗi, niềm nở hứa hẹn không tái phạm.

Bạn gặp sếp có khi nhiều hơn gặp vợ, gần gũi sếp đôi khi nhiều hơn cả ở với chồng nhưng sếp luôn là một trạng thái không thể khám phá và đừng hòng định nghĩa. Bạn không biết khi nào sếp vui, cũng không biết khi nào sếp buồn, bạn chỉ thấy sếp nổi giận và sếp bình lặng mà thôi.

Sếp thường bị bê vào bàn nhậu của nhân viên và đương nhiên lãnh sứ mệnh là một thứ mồi không vật chất, vô hình vô dạng vô âm thanh để nhân viên chấm mút. Bà cô chưa chồng sẽ nói như hắt nước: Gã thật quá đáng, đàn ông gì mà ti tiện, bủn xỉn. Chàng trai chưa vợ sẽ vò đầu day dứt: Cuộc sống thật bất công, "kẻ hai bình sữa, người không hộp nào"..., đại loại thế.

Tôi luôn luôn đúng, nhớ chưa -  sếp nói

Có một câu rất phổ biến thời nay : "Điều 1, sếp luôn luôn đúng. Điều 2, nếu sếp sai hãy xem lại điều một". Sếp luôn là chân lý, sếp là định nghĩa của mọi sự đúng đắn rõ rồi.  Sếp giỏi không, đương nhiên giỏi, không được mặt này thì mặt nọ. Nhưng đã bảo rồi, sếp cũng khổ lắm chứ bộ, đã là sếp thì việc được yêu quý đôi khi là một sự xa xỉ, dù rằng có một số sếp không tôn trọng hiện thực khách quan, là hiền lành và tử tế một cách quá đáng. Dù là sếp nào đi nữa thì số lớn thuộc tầng lớp bóc lột, hay số ít là người không tôn trọng sự thực khách quan đi chăng nữa cũng thường bị bê vào bàn nhậu.

Khổ thế! Mà cũng phải cảnh báo rằng, tôi đang nói về sếp ở cái khía cạnh chung nhất, còn sếp của tôi ấy à, đương nhiên là chẳng dại gì tôi đem bàn ở đây. Sếp mà, điều kiêng kị nhất là đề cập đến sếp mình ở những nơi công khai và nhiều người biết đến. Nhất là trong thời buổi facebook là một kẻ rất hớ hênh, nó đôi khi là kênh phát tán thông tin, đôi khi lại là kẻ mách lẻo đốn mạt.

Hắn khai cho vợ bạn biết bạn đang đong đưa với gái nào, hắn tố cho chồng bạn biết bạn đang cà phê với ai và đương nhiên nó cũng chả khiêm tốn gì khi không tố cho sếp bạn biết bạn đang nói gì về sếp, thế nên tôi chả dại gì nói sếp tôi ở đây. Chính bởi lẽ đó, tôi xin khẩn khoản nhắc lại, sếp ở đây là sếp chung mà tôi thu thập được ở bàn nhậu.

Thế thôi nhỉ, tớ đi nhậu đã. Ngày đẹp trời giông gió nào đó tôi sẽ nói tiếp về chủ đề hai. Tức là GÁI!                    

Hồ Viết Thịnh

Nữ sinh bạo gan xem phim 'đen' nơi công cộng

Thứ 4, 08/05/2013 | 14:29
Mặc cho đang có khá nhiều người ở xung quanh, cô gái có vẻ ngoài khá giống với một nữ sinh trong clip vẫn ngang nhiên mở phim "đen” và ... “thưởng thức” không chút ngần ngại.

Gánh án oan 'gái hư' vì facebook

Thứ 4, 08/05/2013 | 10:49
Việc dễ dãi giao lưu trên facebook khiến không ít người khóc dở mếu dở, thậm chí mang tiếng oan.

Tôi đã học tiếng Việt như thế nào?

Thứ 2, 06/05/2013 | 09:00
Các vị không nghe nhầm, mà tôi cũng không viết nhầm đâu ạ. Tôi viết như thế đơn giản chỉ để thu hút sự chú ý của các vị vào bài viết của tôi mà thôi. Nó giống như cách mà báo chí ngày nay vẫn giật tít để đưa những tin vô bổ cho các vị. Tôi xin lỗi nhưng thú thực là tôi vẫn dùng từ "vô bổ" khi đọc một bài viết mà tiêu đề và nội dung chẳng liên quan đến nhau.