Chuyện thú vị về loài măng đắng ở cột mốc số 0

Chuyện thú vị về loài măng đắng ở cột mốc số 0

Thứ 6, 12/04/2013 | 13:50
0
Loại măng này xuất hiện khá nhiều ở địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), nhưng tại km số 0, thuộc khu vực cửa khẩu Thông Thụ, măng đắng xuất hiện nhiều hơn cả và có những gia vị đặc biệt, không lẫn vào đâu được.

Các bậc cao niên trong vùng cho biết, từ xa xưa, măng đắng là thứ vứt đi, nhưng sau một trận lụt lịch sử, người dân không có gì ăn và măng đắng trở thành lương thực cứu đói. Với người dân Việt Nam và Lào ở hai bên cột mốc số 0, măng đắng vì thế không chỉ là đặc sản mà còn là ân nhân giúp họ còn có thể sống tới bây giờ.

Măng đắng cứu dân bản

Theo chia sẻ của người dân, mùa măng đắng được bắt đầu từ tháng Giêng kéo dài cho đến hết tháng ba hàng năm. Vào thời gian này, trời dần ấm lên và những cơn mưa xuân là điều kiện lý tưởng để măng đắng phát triển. Trên địa bàn huyện Quế Phong, cây măng đắng có ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Tri Lễ và xã Thông Thụ (cột mốc số 0). Vùng đất này là tập hợp của những khóm tre già, xơ xác, nhưng lại cho ra những mầm măng hết sức đặc biệt mà người ta gọi là măng đắng.

Miền trung - Chuyện thú vị về loài măng đắng ở cột mốc số 0

Măng đắng được bày bán ở chợ

Những người lớn tuổi nhất trong vùng cũng không biết cây măng đắng có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, khi sinh ra và lớn lên, họ đã thấy nó trong những bữa ăn và được dặn rằng, phải tự hào và mang ơn loại thực phẩm này. Gặp những bậc cao niên trong bản, nghe họ kể lại về câu chuyện măng đắng mới thấu hiểu được, có thời gian chính cây măng này lại là nguồn sống của người dân nơi đây. Bà Quang Thị Tuyết (75 tuổi) một già làng ở bản Mường Phú (xã Thông Thụ) cho biết: "Cây măng đắng này có từ rất lâu rồi, không ai nhớ rõ nó có từ bao giờ, chúng tôi cũng chỉ được nghe cha ông kể lại".

"Thời gian đó, cuộc sống của người dân đang khó khăn, chuyện thiếu ăn thường xuyên diễn ra và cây rừng là nguồn lương thực chính. Thế nhưng, cây rừng rồi cũng có hạn, hái nhiều rồi nó cũng hết. Nhất là vào mùa đông, hầu hết các loại rau rừng đều chậm sinh sôi. Tháng ba năm ấy, khi cái đói của mùa giáp hạt đến cũng là lúc mưa lớn, gây ngập ở nhiều nơi. Không ai tìm ra được gì để ăn thì cùng vào thời điểm này, một loại cây rừng họ tre lại cho những mầm măng bụ bẫm nhìn rất thích mắt. Biết rằng nó có vị đắng, trước giờ không ai ăn nhưng vì cái đói, dân làng lấy măng đó về ăn. Năm ấy, măng đắng đã giúp người dân thoát khói nạn đón một cách kỳ lạ", bà Tuyết tiếp lời.

Lâu dần, cây măng đắng trở nên thân thuộc với đồng bào nơi đây, vị đắng chát đã dần trở nên mặn mòi với từng bữa ăn của người dân. Bà Quang Thị Thiết (73 tuổi) trú cùng bản Mường Phú tiếp lời: "Có bốn loại măng, gồm măng đắng, măng giang, măng nứa và măng hốp có thể làm thức ăn của con người. Tuy nhiên, đứng đầu trong bốn loại đó là măng đắng, vì nó sinh sôi sớm nhất trong năm. Điều đặc biệt là, loại măng này chỉ khi mọc lên khỏi mặt đất mới chuyển sang vị đắng, chứ nếu mầm cây vẫn còn nằm trong lòng đất thì nó lại rất ngọt, có thể ăn sống được".

Từ ăn để no cái bụng, để tránh cái đói trước mắt, lâu dần người dân thấy lẫn trong vị đắng của măng là vị ngọt rất khó quên. Theo người dân trong bản thì măng đắng có ở nhiều nơi nhưng ở km số 0 (cửa khẩu Thông Thụ) là loại măng đắng ăn ngon nhất. Thế nên, mỗi mùa măng đến, người dân lại rục rịch chuẩn bị đồ nghề đi hái măng. Cả làng, cả bản, ai ai cũng có thể hái loại măng này, vì chỉ cần một con dao, chiếc gùi là có thể bắt đầu hành trình hái măng. Loại măng này cũng rất dễ chế biến, có thể luộc, xào hay nấu canh...

Miền trung - Chuyện thú vị về loài măng đắng ở cột mốc số 0 (Hình 2).

Khu rừng măng đắng ở km số 0

Đặc sản của tình hữu nghị

Dù không còn phải ăn chống đói nữa nhưng bây giờ măng đắng lại cho bà con nơi đây nguồn thu nhập chính. Nhà nhà thi nhau đi hái măng và mỗi lần đi rừng như vậy, một người cũng kiếm được khoảng 50-60 kg. Với mỗi kg măng đắng đầu mùa sẽ được thương lái thu mua với giá dao động 10.000 - 15.000 đồng. Chị Lương Thị Hoa (SN 1974) cho biết: "Bây giờ, măng đắng đã trở thành đặc sản của Quế Phong rồi, nên không chỉ có các thương lại đặt mua mà các du khách khi về xuôi cũng đều cố gắng mang theo ít măng để làm quà cho bạn bè, hàng xóm".

Theo quan sát của chúng tôi, dọc quốc lộ 48 có rất nhiều nơi bày bán măng, nhất là trong các khu chợ. Người mua, kẻ bán tấp nập cả một góc chợ, nhiều người tranh thủ chọn những mầm măng thật ngon để chế biến bữa cơm cho gia đình. Đến nay, măng đắng đã dần theo con người về thị trấn, về thành phố hay có mặt trong những nhà hàng và được chế biến thành những món ăn rất hấp dẫn. Vì lẽ đó, người dân Quế Phong rất đỗi tự hào vì đặc sản của quê hương.

Chị Lương Thị Hoa chia sẻ: "Để chọn được những mầm măng đắng ngon là cả một quá trình. Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm thì việc này không khó". Anh Công Sáng, trú tại thị trấn Kim Sơn (huyện Quế Phong) cho biết: "Muốn chọn măng ngon, phải chọn mầm măng có bẹ ngoài còn trắng và to một chút. Tuyệt đối không chọn loại có bẹ màu xanh, mậm nhỏ và cao, vì loại này đã mọc thoát khỏi mặt đất khá lâu nên rất đắng".

Một điều đặc biệt nữa, khi nhắc đến măng đắng là người ta nói tới tình người biên giới giữa hai nước Việt - Lào. Được biết, măng đắng mọc nhiều ở khu vực xung quanh cột mốc số 0 và không chỉ người dân Việt Nam mà người dân Lào cũng xem măng đắng là đặc sản và trở thành món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn. Bởi cửa khẩu Thông Thụ chưa thực sự phát triển nên hoạt động hái và thu mua măng đắng trở thành hoạt động giao thương rất đặc biệt giữa hai nước Việt - Lào ở khu vực biên giới.          

Cúng tạ ơn trời đất bằng măng đắng

Khoảng đầu năm âm lịch, một số thương gia Việt Nam và Lào thường tổ chức lễ tạ ơn trời đất ở quanh khu vực cột mốc số 0 và măng đắng là sản vật được cung tiến. Từ niềm tin mãnh liệt vào tự nhiên cùng những đặc thù về địa lý, măng đắng vô tình trở thành sợi dây kết nối tình anh em giữa hai nước Việt - Lào tại khu vực biên giới.   

Hà Hằng - Kim Thoa

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Chuyện thú vị ở Câu lạc bộ “Không đánh vợ”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Xa gia đình hàng tháng trời bởi lênh đênh trên biển, khi vào bờ những người chồng, trụ cột trong gia đình ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) lại làm bạn với rượu. Trong men say, họ giận cá chém thớt đánh vợ để thị uy khiến tan cửa nát nhà, đã có nhiều vụ án mạng sau những cơn thịnh nộ của những người chồng.

Chuyện thú vị ở ngôi làng phụ nữ hút thuốc lào

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Bắn xong một bi thuốc lào, chị như được tiếp thêm sức, phăng phăng xắn tay áo vào bếp nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

Chuyện thú vị về xổ số, giải độc đắc "khủng" ở Mỹ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
Một người đàn ông sống ở thành phố Kansas, bang Kansas (Hoa Kỳ) đã bị sét đánh trúng chỉ vài giờ sau khi mua 3 tờ xổ số Mega Million. Trường hợp của ông là một minh chứng cho câu ngạn ngữ xưa của Mỹ "những kẻ cờ bạc đáng bị sét đánh hơn là ăn giải độc đắc".

“Giáo sư biết tuốt” chia sẻ những câu chuyện thú vị về "sự" học

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
GS. TS Nguyễn Lân Dũng là một trong hai người tốt nghiệp đại học ít tuổi nhất Việt Nam, ra trường khi vừa tròn 18 tuổi.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.