Chuyện về hồn cây Pí Thái ở Sơn La

Chuyện về hồn cây Pí Thái ở Sơn La

Chủ nhật, 17/03/2013 | 11:47
0
Mỗi khi cầm cây Pí lên thổi, ông Cầm Văn Dưn (68 tuổi, phường Tô Hiệu, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) như trở lại thời trẻ. Ánh mắt ông vui say, nhanh nhẹn, đôi tay ông điêu luyện theo từng nốt nhạc reo vui. Cây Pí (cây sáo dọc) thuộc bộ hơi. Tiếng Pí có trong tất thảy niềm vui, nỗi buồn của người Thái. Và ông Dưn là một trong số người hiếm hoi giữ được tất cả loại hồn của Pí.

Cưới được vợ đẹpnhờ hồn Pí

Trò chuyện với chúng tôi, ông Cầm Văn Dưn cho biết, cây Pí mang trong nó tích cổ từ lâu đời. Chuyện kể rằng, ngày xưa, ở một bản nhỏ của dân tộc Thái, có một đôi trai tài, gái sắc là Khun Lú và nàng Ủa yêu nhau tha thiết. Họ đã cùng nhau thề núi, hẹn sông sống trọn đời bên nhau. Nhưng vì Khun Lú nghèo nên bố mẹ nàng Ủa cấm đoán và ép gả nàng cho người khác. Để giữ trọn lời thề, nàng Ủa đã thắt cổ tự vẫn. Nàng Ủa chết đi, Khun Lú buồn và thương, không lúc nào không nhớ tới nàng Ủa. Nhớ thương người con gái chung tình, Khun Lú đã làm Pí Pặp để khóc than người yêu. Nhưng rồi, càng thổi Pí Pặp, Khun Lú càng nhớ thương nàng Ủa hơn. Khun Lú đã bóp nát cây Pí Pặp và rồi cũng tự vẫn. Sau này, tỏ lòng mến mộ và trân trọng tình yêu của đôi tình nhân, người Thái trắng đã chế tạo ra Pí Pặp dựa trên các chi tiết có được trong câu chuyện tình, để làm nên cái hồn Pí Thái rất khác lạ.

Miền bắc - Chuyện về hồn cây Pí Thái ở Sơn La

Ông Dưn thổi Pí Tam Lay.

Trầm ngâm sau câu chuyện xen lẫn buồn vui về truyền thuyết một trong những loại Pí của người Thái, ông Dưn chia sẻ: "Ngày xưa, đàn ông Thái chúng tôi biết thổi Pí nhiều như lá cây trên rừng. Ngày nhỏ, tôi và nhiều đứa trẻ đã được nghe tiếng Pí dân tộc từ ông, cha thổi vào các dịp hội của bản. Giờ đây, tìm được một người biết thổi Pí quả là không dễ. Cuộc sống đổi thay, người dân Thái không còn gói gọn trong các buôn làng, người ta dần quên đi tiếng Pí. Cây Pí bị xếp vào góc nhà, xó bếp. Người Thái bao đời nay gắn bó với tiếng Pí, mất đi tiếng Pí người Thái dần dần sẽ quên nguồn cội". Nghĩ vậy ông Dưn quyết tâm dạy con cháu và thanh niên trong bản thổi Pí.

Ông Dưn tâm sự: "Thổi được Pí đã khó làm thế nào thổi được hồn dân tộc, thể hiện được cuộc sống sinh hoạt, nét văn hóa, tình yêu của người Thái và tâm sự của chính người thổi muốn truyền đạt qua tiếng Pí càng khó hơn rất nhiều. Nó đòi hỏi người thổi chúng phải thật sự yêu cây Pí, thật sự muốn học. Tôi yêu và đã tìm đến những người biết thổi Pí để học, để làm được những điều mà người dân đang dần quên lãng".

Để chứng minh cho sự say mê loại nhạc cụ đặc trưng của cha ông mình, ông Dưn cầm cây Pí Pặp lên say mê kể từng chi tiết cấu tạo của loại Pí thấm đượm chuyện tình buồn xa xưa. Với cấu tạo bằng hai ống nứa tép nhỏ cỡ ngón tay út, một ống gọi là "xảng i" (tượng trưng cho con trai), ống kia gọi là "xảng me" (tượng trưng cho con gái). Người ta đo chiều dài của Pí Pặp không phải theo gang tay mà là bằng cách nắm tay vào thân ống nứa, đếm theo từng nắm tay. Sáo Pí Pặp có ba cỡ: Năm nắm tay, bảy nắm tay và chín nắm tay, phù hợp với từng lứa tuổi người chơi. Lưỡi sáo được làm bằng đồng hoặc bạc nõn. Hai ống nứa được buộc bằng sợi dây đồng nhỏ, kẹp lại, ống nứa ở gần miệng thổi được kẹp bằng sáp ong có tác dụng giữ hơi.

Nhờ những kiến thức và tài năng từ việc học, chơi Pí điêu luyện, ông Dưn được tuyển vào làm nhạc công của đoàn nghệ thuật tỉnh Sơn La từ năm 1965 đến năm 1990. Ông cũng từng nhận Huy chương Vàng hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn quốc năm 1994, Huy chương Bạc trong hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn quốc năm 1998. Không những vậy, nhờ tiếng Pí, ông đã lấy được lòng người con gái đẹp nhất đoàn văn công tỉnh Sơn La ngày đó. Người vợ của ông, bà Lừ Thị Xó, là diễn viên múa trong đội nghệ thuật tỉnh, vì mê tiếng Pí của ông mà theo ông về làm vợ. 

Hai người cùng đam mê tiếng Pí, tình yêu của bà đã chắp cánh cho tiếng Pí của ông bay xa hơn và lay động nhiều khán giả hơn, sau mỗi lần biểu diễn. Ông đã có mặt ở hầu hết các hội diễn Nghệ thuật quần chúng, không chỉ trong tỉnh mà cả toàn quốc, mang tiếng Pí đến với nhiều vùng đất, nhiều người và nhiều dân tộc hơn.

Miền bắc - Chuyện về hồn cây Pí Thái ở Sơn La (Hình 2).

Các loại Pí của người Thái.

Giữ hồn Pí Thái

Trò chuyện với ông Dưn, được nghe tiếng Pí vang lên qua sự thể hiện của ông, người nghe như nhìn thấy cả một dải núi rừng hùng vĩ, hoang sơ nhưng lãng mạn với những đôi trai gái đi trẩy hội xuân bên những nếp nhà sàn thấp thoáng cạnh sườn núi. Những âm thanh Pí khiến người nghe chìm đi trong cảm xúc về tình yêu đẹp, về cuộc sống bình yên, về công việc thường ngày với những vui, buồn... Tiếng Pí đã dứt, ông Dưn cầm cây Pí gọn trên tay, nhẹ nhàng giới thiệu về những loại Pí, đặc trưng âm thanh của chúng. Tiếng dân tộc Thái, Pí Pặp là loại sáo đôi. Bao năm ông gắn bó với chiếc sáo đôi cũng là từng ấy năm những người trong bản được nghe ông thổi đệm theo làn điệu dân ca Thái. Từ độ rung, vuốt hơi, luyến láy, đến nén hơi, nhả nốt, những kĩ thuật đó đã được ông "khổ luyện" qua nhiều năm và giờ đây "bung" ra trong từng âm điệu đầy trữ tình, réo rắt, dìu dặt khó quên như truyền thuyết đôi tình nhân Khun Lú - nàng Ủa.

Ông Dưn gọi Pí Pặp là Pí tình yêu, đứng đầu các loại Pí. Theo ông Dưn, có tình yêu, giữ được tình yêu thì mới giữ được hồn của mình, dân tộc mình. Cây Pí Pặp thường dùng để thổi trong những dịp như tỏ tình với bạn gái, giao duyên. Ngày xưa, các chàng trai thường mang cây Pí đến chân cầu thang nhà sàn cô gái mình thích để thổi. Cô gái nghe tiếng Pí của người mình yêu sẽ biết và  ra tâm sự. Sau đó đến Pí Khui, đây cũng là loại Pí thổi lúc giao duyên vào những dịp giao lưu văn nghệ. Pí Khui dùng để gọi bạn tình mỗi đêm chọc sàn. Người thổi Pí Khui mà buồn thì âm thanh rất xa vắng, thổn thức, mênh mang đầy nội tâm. Ông Dưn bảo rằng, những đêm thanh vắng nghe tiếng Pí Khui, người già thở dài, lần đến hũ rượu nhớ lại tuổi thanh xuân. Người Thái nói đó là cái "men" gọi lại tuổi xuân của người già.

Không chỉ thổi Pí lúc tìm bạn giao duyên, người Thái còn có riêng Pí Tam Lay để thổi những lúc lao động mệt nhọc. Trong một khoảng không gian rộng lớn, giữa cánh đồng, tiếng Pí Tam Lay khiến người ta quên mệt mỏi, nặng nhọc để thêm hăng say, yêu lao động. Lúc đau buồn, tiếng Pí Lao làm người nghe liên tưởng tới những mất mát, khổ đau, thiệt thòi của số phận. Nghe tiếng Pí Lao giữa các đam ma chay, khó ai có thể không rơi lệ buồn thương cho một kiếp người nổi trôi.

Giờ tiếng Pí không còn hiện hữu nhiều trong đời sống hàng ngày của người Thái nhưng với ông Dưn mỗi lúc rảnh rỗi, ông thường lấy Pí ra thổi những bài mới. Ông Dưn tâm niệm: "Cái bụng tốt, cái tâm sáng, cái đầu chịu khó học, thổi Pí mới hay, mới toát lên cái hồn cốt của người Thái". Nghe những âm thanh tinh tế của cây Pí Thái, người ta như cảm nhận được sự giao hòa của đất trời và vạn vật, ngân vang, bay bổng khát vọng một cuộc sống sinh sôi, phát triển, ấm no, hạnh phúc, làm cho tâm hồn người trong sáng hơn, thêm tin yêu vào cuộc sống, hướng mỗi người đến giá trị đích thực của "chân - thiện - mỹ". Hiện nay, trong mỗi dịp văn nghệ, ông Dưn vẫn thường mang đến các tiết mục bằng Pí. Tiếng Pí của ông Dưn được mệnh danh là có hồn nhất vùng. Ông còn sẵn sàng nhận chỉ dạy cho bất cứ ai có đam mê với hồn cốt dân tộc mình.

Chỉ lo tiếng Pí bị thất truyền

Điều vẫn còn trăn trở với người nghệ nhân già này là lớp trẻ người Thái biết thổi Pí giờ không nhiều, người già biết dùng Pí để truyền lại cho thế hệ trẻ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tiếp xúc với nhiều người trẻ, ông Dưn nhận thấy, người trẻ bây giờ ít người muốn học thổi Pí. Ông sợ tiếng Pí của tổ tiên, ông bà người Thái sẽ không còn được ngân lên trong các dịp buồn, vui của dân bản. Ở cái tuổi xế chiều, ông vẫn đau đáu một mong muốn, làm thế nào để có nhiều người yêu tiếng Pí dân tộc. Và ông hy vọng với sự tận tình, chỉ bảo của ông thì người biết thổi Pí, thổi hay sẽ ngày một nhiều lên.     

Hoàng Mai - Sơn Nữ

Chuyện về người chiến sĩ năm xưa trị rắn cứu người

Chủ nhật, 10/03/2013 | 10:04
Khi tôi đến nhà, ông Giàu đang cặm cụi xao lá thuốc. Dáng người hao hao gầy, đôi mắt nhiều chân chim, bàn tay rám nắng đang thoăn thoắt gói thuốc cho người bệnh. Về thôn Hạ Cát, Tống Phan, Phù Cừ, Hưng Yên không ai là không biết tới ông Trần Văn Giàu - người chiến sĩ năm xưa đã 30 năm chữa rắn cắn cứu người.

Chuyện về gia đình được Bác Hồ tặng áo lụa

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Chúng tôi về thành phố Nam Định vào một ngày thu giữa tháng 9. Tiết trời trong veo và thanh bình khiến cho tôi càng háo hức sải bước tìm đến gia đình vốn được Bác Hồ ngợi khen là "Một nhà trung hiếu Muôn thuở thơm danh". Đó là gia đình ông Tạ Quang Tám (trú tại số nhà 87, đường Trần Thánh Tông, TP. Nam Định).

Câu chuyện về những người sản xuất “sát thủ tiêu diệt B-52”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Trong chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không", cùng với lực lượng phòng không khác, các tiểu đoàn tên lửa của ta đã giáng những đòn chí mạng vào B52 của Mỹ. Ít người biết rằng, để đảm bảo đủ đạn dược, nhất là đạn cho các tiểu đoàn tên lửa, biết bao chiến sĩ kỹ thuật đã thầm lặng hi sinh để phục vụ chiến đấu...

Chuyện về ngôi miếu chỉ... 'bắt' đàn ông

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:38
Hàng chục năm nay, có không ít nam thanh niên chết vì tai nạn giao thông ở đoạn đường gần khu vực ngôi miếu bà Thanh. Chính điều này đã vô tình tạo thành cái cớ về lời đồn thổi ngôi miếu chỉ “thích bắt” đàn ông.
Cùng chuyên mục

Áo ấm vùng cao - Góp yêu thương cho mùa giá lạnh

Thứ 5, 05/12/2013 | 14:36
Vừa qua, các tình nguyện viên của chương trình 'Áo ấm vùng cao' đã có mặt tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để trao tặng những chiếc áo ấm, giúp các em học sinh chống chọi với cái lạnh của mùa đông.

Xe camry tông chết cô gái trẻ

Thứ 6, 29/11/2013 | 10:06
Không làm chủ được tốc độ, chiếc ôtô 4 chỗ đã tông thẳng vào cô gái đang đi trên đường khiến người điều khiển xe máy tử vong, tài xế chấn thương nặng.

Con trai trưởng công an xã tự tử gây rúng động làng quê

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:00
Đang có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, bỗng nhiên, anh Nguyễn Mạnh C., ngụ tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cái chết của anh Nguyễn Mạnh C. đang gây xôn xao dư luận địa phương vì nghi có “dính líu” đến xã hội đen.

Xe tải chở nhựa đường bất ngờ bốc cháy

Thứ 3, 26/11/2013 | 15:12
Vào 7 giờ sáng nay 26/11, một vụ cháy xe tải đã xảy ra tại ngã ba Quyết Thắng, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Lái xe kịp thời thoát nạn song vụ cháy đã gây ách tắc giao thông.

Nhà báo ép xe, truy bắt cướp trên phố Hà Nội

Thứ 3, 26/11/2013 | 08:04
Một đôi nam nữ đang đi trên đường thì bất ngờ bị nam thanh niên đi xe Exciter lao lên giật túi xách. Đúng lúc này một nhà báo đã dũng cảm đuổi theo ép xe và cùng người dân khống chế tên cướp thì liền bị đối tượng chống trả. Sau đó tên cướp bỏ lại xe máy cùng túi xách của nạn nhân rồi nhanh chóng bỏ trốn.