Chuyện về người thu phục nhân tâm ở 'thung lũng chết'

Chuyện về người thu phục nhân tâm ở 'thung lũng chết'

Thứ 2, 04/11/2013 | 14:57
0
Anh sinh ra và lớn lên ở “chảo lửa” ma túy nên đau đớn khi phải chứng kiến những cảnh bà con mình khổ đau, tang tóc vì “cái chết trắng”. Anh đã thề rằng, bằng mọi cách phải kéo bà con thoát khỏi kiếp “nô lệ cho ma túy”. Thung lũng chết ở đây chính là địa danh Hang Kia - Pà Cò đầy ám ảnh.

Chúng tôi ngược quốc lộ 6 về “thung lũng chết” để tìm gặp anh Sùng A Chếnh (SN 1964), Đội trưởng đội An ninh công an huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Máu và nước mắt

Sùng A Chếnh sinh ra trong một gia đình người Mông ở bản Xà Lĩnh, xã Pà Cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình. Đã nhiều lần, anh phải chứng kiến những cảnh gia đình tan nát, anh em ly tán, người thân tù tội vì ma túy, thuốc phiện. Anh Chếnh càng căm thù những chất gây nghiện đó. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Pà Cò được mệnh danh là “thủ phủ của cây thuốc phiện”. Khi cây thuốc phiện bị triệt phá, kẻ xấu lại reo rắc vào đầu những người dân rằng: “Không trồng cây thuốc phiện thì đi buôn ma túy”. Do nhận thức còn kém, món lời nhìn thấy quá lớn, người dân đã gián tiếp reo rắc “cái chết trắng” ở thung lũng này, nơi mình sinh ra và lớn lên. Năm 1987, anh vào làm công an viên xã Pà Cò. Anh biết rằng, mình mới chỉ là một chiến sỹ trẻ, trong khi đó, nơi anh ở, đồng bào đã làm “nô lệ cho ma túy” không biết bao nhiêu đời nay rồi. Để thay đổi được nhận thức của người dân và xua đuổi “nàng tiên nâu” ra khỏi thung lũng này, đâu phải là chuyện dễ.

Xã hội - Chuyện về người thu phục nhân tâm ở 'thung lũng chết'

Anh Sùng A Chếnh, Đội trưởng đội An ninh, công an huyện Mai Châu.

Năm 1990, anh được điều chuyển lên đội An ninh, công an huyện Mai Châu. Sau đó, anh được đi học tại đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân). Anh đã đem những kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống ma túy mà học được, về phục vụ quê hương. Vì là người con của Hang Kia – Pà Cò, am hiểu địa hình và thông thạo tiếng địa phương, nên anh được cấp trên điều động kiêm thêm chức Phó ban công an xã Pà Cò. Anh Chếnh chia sẻ: “Khi nhận được thông tin, tôi được phân công về làm việc tại địa phương, gia đình tôi đã ngăn cản. Vợ tôi khóc lóc mấy ngày, mấy đêm. Cô ấy nhất quyết không cho tôi làm ở đó. Sau nhiều ngày giảng giải, thuyết phục, vợ tôi mới chấp nhận”.

Trong một đợt triệt phá chuyên án mua bán ma túy chấn động ở Hòa Bình, anh giả làm người chăn trâu để trinh sát hành vi của tội phạm. Khi đối tượng lên xe, xuôi về hướng Hà Nội, anh đã phối hợp với tổ chuyên án, phục kích và tóm gọn đối tượng. Đó là vụ triệt phá 44 bánh heroin vào năm 2004.

Đằng sau những chiến công, bằng khen ấy, anh vẫn không khỏi trăn trở: “Có những vụ án liên quan đến những đối tượng địa phương (xin không nêu cụ thể từng vụ án vì lý do bí mật), gia đình tôi đã phải chuyển lên một căn nhà nhỏ ở thị trấn Mai Châu. Hai đứa con nhỏ của tôi được bảo vệ cẩn thận, vì sợ bị trả thù. Khi mọi chuyện im ắng, tôi mới dám đưa vợ con về nhà”.

Đến bây giờ, anh Chếnh vẫn không thể quên vụ bắt “ông trùm” ma túy ở xã Hang Kia cách đây 3 năm. Đó là chuyên án mà anh đã phối hợp cùng lực lượng công an tỉnh Hòa Bình tiến hành vây bắt Vàng A Khua. Khi biết ngôi nhà mình bị bao vây, không còn con đường nào chạy chốn, tên này đã quay lại xả súng điên cuồng, khiến 3 chiến sỹ công an hy sinh. “Kể từ vụ án đó, chúng tôi đã rút ra được nhiều bài học và những kinh nghiệm xương máu. Để xóa sạch tệ nạn ma túy ở khu vực đặc thù này, không chỉ đơn giản dùng đến súng đạn, quan trọng là phải giải quyết tận gốc rễ và căn nguyên của vấn đề”.

Xã hội - Chuyện về người thu phục nhân tâm ở 'thung lũng chết' (Hình 2).

Hang Kia – Pà Cò đang dần xua đi nỗi ám ảnh về “thung lũng ma túy”.

Thách thức ở “pháo đài bất khả xâm phạm”

Được Thủ tướng tặng bằng khen

Với những đóng góp của mình, anh Sùng A Chếnh đã nhận được rất nhiều giấy khen của các cấp, các ngành. Đặc biệt, năm 2004 anh được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. “Với tôi, phần thưởng quý giá nhất chính là lòng tin yêu của nhân dân. Thật hạnh phúc khi nhìn thấy bà con ở “thung lũng chết” dần thoát khỏi kiếp “nô lệ của nàng tiên nâu”.

Anh Chếnh cho rằng, việc vận động người dân xa lánh ma tuý ở Hang Kia -  Pà Cò rất khó khăn. Cái khó nhất chính là những kẻ tham gia buôn bán, vận chuyển ma túy cùng chung gia đình, huyết thống. Họ liên kết thành hệ thống mắt xích liên gia đình, liên làng, liên bản để bảo vệ lẫn nhau. Họ sẵn sàng vác súng ra các rìa rừng làm “chim lợn” cho người khác phạm tội. Nếu bị cơ quan công an truy bắt, “chim lợn” sẽ báo hiệu cho đồng bọn thoát thân. Hơn nữa, họ sẵn sàng nổ súng chống lại lực lượng chức năng để bảo vệ “hàng”. Có thời kỳ, nơi đây được coi là “pháo đài ma túy bất khả xâm phạm”. “Tôi là người địa phương thì còn có thể ra vào. Nhưng để gặp họ, vận động họ thì không dễ dàng chút nào. Chỉ nhìn thấy mặt mình, họ liền lỉnh ra cửa sau, chạy mất hút. Để gặp được họ, tôi phải đến gõ cửa lúc buổi sáng sớm tinh mơ hoặc đêm tối”, anh Chếnh tâm sự.

Mỗi lần đi vào bản, anh đều ăn mặc bộ quần áo của dân tộc Mông để thể hiện tình cảm thân thiện. Anh đến từng gia đình nói chuyện, hỏi thăm để tạo cảm giác gần gũi đối với họ. Biết gia đình nào có người ốm, anh đến thăm hỏi nhiều hơn và đôi khi chỉ đến uống chén trà, nói chuyện tào lao. Bên cạnh những câu chuyện về con gà, anh lại xen vào câu chuyện của những kẻ được coi là giàu nhất về ma túy hay những anh nông dân bản địa có tiền mua ô tô sang. Và, cuối cùng, họ cũng trắng tay, con cháu nghiện ngập, gia đình ly tán. Rồi, kẻ ngồi tù, đứa chết sớm. Dân bản cũng không thể quên những trường hợp đau khổ đến mức uống thuốc diệt cỏ để quên sinh. Họ mới vỡ lẽ ra, bao năm qua làm “nô lệ cho ma túy” chứ chẳng giàu sang gì!

Chỉ ra cho đồng bào biết nhưng để giúp họ thoát khỏi ma túy phải được thực hiện bằng những hành động cụ thể. Họ sợ nhận mình nghiện sẽ “bị bắt” (đi cai nghiện bắt buộc – PV) nên rất khó để biết ai bị nghiện. Có nhà, cả bố và con, cả chồng lẫn vợ đều nghiện. Để thuyết phục được họ, phải thực biện pháp cai nghiện tại địa phương. “Việc cai nghiện cho đồng bào cực kỳ khó khăn. Có người cai đến 7 lần rồi vẫn tái nghiện. Nhưng, chúng tôi không bao giờ nản. Khi một người cai nghiện được thành công, chúng tôi hết sức giúp đỡ để họ xây dựng cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc. Tính cộng đồng của người Mông rất cao. Nhìn thấy những tấm gương cụ thể vươn lên, họ sẽ noi theo. Nhiều người nghiện đã thức tỉnh và tự nguyện đến xin cán bộ cho đi cai. Bằng những biện pháp mang tính cộng đồng thiết thực ấy, tôi đã vận động được nhiều người vi phạm pháp luật ra đầu thú”, anh Chếnh bộc bạch.

Một minh chứng nữa cho thấy, anh Chếnh có khả năng thuyết phục tội phạm hoàn lương mà không phải người công an nào cũng có năng khiếu. Đó là vận động bà con giao nộp súng. Người Mông có thói quen dùng súng để săn bắn thú rừng cũng như để phòng vệ. Nhiều nhà phải bán trâu để mua súng. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, anh lại đến gõ cửa từng nhà, liên hệ với già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong bản để thuyết phục. Với sự kiên trì bền bỉ, anh đã vận động được bà con giao nộp trên 400 khẩu súng các loại như: Súng hai nòng, súng AK, súng kíp, súng tự chế...

Nhờ sự vận động của anh Chếnh, người dân đã tự nguyện ký vào bản cam kết: Đoàn kết trong khu dân cư; không tổ chức tuyên truyền mê tín dị đoan; không trồng cây thuốc phiện; không tảo hôn; không vận chuyển và buôn bán ma túy; không tàng trữ vũ khí; không cho trẻ đi học bằng xe máy.

“Mời anh về uống rượu vào dịp tết của người Mông”

Anh Chếnh hồ hởi khoe với chúng tôi rằng: Hiện nay trên địa bàn xã không phát hiện đồng bào tái trồng cây thuốc phiện. Việc buôn bán ma túy cũng giảm. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cuộc sống của hơn 3 nghìn người dân ở hai xã Hang Kia và Pà Cò đã có sự chuyển biến tích cực. Con đường vào trong thôn, bản đã được rộng mở, người dân có thể đem quả mận, con gà ra chợ phiên để trao đổi, mua bán. Cuộc sống đang dần “thay da đổi thịt” ở vùng đất này.

Anh Sùng A Chếnh chỉ tay về con đường vào Hang Kia – Pà Cò với một niềm tin mãnh liệt: “Hang Kia - Pà Cò không còn đáng sợ như mấy năm trước nữa. Vào Hang Kia – Pà Cò không sợ nghiện ngập và súng đạn, chỉ sợ say rượu thôi!”. Nói xong, anh cười khà khà.

Anh Chếnh mời chúng tôi trở lại Hang Kia – Pà Cò khi cây đào nở hoa, cùng uống rượu và đón tết của người Mông.

Hoàng Thế Tào

Người thu phục gã tử tù một mình trốn khỏi trại giam Chí Hoà

Thứ 4, 24/04/2013 | 14:43
Gặp lại anh trong lần ghé thăm phố núi, vẫn dáng dấp và lối nói chuyện nhẹ nhàng ấy, người đàn ông bình thường hơn bất cứ người nào khác này vẫn cuốn hút bằng những ngón nhạc điêu luyện.

Gây nghiện ma túy để thu phục trẻ ăn xin

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Lâu dần, những đứa trẻ ăn xin ngày một lớn và đã "nhờn" với bài tra tấn, đánh đập. Ngay lập tức, chủ các đường dây chăn dắt trẻ em lại nghĩ ra những "quái chiêu" cực độc để thu phục đám trẻ em "cái bang".

Úc muốn thu phục làng bóng Đông Nam Á

Thứ 2, 14/10/2013 | 13:50
Bóng đá Úc vừa trở thành thành viên đầy đủ của LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) đang có “âm mưu” thương mại hóa bóng đá Đông Nam Á bằng cách lôi kéo các nước gia nhập A-League.

Trắng đêm theo ngư dân thu phục 'thủy quái' ở Phú Quốc

Thứ 5, 04/04/2013 | 20:03
Ở Phú Quốc (Kiên Giang), nghề săn "cọp biển" (săn cá mập-PV) được ví như một cuộc chiến sinh tử chưa có hồi kết. Mấy ai biết được, ngoài khơi xa, trên những chuyến tàu đang dập dờn trên sóng dữ là những ngư dân đang ngày đêm thu phục "cọp biển" mưu sinh.

Giang hồ Sài Gòn trước 1975: Tiêu diệt sát thủ giấu mặt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Vào năm đầu thập kỷ 60, ở Sài Gòn, ngoài Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế, dưới trướng Thuận Lai (Huỳnh Tỳ) còn có nhiều đàn em khác như Cu Ba "đen", Tâm "vồ", Hùng "phốc", Luân "sún"..., họ hợp thành một băng du đãng ngày càng chuyên nghiệp, làm khiếp sợ những người lương thiện trong vùng.

Tiết lộ thú vị về bí quyết... săn nhân tài

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Trong xã hội đã sinh ra một nghề mà mọi người vẫn gọi là nghề "săn đầu người" (headhunter) hay còn gọi chuyên gia tuyển dụng nhân sự để đảm đương những công việc quan trọng trong công ty. Mỗi "thợ săn" với những bí quyết riêng không ai giống ai để có thể "săn" được nhân tài...

Người thu phục gã tử tù một mình trốn khỏi trại giam Chí Hoà

Thứ 4, 24/04/2013 | 14:43
Gặp lại anh trong lần ghé thăm phố núi, vẫn dáng dấp và lối nói chuyện nhẹ nhàng ấy, người đàn ông bình thường hơn bất cứ người nào khác này vẫn cuốn hút bằng những ngón nhạc điêu luyện.

Gây nghiện ma túy để thu phục trẻ ăn xin

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Lâu dần, những đứa trẻ ăn xin ngày một lớn và đã "nhờn" với bài tra tấn, đánh đập. Ngay lập tức, chủ các đường dây chăn dắt trẻ em lại nghĩ ra những "quái chiêu" cực độc để thu phục đám trẻ em "cái bang".

Úc muốn thu phục làng bóng Đông Nam Á

Thứ 2, 14/10/2013 | 13:50
Bóng đá Úc vừa trở thành thành viên đầy đủ của LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) đang có “âm mưu” thương mại hóa bóng đá Đông Nam Á bằng cách lôi kéo các nước gia nhập A-League.

Trắng đêm theo ngư dân thu phục 'thủy quái' ở Phú Quốc

Thứ 5, 04/04/2013 | 20:03
Ở Phú Quốc (Kiên Giang), nghề săn "cọp biển" (săn cá mập-PV) được ví như một cuộc chiến sinh tử chưa có hồi kết. Mấy ai biết được, ngoài khơi xa, trên những chuyến tàu đang dập dờn trên sóng dữ là những ngư dân đang ngày đêm thu phục "cọp biển" mưu sinh.

Giang hồ Sài Gòn trước 1975: Tiêu diệt sát thủ giấu mặt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Vào năm đầu thập kỷ 60, ở Sài Gòn, ngoài Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế, dưới trướng Thuận Lai (Huỳnh Tỳ) còn có nhiều đàn em khác như Cu Ba "đen", Tâm "vồ", Hùng "phốc", Luân "sún"..., họ hợp thành một băng du đãng ngày càng chuyên nghiệp, làm khiếp sợ những người lương thiện trong vùng.

Tiết lộ thú vị về bí quyết... săn nhân tài

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Trong xã hội đã sinh ra một nghề mà mọi người vẫn gọi là nghề "săn đầu người" (headhunter) hay còn gọi chuyên gia tuyển dụng nhân sự để đảm đương những công việc quan trọng trong công ty. Mỗi "thợ săn" với những bí quyết riêng không ai giống ai để có thể "săn" được nhân tài...