Chuyện

Chuyện"bôi bẩn" của SGGP và Phụ nữ TPHCM trên mạng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
0
Facebook mạng xã hội trực tuyến lớn nhất thế giới đã link liên tiếp 4 bài viết và các thành viên có nhiều bàn luận về chuyện "bôi bẩn" đồng nghiệp của báo Sài Gòn Giải phóng và báo Phụ Nữ TP HCM.

> Kính mời độc giả xem toàn cảnh vụ Sài Gòn Giải phóngPhụ Nữ TP HCM "bôi bẩn" đồng nghiệp tại đây!

Hàng ngàn bình luận của mạng xã hội trực tuyến bày tỏ rằng, khi các đồng nghiệp nói trên bị thu hẹp thị phần, làm báo xơ cứng thì quay ra "đánh hội đồng" đồng nghiệp.

"Những người làm báo Sài Gòn Giải phóng cần xem lại chính mình, với việc hàng năm được cấp một khoản ngân sách không nhỏ cộng với sự đầu tư về trang thiết bị, trụ sở... từ nguồn đóng góp qua thuế của người dân nhưng báo Sài Gòn Giải phóng chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ là tuyên truyền để đưa các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước nói chung và của TP Hồ Chí Minh đến với đồng đảo người dân. Báo Sài Gòn Giải phóng không thể che đậy sự yếu kém hay lớn mạnh được như mong muốn của lãnh đạo cơ quan chủ quản bằng việc đi bôi nhọ xúc phạm cơ quan báo chí khác và đồng nghiệp".

Nhịp sống - Chuyện'bôi bẩn' của SGGP và Phụ nữ TPHCM trên mạng

Còn với tờ Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh, những chuyện như sau, độc giả đỏ mặt khi đọc, được đăng công khai trên tờ báo dành cho phái nữ: "Nên nhớ, phương tiện của các ông lên bờ xuống ruộng vì chuyện to, nhỏ thì uyên ương phòng của các cô cũng có thể rơi vào cảnh lớn, bé. Như vậy hoàn toàn có thể xảy ra kịch bản: không phải cái bên ông bé mà là phía bên bà kém đàn hồi hay tệ hơn, mắc một khuyết tật nào đó. Một kiểu sát hạch sai cơ bản nữa là bên cho điểm chỉ căn cứ tình hình công cụ lúc làm dân mà xem xét không thỏa đáng tư thế chàng lúc làm lính. Nên nhớ, cái ấy là một tổ chức co giãn, và người ta nhận thấy cái nào lúc gươm tra vào vỏ có vẻ rụt rè, yếm thế lại có biên độ giãn nở lớn lúc tuốt gươm so với những cái bình thường to cao. Logic của chiếc lò xo: càng nén lại nhiều thì lực bung ra càng mạnh. Dông dài rốt cuộc cũng phải quay lại thành La Mã: chỉ nên luận anh hùng trên chiến địa".

Thượng tướng, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Nguyễn Huy Hiệu cho rằng, Báo Sài Gòn Giải phóng đã "xúc phạm" độc giả.

Nhịp sống - Chuyện'bôi bẩn' của SGGP và Phụ nữ TPHCM trên mạng (Hình 2).

"Nếu có ý kiến nào đó cho rằng báo Đời sống & Pháp luật là “lá cải”, là trơ trẽn, đi sâu vào đời tư ngườ

Chỉ đạo của phó bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua:

"Đây là thời điểm khó khăn của Báo Sài Gòn Giải phóng nên Đảng ủy, Ban biên tập báo Sài Gòn Giải phóng cần suy nghĩ tìm hướng đi để báo Sài Gòn Giải phóng đạt được mục tiêu thông tin: đúng, trúng, hay; phải làm sao bạn đọc bỏ tiền ra mua báo”.

khác, cố tình hạ thấp danh dự tờ báo…thì với tư cách là một độc giả thường xuyên của báo, là nhân vật từng được viết trên báo Đời sống & Pháp luật tôi thấy mình bị xúc phạm", thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết.

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, trung tướng, thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, khi nhận định những thông tin mà tờ Đời sống & Pháp luật nêu về vụ án Lê Văn Luyện, cho biết: "Trong số những tờ báo thông tin tích cực, tôi đánh giá Báo Đời sống & Pháp luật thông tin về vụ việc trung thực, trách nhiệm".

"Ngoài việc đến nhà chia buồn, động viên người thân nạn nhân, các đồng chí phóng viên đã xuống tận cơ sở gặp từ người dân, tổ dân phố, chính quyền, công an xã đến lực lượng chức năng cấp tỉnh, cấp Bộ thu thập thông tin một cách khách quan để đưa ra những bài viết sâu sắc, có tính thuyết phục và định hướng dư luận xã hội. Khi được tiếp xúc với đối tượng, phóng viên cũng không đi sâu vào những tình tiết man rợ để câu khách, đã khai thác những trạng thái tâm lý của một con người mà trước đó anh ta mang trái tim quỷ dữ. Những khai thác của phóng viên Báo Đời sống & Pháp luật là tài liệu giúp cơ quan điều tra tham khảo vận dụng để củng cố chứng cứ của vụ án", trung tướng Phạm Quý Ngọ nói.

Các ý kiến nói trên được đăng tải trên các ấn bản báo giấy Người đưa tin và ấn bản điện tử Nguoiduatin.vn.

Nhịp sống - Chuyện'bôi bẩn' của SGGP và Phụ nữ TPHCM trên mạng (Hình 3).

Anh Trần Trung Hậu, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An:

Mấy hôm qua khi tìm đọc bài báo phê phán trên Phụ Nữ TPHCM SGGP, tự nhiên tôi thấy rùng mình. Họ viết như vậy khác nào những độc giả thường xuyên đọc báo ĐS&PL như chúng tôi là tầng lớp thấp, chuyên dung nạp những thứ “thô tục và trơ trẽn”.

Mỗi báo có mỗi tiêu chí riêng, vì thế tôi đọc được cả Tuổi Trẻ lẫn ĐS&PL. Tôi nghĩ muốn góp ý hay gì đó, các báo khác nên làm theo kiểu nội bộ, chớ công khai trên mặt báo như thế này quả thật khiến cho độc giả dù không muốn cũng dễ hiểu lầm về họ”.

Trước đó, Sài Gòn Giải phóng dẫn lời thiếu tá Nguyễn Tuấn Việt, phó trưởng phòng An ninh báo chí (phía Nam) của Cục An ninh truyền thông đưa ra ý kiến “chỉ đạo” cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí là Bộ Thông tin - Truyền thông: "Cần kiên quyết, nghiêm minh trong việc quản lý và xử lý báo chí sai phạm; tránh tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí có đầy đủ công cụ quản lý trong tay nhưng không xử lý đúng mức đối với các cơ quan báo chí vi phạm. Bộ Thông tin - Truyền thông cần tiến hành thanh tra và xử lý mạnh tay đối với các tờ báo có thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục. Đồng thời, cần sớm có quy hoạch báo chí, ngưng cấp phép đối với những tờ báo hoạt động không hiệu quả, cần mạnh dạn loại bỏ và xử lý người đứng đầu đối với các tờ phụ trương, chuyên đề đã có nhiều sai phạm”.

Để làm báo tiếp cận được công chúng, báo Sài Gòn Giải phóng, trước hết làm tốt chỉ đạo của phó bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua, được đăng chính trên tờ báo này: “Đây là giai đoạn khó khăn nhất của báo Sài Gòn Giải phóng nên Đảng ủy, Ban biên tập báo Sài Gòn Giải phóng cần suy nghĩ tìm hướng đi để báo Sài Gòn Giải phóng đạt được mục tiêu thông tin: đúng, trúng, hay; phải làm sao bạn đọc bỏ tiền ra mua báo”.

Nhóm phóng viên