Cô giáo nghèo mở lớp dạy học miễn phí

Cô giáo nghèo mở lớp dạy học miễn phí

Thứ 4, 14/08/2013 | 11:32
0
Năm 14 tuổi, cô đã bắt đầu đi dạy. Đến nay, cô đã có 55 năm liên tục đứng trên bục giảng. Nhưng điều lạ lùng của cô giáo này là không bao giờ lấy tiền của học sinh. Đó chính là cô Nguyễn Thị Thiền.

Cả đời gắn với nghề giáo

Chúng tôi đến nhà cô Nguyễn Thị Thiền (749/1A, khu phố 1, P.Phú Thuận, quận 7, TP.HCM), đúng lúc cô vừa dạy xong. Dù đã chớm bước vào tuổi 70 nhưng trông cô vẫn còn trẻ trung và tràn đầy nhiệt huyết. Cô bảo, vừa đưa học trò về nhà, vì tụi nhỏ còn nhỏ mà xe thì đông nên cô vẫn giữ thói quen đưa về đến nhà như thế. Nghe cô tâm sự chuyện học trò, chúng tôi cảm nhận được niềm vui nho nhỏ từ cô - niềm vui được thắp lên từ lớp học đơn sơ này. Một căn phòng nhỏ bé, chật chội, với chiếc bảng đen cũ kỹ, mấy chiếc ghế ọp ẹp… đã cùng cô dìu dắt biết bao thế hệ học trò.

Mới 14 tuổi đầu, cô bắt đầu đi dạy như một cái duyên trời định. Cô kể: "Quê tôi ở huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), ngày ấy khi học hết lớp ở trường làng, tôi lên Sài Gòn để học tiếp, nào ngờ lại bén duyên với nghề dạy học. Khi ấy, tôi dạy hai lớp, một lớp ở trường Măng Non, một lớp dạy thêm. Ngày đó, số tiền đi dạy tôi nuôi được ba má và đứa em, ngoài ra cũng đủ cho mình ăn học trong suốt khoảng thời gian ấy". Đó cũng là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc đời cô Thiền nhận tiền dạy học. Điều đặc biệt, kể từ đó về sau, dù dạy ở lớp nào, dù nghèo khó đến đâu, cô Thiền cũng không bao giờ nhận tiền của phụ huynh.

Cuộc đời cô Thiền trải qua biết bao biến cố, nhưng có lẽ năm 1991, đánh dấu nhiều thay đổi nhất. Nhớ lại khoảng thời gian này, cô kể: "Khi đó, tôi đang dạy tại trường Ngân hàng 3 Trung ương, thì có quyết định cho tôi làm lưu dụng. Tôi đứng trước hai lựa chọn, nếu muốn ở lại trường thì làm lao công, nếu không thì xin nghỉ việc. Và tôi đã chọn nghỉ việc". Nghỉ việc đồng nghĩa với gánh nặng cơm áo gạo tiền chồng chất lên đôi vai nhỏ bé vốn đã hao gầy qua bao năm tháng. Cuộc sống khó khăn đẩy gia đình cô vào túng quẫn. Cô từng sống quãng thời gian nghèo đến mức nhà không có lấy hạt gạo để ăn...

Xã hội - Cô giáo nghèo mở lớp dạy học miễn phí

Cô Thiền nhận bằng khen của UBND TP.HCM

Khi ấy, chồng cô dạy dự bị đại học ở Tiền Giang, quá xa xôi để cùng cô phụ giúp việc nhà. Những đứa con của cô cũng dần bước vào đại học. Không thể để cho con vụt tắt ước mơ, nhưng nghèo quá cô cũng chẳng biết làm gì nên đành tìm kế mưu sinh bằng cách bán gánh hàng cơm. Ngày nào cô cũng đều đặn lịch trình: Buổi sáng bán cơm phía trước cổng trường cũ, buổi chiều dành toàn bộ thời gian dạy học cho các em. Điều đặc biệt là dù rất khó khăn nhưng cô vẫn không rời xa nghề dạy học.

Học trò của cô Thiền đa dạng: Những người lớn tuổi chưa biết chữ, những đứa trẻ cô gọi đùa là không có giấy khai sinh… và có cả những em gia đình khá giả. Học trò nào cô cũng nhận hết, nhưng đâu phải học trò nào cũng nhận cô. Có lần, phụ huynh đưa học sinh vào lớp. Học trò vừa ngồi xuống học không được bao lâu thì nằng nặc đòi về. Khi được hỏi lý do, học trò chỉ trả lời vỏn vẹn: "Nhà cô giáo nghèo quá, cô giáo lại còn mặc áo rách nữa, không học ở đây đâu!". Nghe những lời nói của học trò, cô cũng chỉ biết cười…

Giảng dạy theo cách đặc biệt

Được dạy học là niềm vui sống

Như một con ong chăm chỉ, cô Thiền cùng người bạn đời miệt mài làm người đưa đò cho bao thế hệ học trò. Với họ, cuộc sống là được dạy học và không đòi hỏi bất cứ điều gì từ người khác. Dù tuổi đã cao, lại không có nguồn thu nhập nào, cuộc sống của đôi vợ chồng già duy trì qua tháng ngày bằng những bữa cơm của hàng xóm láng giềng. Dù thế, họ vẫn góp cho đời một hành động cao đẹp. Tiễn chúng tôi ra về, phía trần nhà của cô Thiền đã loang lổ vệt nước mưa chảy tràn xuống nền gạch….

Lớp học của cô Thiền mở ra dành cho học sinh học từ lớp 1 đến lớp 12. Cô bảo, từ lớp 1 đến lớp 5, cô dạy hết tất cả các môn, còn từ lớp 6 trở lên thì dạy môn toán. Không chỉ có cô chăm chút lớp học này mà chồng cô cũng đồng lòng chăm chút chuyện học hành cho nhiều học sinh. Ngày nào cũng như thế, hết lớp học sinh này vào, lại có tốp học sinh khác đến căn nhà nhỏ của cô. Cũng vì vậy, có lần lớp học của cô bị công an khu vực rầy la vì nhiều người quá. Có người còn bắt cô phải dẹp lớp, vì mở lớp dạy học mà không xin phép một đơn vị nào. Nhưng nếu vắng lớp học của cô thì nhiều trẻ buồn lắm.

Cô bảo, vì mở lớp ra dạy nên thấy em nào đến học tôi cũng thương và nhận vào hết; có những em bị thiểu năng trí tuệ. Cô tâm sự: "Để dạy cho những em đó hiểu, tôi luôn phải dốc lòng với các em, vì những em này thường khó tiếp thu kiến thức hơn trẻ bình thường". Nếu có một danh hiệu nào đó cho cô nhiều người sẽ bảo, cô chẳng khác gì một người "siêu xóa mù chữ". Cách dạy của cô đặc biệt lắm. Biết học trò thích âm nhạc nhưng lại mau quên mặt chữ nên cô bèn nghĩ cách mua bài hát Lòng mẹ, Xuân nương Cúc Hoa…về dạy. Một mặt vừa hát cho các em nghe, vừa chỉ vào mặt chữ cho các em thuộc. Được học cách đó nên học trò của cô thấy hứng thú lắm.

Kỷ niệm vui về nghề dạy học của cô dày đặc. Nó như một phần ký ức không thể thiếu trong cuộc đời của cô giáo làng tận tụy; có những kỷ niệm trào ra nước mắt, nhưng trong lòng vẫn ánh lên niềm vui nho nhỏ. Như có lần, cô Thiền đến nhà con gái ở Đồng Nai chơi. Chỉ mới hơn hai tiếng đồng hồ, cô nằng nặc đòi về cho bằng được. Con gái cô buồn ra mặt, hỏi mẹ lý do tại sao. Cô Thiền nhẹ nhàng bảo: "Chiều nay 5h mẹ có hẹn dạy học cho học trò, nếu mình về trễ sợ học trò buồn, tội nghiệp lắm". Thấy mẹ cương quyết nên cô con gái đồng ý dù rất luyến tiếc. Thế là, mới hơn 4h cô Thiền đã về đến nhà sau một cơn mưa dầm dề.

Ngồi trong nhà cô mòn mỏi chờ học trò như lời đã hẹn nhưng học trò vẫn biệt vô âm tín. Ngày hôm sau, khi được hỏi, học trò hồn nhiên bảo: "Hôm qua trời mưa quá nên con ở nhà luôn". Đến lúc này, cô cũng chỉ biết cười trừ với đứa học trò lém lỉnh. Để rồi ước nguyện trong cô thật giản dị: "Tôi chỉ mong mình có đủ sức khỏe để cống hiến hoàn toàn cho cuộc đời này. Giá như mình có thể cho đi tất cả những gì mình có. Với tôi, đó mới chính là hạnh phúc".

 Hợp Phố - Hạ Du

Khám và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật

Thứ 5, 11/04/2013 | 10:59
Ngày 10/4, tại Hưng Yên, BV Đa khoa Phúc Lâm phối hợp cùng Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức khám đợt 1 Chương trình “Phục hồi chức năng và chăm sóc miễn phí cho trẻ khuyết tật” thuộc 26 tỉnh miền Bắc và 4 tỉnh miền Trung.

Tâm sự bác sĩ chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

Thứ 4, 31/07/2013 | 14:00
Hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong công tác quản lý như trưởng bộ môn răng trẻ em (Viện Đào tạo Răng hàm mặt), phó giám đốc trung tâm kỹ thuật cao Răng Hàm Mặt nhưng tiến sĩ - bác sĩ (TS.BS) Võ Trương Như Ngọc vẫn âm thầm sắp xếp công việc để tình nguyện xung phong tới khắp mọi miền của Tổ quốc để khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Những đứa trẻ chết oan và nỗi buồn miễn phí

Thứ 2, 22/07/2013 | 14:47
Suốt một tuần thắt lòng với trẻ sơ sinh, 5 cháu bị điều dưỡng làm rơi trong lúc đẩy xe đi tắm, 3 cháu bị chết sau khi tiêm mũi vacxin đầu tiên trong đời. Những người làm cha làm mẹ se thắt trái tim, thấy sao tính mạng trẻ sơ sinh ở nước mình mong manh thế. Và tại sao đến giờ mà chúng ta vẫn phải đối mặt với những nỗi đau này?

Sẽ trợ giúp miễn phí, ‘lật lại’ vụ ‘chồng vào tù vì cứu vợ’

Thứ 2, 08/07/2013 | 14:54
Đại diện ban hành động Tôi yêu luật cho biết sẽ cử người trợ giúp pháp lý miễn phí cho anh Nguyễn Thanh Tuấn, người bị TAND tối cao tại TP HCM tuyên phạt 14 năm tù trong vụ “chồng vào tù vì cứu vợ” đang gây chấn động dư luận trong những ngày qua.

Thủ khoa Kiến trúc mở lớp luyện thi ĐH miễn phí

Thứ 2, 24/06/2013 | 10:11
Hoàn toàn miễn phí, các thầy cô giáo chính là những thủ khoa môn Vẽ của ĐH Kiến Trúc – ngôi trường mơ ước của rất nhiều sĩ tử khối V - chính là điểm đặc biệt của lớp luyện thi này.

154 cầu thủ Premier League 'ra đường': Hàng miễn phí chất lượng

Thứ 2, 10/06/2013 | 09:25
Những cầu thủ tài năng trị giá nhiều triệu bảng đã trở thành cầu thủ tự do, sau khi các CLB Premier League công bố danh sách cầu thủ mà họ đẩy ra đường.