Khi 'xóm gốm' sông Hồng thành nơi du hý

Khi 'xóm gốm' sông Hồng thành nơi du hý

Thứ 2, 08/07/2013 | 11:09
0
Không còn cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền như chục năm về trước, những người dân "xóm gốm" (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), sử dụng những con thuyền vào nhiệm vụ duy nhất là nơi che nắng, che mưa và duy trì cuộc sống như những ngư dân.

Mọi nhu cầu cá nhân được giản tiện tới mức tối đa trong diện tích khoang thuyền chật hẹp. Họ kiếm thêm thu nhập bằng nghề mẫu ảnh cho khách du lịch...

Ở bám thuyền, sinh nhai bám bãi

Tìm đến "xóm gốm" không khó, chỉ cần đi xuyên qua con chợ Tứ Liên, men theo những con đường ngoằn ngoèo quanh làng đào quất Nhật Tân là tới. Tại đây, có khoảng hơn chục hộ sinh sống bập bềnh trên sóng nước, trú ngụ trên những con thuyền sắt cũ kỹ. Từ nhiều năm nay, người dân nơi đây sống bằng nghề buôn bán đồ gốm dọc sông Hồng. Những chiếc thuyền sắt trước đây vừa là phương tiện để vận chuyển hàng hóa, vừa là nơi ăn, chốn ở của những gia đình bám gốm mà sống.

Khoảng năm năm trở lại đây, do mực nước sông Hồng ngày một cạn kiệt, "nhà" của người dân "xóm gốm" cũng thôi kiếp lênh đênh mà cập bến dài hạn để an cư lạc nghiệp ngay tại bến sông quanh năm đỏ ngầu phù sa này.

Xã hội - Khi 'xóm gốm' sông Hồng thành nơi du hý

Thuyền là nơi sinh hoạt chủ yếu của người dân “xóm gốm”

Tâm sự với PV, ông Hồ Phúc, quê gốc xã Đức Bác, huyện Lập Thạch (cũ), tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong những thành viên bám thuyền gốm "sống lâu" năm nhất ở đây kể lại: "Sống trên sông nước, về cơ bản không khác dân chài là mấy, dù chúng tôi không làm nghề chài lưới. Chúng tôi mua - bán, chuyên chở thứ đồ nặng ký lại dễ vỡ như bát đĩa, bình lọ...Do khoảng cách vận chuyển  xa, thuyền nan không chịu được nặng nên hầu hết thuyền chở gốm đều được đóng bằng sắt, hoặc đúc xi măng chắc chắn và gắn máy để đẩy nhanh tốc độ. Đồ gốm, sành hầu hết đều của Bát Tràng (Hà Nội), Hải Dương... xuôi ngược về tận Phú Thọ, Tuyên Quang...

Sau này, để tiết kiệm chi phí, hàng chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ, nên những gia đình vốn không nhiều đành tìm lên bãi, thuê đất bày hàng hoặc tậu xe thồ đi bán dạo". Ông Phúc cho biết thêm, từ ngày an cư bên bến sông Hồng này, tính đến nay cũng đã gần năm năm, đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân cũng vì thế chật vật hơn. Hiện nay, thuyền chỉ còn là nơi để ăn ở, sinh hoạt.

Tuy nhiên, cũng theo ông Phúc, hầu như những người tìm lên bờ, thuê đất vừa  ở, vừa buôn bán đều là thanh niên có sức vóc hoặc những gia đình lâm vào thế "cực chẳng đã" bởi thuyền bị vỡ hoặc xuống cấp trầm trọng, không thể sử dụng được. Hàng của người dân "xóm gốm" được lấy từ gốc, đa dạng về mẫu mã, chủng loại nên giá cả vì thế cũng rất phong phú, từ vài chục ngàn đồng cho tới tiền triệu.

Xã hội - Khi 'xóm gốm' sông Hồng thành nơi du hý (Hình 2).

Bếp ăn ngay cạnh công trình phụ của một gia đình "xóm gốm"

Nghỉ buôn gốm, sang làm... mẫu ảnh!

"Xóm gốm" sáng hay chiều hầu như chỉ có bóng phụ nữ và trẻ nhỏ. Những người phụ nữ ở nhà đảm nhiệm việc trông  bọn trẻ, tranh thủ bán đồ gốm kiếm thêm. "Ban ngày, đàn ông trong gia đình cứ đều đặn 5h sáng là chuẩn bị xe thồ chất đầy các loại chai, lọ, bình, bát gốm… để túa về nội thành bán dạo", ông Phúc nói.

Tiếp chúng tôi tại khoang thuyền chật hẹp, vợ chồng ông Hồ Phúc không giấu nổi vẻ ái ngại bởi cuộc sống tạm bợ, giản tiện tới mức tối thiểu. Vợ ông Phúc, bà Mây cho biết: "Ăn, ở trên thuyền rách lâu dần rồi cũng quen nhưng "nặng" nhất vẫn là chi phí cho khoản điện, nước... Từ khi lập bến cho đến nay, "xóm gốm" vẫn được coi là nơi cư ngụ của những hộ dân tự phát, mặt khác việc đưa nguồn điện, lập công tơ riêng xuống tận thuyền còn nhiều khó khăn, phức tạp nên điện hầu hết đều được đấu nối thủ công, mua lại từ hộ dân trên bờ với giá 5.100 đồng/số.

Buổi tối, hầu hết các gia đình chỉ dám thắp bóng tiết kiệm điện, đến ti vi cũng ít dám mở... Quan sát quanh "nhà" ông Phúc, tôi thấy đồ đạc sơ sài, thiết bị sử dụng điện chỉ có một chiếc quạt máy và nồi cơm. Trước đây, nước dùng để sinh hoạt ăn uống, giặt giũ cho đến vệ sinh cá nhân hầu như đều là nước sông Hồng.

Sau này, cả xóm chung tiền, đào giếng khoan thì nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng đỡ ô nhiễm hơn nhưng chi phí cho việc bơm nước từ giếng xuống thuyền lại đắt "cắt cổ", mỗi tháng, một gia đình mất gần 300.000 đồng. Nguồn nước sạch để nấu ăn mua từ những hộ dân trên bờ với giá 4.000 đồng/can (20 lít). Nhà nào có con nhỏ hoặc sang lắm mới dám dùng nước bình nhưng cũng chỉ dành ưu tiên cho trẻ nhỏ".

Xã hội - Khi 'xóm gốm' sông Hồng thành nơi du hý (Hình 3).

Ông Hồ Phúc tiếp phóng viên tại khoang thuyền chật hẹp

Vài năm trở lại đây, "xóm gốm" thu hút khá nhiều khách du lịch. Đây còn là một điểm dừng chân khá thú vị cho những khách tham gia tour du lịch sông Hồng. Sinh viên hay các bạn trẻ các trường văn hóa, nghệ thuật tìm đến để tham khảo. Đặc biệt, khá nhiều "tay máy" tìm đến đây để lưu giữ những khuôn hình về một nét văn hóa độc đáo của quê hương, khiến nhiều người dân bến gốm có dịp trở thành "người mẫu". Họ đã tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ khoản thù lao này.

Chị Hồng - một cư dân "xóm gốm" bật mí: "Khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài rất chịu khó sục sạo để săn những bức ảnh "độc" nên thường ngỏ ý xuống tận thuyền để chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của chúng tôi. Mỗi lần như thế, họ đều bồi dưỡng chút ít cho chủ nhân, khi thì một vài trăm nghìn, có người hào phóng còn tặng cả tiền đô".

Bối cảnh sinh hoạt đơn sơ cùng cách bài trí, cơi nới được tận dụng triệt để chính là "không gian độc đáo" đón tiếp nhiều đoàn làm phim đến dựng cảnh, ghi hình. Vừa tạo điều kiện cho đoàn làm phim lại sẵn sàng với những vai diễn quần chúng nên dường như người dân "bến gốm" khá hiếu khách. Thậm chí, nhiều người còn thạo nghề tới mức "tư vấn" thêm cho phóng viên, các nhiếp ảnh gia góc máy nào để có được những khuôn hình ghi lại tổng thể cuộc sống sinh hoạt một cách chất lượng nhất.

Có ngày, "xóm gốm" tiếp hết đoàn khách nọ đến đoàn khách kia, đặc biệt là vào dịp cuối tuần khiến "chủ nhà" bận tíu tít. "Có ngày khoản thù lao từ nghề tay trái còn cao hơn thu nhập từ nghề bán đồ gốm", chị Hồng nói vui.

Tuệ Linh

Sụt cát ven sông Hồng, một nam sinh viên tử vong

Chủ nhật, 24/03/2013 | 20:27
Đang cùng bạn bè nô đùa trên ven sông, bỗng cát sụt lún khiến một nam sinh viên thiệt mạng.

Chợ Phiên- "đặc sản" văn hóa vùng ven sông Đà

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Mỗi người đến chợ phiên nơi đây, ngoài mục đích mưu sinh còn có chung một sở thích, đó là được giao lưu, được chia sẻ.

Nữ sinh Hà Nội chết đuối ven sông Hồng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Hai nữ sinh rủ nhau ra bãi sông Hồng chơi, không may bị trượt chân ngã xuống sông và đã tử vong.

Nhập tục lạ tại phiên chợ tết ven sông Kinh Thầy

Thứ 5, 28/02/2013 | 15:45
Những người con dâu mới về nhà chồng, ai cũng phải ngỡ ngàng với những tục lệ tại phiên chợ tết. Người dân đi chợ từ tờ mờ sáng đến mặc cả "đứt lưỡi" mới mua một món hàng, mua bán nếu không biết tục lệ dễ bị "choáng" từ đầu đến cuối.

Nhiễm mặn tăng đột biến đe dọa môi trường sống

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Sự xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai Sài Gòn đang tăng đột biến, ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng triệu người dân TP.HCM và đe dọa sự tuyệt chủng của nhiều loài cá quý hiếm.

Rác phủ rác trắng xóa trên những con sông ở Cà Mau

Thứ 2, 01/07/2013 | 16:13
Nhiều dòng sông ở Cà Mau phủ đầy rác dù chính quyền địa phương khuyến cáo sẽ phạt tiền nếu ai xả bẩn.

Trăn trở cù lao sông Hậu (Kỳ cuối)

Thứ 6, 17/05/2013 | 16:31
Trong những cù lao mà chúng tôi từng đặt chân đến trên sông Hậu đoạn từ TP. Cần Thơ tiến ra cửa biển, không nơi nào rừng được giữ và ngày càng mở rộng diện tích như ở Cù Lao Dung.