Lan man câu chuyện văn hóa hành chính

Lan man câu chuyện văn hóa hành chính

Thứ 3, 16/07/2013 | 11:55
0
Người Việt ta rất trọng người tài, nhất là những người làm việc cho Nhà nước. Việc tôn trọng những cán bộ "phục vụ nhân dân" là đúng song đôi khi nó lại bị hiểu lệch đi. Điều ấy vô hình trung khiến những người cần làm thủ tục luôn tự đặt mình vào vị thế thấp hơn, còn người giải quyết thủ tục lại tỏ ra bề trên và không tôn trọng người khác.

Tháng sáu, cái nắng oi ả dễ khiến người ta nóng nảy và bực dọc vô cớ. Tôi bước vào ngân hàng với một chút việc nhỏ trong cái tâm trạng như thế.

Sau một hồi xếp hàng đợi đến lượt mình làm thủ tục, tôi bước đến bàn làm việc có dán mã số theo chỉ định trên bảng điện tử. Cô nhân viên tươi cười chào tôi. Tôi đáp lời một cách lịch sự. Cô gái bắt đầu: "Cảm ơn anh vì đã kiên nhẫn đợi. Tôi tên là Maria Ivanova. Anh có thể gọi là Masha", rồi hỏi: "Còn anh tên là gì? Tôi có thể giúp gì cho anh?". Cô gái thực sự khiến tôi cảm thấy dễ dàng nói lên mục đích của mình và thoải mái với cử chỉ thân thiện, lịch sự, đầy tôn trọng. Dẫu sau đó, mục đích của tôi không hoàn toàn được thực hiện nhưng những căng thẳng trước đó tan biến.

Cô gái tỏ ra hứng thú và rất nghiêm túc với công việc của mình. Tôi chợt nghĩ đến câu nói nổi tiếng trích từ một đoạn quảng cáo trên truyền hình: "Mỗi công việc đều là một nghệ thuật, người làm công việc đó là một nghệ sỹ". Quả thật, khi người ta yêu công việc của mình, họ không những là nghệ sỹ với công việc ấy mà còn mang lại niềm vui cho rất nhiều người.

Xã hội - Lan man câu chuyện văn hóa hành chính

Không khó để tạo nên những nét đẹp trong văn hoá hành chính (ảnh minh hoạ)

Cách đây không lâu, trong một lần lướt web, tôi tìm được một bài chia sẻ rất đáng suy ngẫm về văn hóa ứng xử của những nhân viên ở quầy thủ tục hành chính của Việt Nam. Tôi hoàn toàn đồng tình và có thể chứng thực về cách ứng xử rất "lạ lùng" của các nhân viên quầy thủ tục hành chính. Trong một lần đi gửi bưu phẩm ở bưu điện huyện. Nói là bưu điện huyện nhưng cả căn phòng rất vắng người, nhân viên còn nhiều hơn cả người đến làm thủ tục. Một nhóm nữ đang ngồi nói chuyện ở một cửa sổ hành chính. Thấy tôi, một cô gái chỉ tay đến một nhân viên nữ trông trẻ tuổi hơn đang xếp thư ở cửa sổ khác trong góc. Cô gái không ngẩng lên nhưng dường như biết tôi đứng trước mặt. Cô hỏi: "Cần gì em?".

Sau một hồi làm thủ tục, chị nhân viên yêu cầu tôi trình chứng minh thư, rồi bắt đầu đổi cách xưng hô. Gọi tôi bằng anh nhưng vẫn nói cộc lốc. Tuy nhiên, điều đó không làm phiền tôi bằng việc trong suốt thời gian làm thủ tục tôi có cảm giác như mình đến đây để xin xỏ một điều gì đó và chấp hành những yêu cầu hơn là đơn giản gửi một bưu phẩm. Sau khi bình tĩnh hơn, tôi tự an ủi: Có thể do áp lực công việc nên cô nhân viên mới xử sự như thế.

Tuy nhiên, thái độ tiếp đón tương tự tôi được đón nhận cả khi ở bệnh viện, UBND xã… thậm chí cả ở cửa hàng photocopy. Vậy mà người ta vẫn nói với tôi khi đến các cửa hàng: Khách hàng là thượng đế?! Nếu có cái gọi là văn hóa hành chính ở những nơi như thế, đó phải là những lời nói ngắn gọn nhất hoặc là nơi mà những lễ phép chỉ thuộc về những người cần làm thủ tục. Tôi thấy bất ngờ vì nhiều trường hợp vì muốn được giải quyết vấn đề của mình, người ta sẵn sàng chịu đựng những lời khó nghe thậm chí đầy tính miệt thị của nhân viên. Hay đó mới là văn hóa hành chính, khái niệm về nó của tôi trước đây hoàn toàn là lầm tưởng?. Nhân viên được trả lương để làm việc, những người cần giải quyết cũng mất phí để được giải quyết. Thậm chí người đến làm thủ tục còn không được đối xử một cách tương đương chứ đừng nói đến việc được tôn trọng. Như đã nói ở trên, tôi thấy việc đó thật "lạ lùng".

Những nhân viên hành chính là những người được đào tạo và có trình độ. Các cụ ta vẫn nói: "Cư xử giống một người có học". Vậy tại sao những người có học thức cao ấy lại cư xử tệ đến vậy? Phải chăng ở một số cơ quan công quyền, cái quan trọng nhất vẫn là vai vế, còn việc kính trọng người lớn tuổi hoặc cư xử đúng mực không có chỗ?. Hoặc nếu so sánh với cách cư xử bên trên của người nước ngoài thì nhân viên của ta không yêu công việc mà họ đang có?.

Tôi nghĩ rằng tất cả ở thái độ và nhận thức. Thái độ không nghiêm túc hoặc nhận thức không đúng đắn dẫn đến hành vi không đúng mực. Nếu người ta nhận ra công việc chỉ đơn thuần là tạo thu nhập cho mình hoặc giúp đỡ những người khác chắc chắn sẽ không dẫn đến những hành vi và thái độ sai trái.

Thời đại ngày nay, số đông chúng ta luôn phấn đấu vì một công việc tốt, được trả lương cao, có nhà lầu, xe hơi… và ngộ nhận đó là cuộc sống tốt. Nhưng có ít người biết rằng, một cuộc sống tốt cũng là cuộc sống mà ở đó con người cư xử với nhau có văn hóa, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta có bao giờ dừng lại và tự hỏi điều gì mình đang phấn đấu?               

Tùng Tele

Giải trình việc chậm tiến độ TT hành chính Đà Nẵng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Trung tâm Hành chính Đà Nẵng là công trình nhóm A, tổng vốn đầu tư 1.123 tỉ đồng do Văn phòng UBND TP làm chủ đầu tư.Theo thiết kế, tòa nhà cao 166,8m gồm 34 tầng nổi, 2 tầng hầm. Công trình được khởi công xây dựng ngày 15/11/2008 trên khu đất gần 27.000m 2 sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

Giật mình vì lỗi sơ đẳng trong văn bản hành chính

Thứ 6, 05/07/2013 | 10:21
Ý tưởng ngô nghê, ngôn từ phản cảm, thậm chí là quá mức “đời thường”... đang xuất hiện ngày một nhiều trong các công thư nhân danh cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp... khiến tính trang nghiêm và chuẩn mực vốn có của những văn bản này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phạt vi phạm hành chính: Lấn cấn cũ, mới

Thứ 6, 28/06/2013 | 09:57
Chỉ còn hai ngày nữa Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành nhưng đến giờ Chính phủ vẫn chưa ban hành các nghị định hướng dẫn việc xử phạt theo luật này.

Mức xử phạt vi phạm hành chính có thể lên đến 2 tỷ đồng

Thứ 5, 20/06/2013 | 13:36
Ngày 1/7 tới Luật xử lý vi phạm hành chính sẽ bắt đầu có hiệu lực. Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa tăng lên đến 2 tỷ đồng. Tuy nhiên luật cũng quy định những trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt vi phạm hành chính.