Có cần 'truy' cha mẹ sinh học cho con?

Có cần 'truy' cha mẹ sinh học cho con?

Thứ 3, 24/09/2013 | 08:25
0
Biết về nguồn gốc của mình – đó là ước mơ chính đáng, là quyền của mỗi con người. Nhưng, với những đứa trẻ được hoài thai từ phương pháp khoa học thì đây là cả một chặng đường dài, mà đôi khi pháp luật chính là rào cản khiến cho việc chạm tay đến ước mơ đó trở nên xa vời…

Bí mật không thể nói ra

Trong tháng 9 này, đứa con trai của anh Vương Văn M. và chị Tôn Nữ Quỳnh A. (ở TP HCM) là sẽ tròn 10 tuổi. Chưa có lần sinh nhật nào của con anh chị thấy khó khăn như lần này bởi cậu bé muốn biết một bí mật trong ngày mình tròn 10 tuổi.

Chuyện là, khi lập gia đình một thời gian thì chị Quỳnh A. phát hiện ra mình có u buồng trứng, phải mổ. Sau đó bệnh lại tái phát, qua vài lần phẫu thuật, buồng trứng của chị bị suy yếu, nên không thể có con. Áp lực gia đình, dòng họ khiến mái ấm của anh chị suýt tan vỡ, cho đến khi họ biết thông tin có thể có con bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm nhờ trứng của người hiến tặng.

Luật sư - Có cần 'truy' cha mẹ sinh học cho con?

Ảnh minh họa

Anh chị không định nói với con về nguồn gốc ra đời của nó, nhưng trong một lần lục giấy tờ của cha mẹ, nó đã biết và hỏi. Cái khó là với anh chị, tên tuổi người hiến tặng trứng, cũng là một bí mật.

Bí mật này chính là sự tuân thủ quy định của Nghị định 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học. Theo đó, cả người cho lẫn người nhận đều không được tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận, người cho và cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân sinh con nhờ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chính là cha mẹ của đứa trẻ sinh ra.

Quy định này đã được tiếp tục kế thừa trong Luật Hôn nhân-Gia đình đang sửa đổi, bổ sung với các điều luật “việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, noãn, phôi với người con được sinh ra” và “con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm được sinh ra”. Đồng nghĩa với quy định này, cha mẹ sinh học của đứa trẻ cũng là điều bí mật được pháp luật quy định.

Có nên bí mật?

Đó là câu hỏi mà các chuyên gia pháp luật Đức đã đặt ra với Ban soạn thảo Luật HN-GĐ sửa đổi bổ sung của Việt Nam trong hội thảo “Bình luận về một số vấn đề lớn trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HN-GĐ năm 2000” do Bộ Tư pháp Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế về pháp luật Đức (Quỹ IRZ) tổ chức mới đây. Bà Corina Schramm-chuyên gia Bộ Tư pháp Đức cho biết mọi đứa trẻ ở Đức đều có quyền được biết ai là cha mẹ sinh học của mình, đây là quyền hiến định và để đảm bảo việc này, bệnh viện nơi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ trong 40 năm.

Để minh chứng bà Corina Schramm đã dẫn câu chuyện về một người phụ nữ sống ở miền Nam nước Đức quen một người đàn ông qua mạng và có bầu với anh ta. Tuy nhiên, cô này chỉ biết nickname trên mạng của người bố đứa trẻ, chứ không biết tên thật.

Để xác định cha cho con, người phụ nữ đã yêu cầu công ty quản lý mạng cung cấp tên thật của người đàn ông đó, nhưng không được chấp nhận vì quy định bảo mật thông tin người dùng. Người phụ nữ đã kiện ra tòa và tòa quyết định quyền biết thông tin về người cha của đứa trẻ quan trọng hơn quyền bảo mật thông tin nên công ty quản lý mạng phải cung cấp. “Theo Hiến pháp Đức sự hiểu biết của đứa trẻ về nguồn gốc của mình cũng là một loại nhân quyền”, bà Corina Schramm cho biết.

Lý giải cho việc giữ bí mật ở Việt Nam, TS Nguyễn Văn Cừ giải thích vì luật pháp Việt Nam không công nhận người hiến tinh trùng, noãn, phôi, mang thai hộ là cha mẹ đứa trẻ.

Còn theo bà Nguyễn Thị Lan, ĐH Luật Hà Nội thì việc bí mật nhằm giảm thiểu tối đa sự tranh chấp quyền làm cha mẹ có thể xảy ra giữa cha mẹ sinh học (là người cho tinh trùng, noãn, phôi, người mang thai hộ)  và cha mẹ pháp lý (là người nhận tinh trùng, noãn, phôi, người nhờ mang thai hộ), nguyên nhân tạo ra sự giằng co về tâm lý cho đứa trẻ.

Là một trong những thành viên của Ban soạn thảo dự luật, ông Nguyễn Hồng Hải, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cho rằng trong khuôn khổ của mình Luật HN-GĐ chỉ quy định quyền xác định cha, mẹ, con còn việc giữ bí mật về cha mẹ sinh học đó là quyết định của ngành y tế, tương tự như việc lưu giữ hồ sơ để tránh việc anh em lấy nhau (trong trường hợp giữa đứa trẻ sinh ra nhờ trứng, tinh trùng hiến và con đẻ của người đã hiến trứng, tinh trùng ấy) cũng là trách nhiệm của ngành y.

Theo TS Nguyễn Văn Cừ, trong các vụ án liên quan đến hôn nhân gia đình có không ít trường hợp người mẹ có con ngoài giá thú khởi kiện nhận cha cho con với nhiều người đàn ông một lúc.

Năm 1979, khi khoa học về ADN chưa phát triển thì TANDTC đã có Thông tư 15 quy định Tòa sẽ không giải quyết trường hợp này vì… khó. Nhưng từ Luật HN-GĐ năm 1986, luật yêu cầu tòa án phải thụ lý những vụ việc như vậy.

Theo Hồng Minh (Pháp luật Việt Nam)

Thủ tướng yêu cầu nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi

Thứ 2, 23/09/2013 | 12:42
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi và tăng cường biện pháp bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tại Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiều công việc ngay trong năm 2013.

Phải là người thân thích mới được mang thai hộ

Thứ 2, 12/08/2013 | 09:26
“Cơ chế thân thích là để đảm bảo tính hỗ trợ, chia sẻ, tránh việc bị thương mại hóa” - tổ trưởng biên tập Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nói về chế định "mang thai hộ vì mục đích nhân đạo".

Mang thai hộ không phải là đẻ thuê

Thứ 3, 09/07/2013 | 08:45
Trên thực tế có những phụ nữ vì nhiều nguyên nhân không thể mang thai nhưng có khả năng nhờ người khác mang thai hộ (MTH) bằng trứng của mình. Thế nhưng pháp luật hiện hành cấm tiệt điều này.

Mang thai hộ phải là người thân thích?

Thứ 6, 14/06/2013 | 08:59
Mang thai hộ là vấn đề mà Luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) hiện hành “bỏ trống”, vì thế thực tế nảy sinh muôn ngàn rắc rối, đơn cử như việc ai sẽ là mẹ đích thực của đứa trẻ, người mang thai hộ cần đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe ra sao, trường hợp không nhận con thì giải quyết thế nào. Dự thảo Luật HNGĐ sửa đổi đã dự liệu các tình huống này.

Tâm sự của người đàn bà hành nghề 'mang thai hộ'

Thứ 3, 23/04/2013 | 07:59
"Cách đây gần một năm em từng mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người nước ngoài. Kết quả mang thai hộ của em ngoài sức mong đợi, em sinh cho họ một cặp gồm một trai một gái. Cũng chính vì thế mà em có uy tín trong nghề mang thai hộ", cô gái tên Thanh chia sẻ.

"Cần có luật cho việc mang thai hộ"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Nhiều chuyên gia pháp lý thừa nhận việc mang thai hộ trên thực tế vẫn xảy ra, vì vậy cần phải siết chặt để tránh hiện tượng tranh chấp, lạm dụng và đi ngược lại bản chất xã hội.