Cô gái tật nguyền từ thân phận osin thành bà chủ

Cô gái tật nguyền từ thân phận osin thành bà chủ

Chủ nhật, 03/11/2013 | 12:30
0
Chị là Đặng Thị Ngọc Ánh, số phận nghiệt ngã khiến chị lọt lòng mẹ đã mắc căn bệnh bại liệt hai chân. 14 tuổi, chị "bò, lết" vào TP.HCM tự lập. Bằng nghị lực và ý chí phi thường, đến nay chị đã là nữ giám đốc một công ty dệt may, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người khuyết tật.

Ngã rẽ nhiệm màu

Đến phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, khi nhắc đến chị Đặng Thị Ngọc Ánh, Giám đốc công ty TNHH Tâm Thiện, ai ai cũng thán phục tài năng, ý chí vươn lên của người phụ nữ đã lập được "kỳ tích" trên đôi chân tật nguyền. Ít ai biết rằng để đạt được thành công như ngày hôm nay, chị đã phải trải qua biết bao éo le cuộc đời. Sinh ra trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em, không có được may mắn như các anh chị lúc vừa lọt lòng đều "mẹ tròn con vuông". Chị Ánh chẳng may bị bại liệt từ nhỏ, ngày này qua tháng khác đều ngồi một chỗ,  quanh đi quẩn lại trong một góc nhà.

Xã hội - Cô gái tật nguyền từ thân phận osin thành bà chủ

Chị Đặng Thị Ngọc Ánh.

Chị kể: "Hồi đấy dù còn rất nhỏ nhưng tôi đã ý thức được bản thân mình không được như những người bình thường. Thấy bạn bè cùng trang lứa ngày ngày cắp sách đến trường tôi thấy tự ti và bản thân vô dụng. Ba mẹ đi làm quần quật cả ngày nên cũng không có thời gian để ý tới tôi". Đến năm 14 tuổi, cuộc sống của chị vẫn phải trông chờ hoàn toàn vào gia đình. Những hôm ba mẹ, anh chị đi làm về muộn, không có ai mang cơm nước đến chị Ánh đói lả. Nhiều lúc muốn đi vệ sinh, tắm rửa... cũng phải chờ đến lúc mẹ chị về rồi bồng bế đi. "Ngày nào cũng như vậy tôi thấy tủi nhục, buồn đau, chán nản. Không muốn bản thân là gánh nặng cho gia đình, tôi quyết định rời nhà ra đi lập nghiệp. Nghĩ là làm, ngày hôm sau tôi nhờ người hàng xóm chở ra đường rồi "bò" lên xe khách vào TP.HCM", chị Ánh bồi hồi nhớ lại.

 Những năm 1986- 1988, chị lê lết khắp TP.HCM cũng không tìm được một chỗ để tá túc. Không chỗ ngủ, không đồ ăn, chị  nằm vạ vật ở khắp lề đường, công viên. Đi đến đâu xin việc chị cũng bị người ta ghẻ lạnh với ánh mắt khinh khi. Chị kể: "Lúc đó dù bất lực, nhưng tôi nghĩ mình đã vào đến đây rồi thì không thể chết ở đất TP.HCM này được. Những ngày sau đó tôi làm đủ thứ nghề từ đánh giày, bán vé số, bán bánh mỳ, rửa bát thuê, miễn sao có cái ăn qua ngày". Cuộc đời không từ bỏ những người có nghị lực, trong những ngày chị Ánh lê lết đi bán vé số, gặp người khách hàng quen, thấy chị dù tàn tật nhưng dẫu mưa hay nắng đều chăm chỉ đi bán, bèn có ý đưa chị về nhà làm osin.  Từ đấy chị Ánh có được một nơi trú ngụ.

 Chị kể: "Tôi biết bản thân không thể làm được nhiều việc như người bình thường, thay vào đó tôi cố gắng làm hài lòng bà chủ và cô chủ trong nhà. Tôi cứ sống sạch sẽ, thật thà, chăm chỉ nên họ thương". Bước ngoặt trong cuộc đời chị Ánh là khi trong gia đình mà chị làm osin mở một xưởng may. Những lúc rảnh rỗi chị thường lén nhìn những công nhân trong xưởng đơm cúc, làm khuy, may vá… Những tiếng nhịp nhàng của máy may hấp dẫn chị khi nào không hay. Rồi một lần tình cờ chị Ánh thấy những mẫu thiết kế áo quần của cô chủ trên bàn, chị bị mê hoặc. Từ đó chị lén mua giấy vẽ, về phòng mầy mò phác họa những mẫu áo quần theo trí tưởng tượng của bản thân.

Chị kể lại: "Một lần, cô chủ xưởng may bắt gặp những mẫu thiết kế của tôi, cô sững sờ, sửng sốt không tin rằng một người tật nguyền, không được học hành gì như tôi mà có thể vẽ ra những mẫu như vậy. Từ đó cô mua cho tôi một cái bàn may riêng dành cho người khuyết tật. Hàng ngày, cô dạy tôi cách may, tôi giúp cô về ý tưởng mẫu mã". 10 năm vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt ở TP.HCM, không chỉ giúp chị Ánh có kinh nghiệm sống dạn dày, một tay nghề vững vàng, mà đôi chân của chị cũng được chập chững những bước chân đầu tiên.

Xã hội - Cô gái tật nguyền từ thân phận osin thành bà chủ (Hình 2).

Mẹ Ánh đang kiên trì dạy cho các con của mình từng đường kim, mũi chỉ.

Mẹ của hơn 100 người con

"Ánh Paragames"

Đó là biệt danh mà ít người biết được của chị Ngọc Ánh. Suốt 10 năm từ năm 2002 đến năm 2012, chị là vận động viên cầu lông và bơi lội xuất sắc. Năm 2002 tại Hội thao Người khuyết tật toàn quốc chị Ánh đạt 1 HCV môn cầu lông và 3 HCB môn bơi lội. Năm 2003, tại Paragames tổ chức tại Việt Nam chị Ánh đạt 1 HCV và 2 HCB cho 2 bộ môn là cầu lông và bơi lội.

Năm 2000, chị Ánh quyết định về quê hương Đà Nẵng để lập nghiệp. Ra đi với hai bàn tay trắng, lúc trở về chị đã mua được 3 chiếc máy may tiếp tục nghiệp may vá kiếm sống. Chị Ánh tâm sự: "Để tìm được việc làm đối với người bình thường đã là điều khó khăn, huống chi là những người khuyết tật. Tôi đã từng gõ cửa nhiều nơi để xin việc nên tôi hiểu cảm giác của họ. Người khuyết tật luôn là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Từ đó, tôi nung nấu ý định phải làm gì đó để giúp đỡ họ". Từ những suy nghĩ nhân văn của chị Ánh mà công ty TNHH Tâm Thiện, công ty của người khuyết tật chuyên sản xuất các mặt hàng may, thêu, in ra đời vào năm 2005.

Những năm đầu thành lập, công ty chị Ánh gặp muôn vàn khó khăn. Ngày ngày, dù với đôi chân tật nguyền chị phải chạy đôn chạy đáo tất bật lo việc sản xuất của công ty, nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm nhà đầu tư…. Năm đầu tiên, công ty chỉ có 7 em theo học nghề, trải qua 7 năm đến nay đã có hàng trăm em khuyết tật được chị Ánh nuôi dưỡng và dạy nghề. Chị Ánh tâm sự: "Các em tới đây có em bị chất độc da cam, em bại liệt, em động kinh, em bại não nên việc chăm sóc các em đã gặp nhiều khó khăn chứ chưa nói đến dạy dỗ, nên tôi phải phân loại các em ra. Những em có khả năng lao động thì tôi dạy nghề may thêu và dạy văn hóa, những em thương tật nặng thì chăm sóc, hướng dẫn các hoạt động đơn giản".

Trong căn nhà cấp 4 lợp tạm bằng mái tôn cũ kỹ, ọp ẹp, xiêu vẹo bên trong là  mấy chục đứa trẻ câm điếc, bại não, cụt chân... ríu ra ríu rít gọi chị Ánh là mẹ. Khi được hỏi tại sao chị không tìm một người đàn ông làm chỗ dựa cho bản thân. Chỉ Ánh chỉ cười hiền mà nói rằng: "Cũng có nhiều người lành lặn hoặc cùng cảnh ngộ mong muốn se duyên. Nhưng tôi chỉ nghĩ bây giờ mình không chỉ có 1 đứa con mà có hàng chục đứa, khi mình nghĩ đến hạnh phúc riêng sợ rằng không lo được cho các con nữa. Nhiều lúc khó khăn quá, tôi chán nản muốn giải tán công ty, cho các con trở về với gia đình. Nhưng nhìn những đứa trẻ hồn nhiên hì hục may từng đường kim mũi chỉ tôi lại không đành lòng...".

Hy sinh hạnh phúc bản thân, bù lại chị Ánh hạnh phúc và mãn nguyện  khi những đứa con của mình trưởng thành. Rất nhiều người con của chị khi đã có tay nghề vững vàng, chị cho các con một số vốn nhỏ về quê mở tiệm may rồi dựng vợ gả chồng. Chị vui vẻ khoe: "Năm nay mới 45 tuổi nhưng tôi có tất cả 9 cháu nội ngoại rồi, dịp lễ tết mấy đứa cũng hay tới thăm tôi. Đứa nào ở xa quá thì gọi điện thoại". Em Dung (16 tuổi) quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam được gia đình, đưa đến với chị Ánh cách đây 2 năm. Lúc mới tới em là cô bé rụt rè, sợ gặp người lạ, chỉ ngồi một góc. Đến nay em đã là chị cả trong gia đình. Không chỉ may, thêu giỏi  em còn giúp đỡ mẹ Ánh chăm sóc các em nhỏ. Dung chia sẻ: "Mẹ Ánh thương mấy em lắm. cái gì ngon mẹ cũng để tụi em ăn không à, nhiều hôm mẹ bị ốm nhưng cũng làm việc tới tận khuya".

Đứng trước căn nhà nhỏ có tên "Công ty TNHH Tâm Thiện" của người khuyết tật" không ai có thể tin được rằng đây là nơi sinh sống và làm việc của hơn 60 người khuyết tật. Và là mái ấm đã chắp cánh ước mơ cho hàng trăm con người khuyết tật khác. Với những thành tích đạt được, năm 2011, chị Ánh được sở Lao động Thương binh xã hội TP. Đà Nẵng tặng bằng khen "Doanh nghiệp vượt khó".

Bảo Bình

Nghị lực phi thường của người phụ nữ không tay ở Huế

Thứ 4, 18/09/2013 | 11:42
Chịu ảnh hưởng bởi chất độc da cam từ người cha, lọt lòng mẹ bà đã không có tay, cha mẹ mất sớm, nhưng người phụ nữ ấy vẫn vượt lên nghịch cảnh, tự chăm sóc mình và làm một số việc bằng đôi chân kì diệu như khâu vá, sảy gạo, quét nhà...

Nghị lực sống của cô gái bị người yêu bắn vào mặt

Chủ nhật, 01/09/2013 | 08:47
Không đồng ý nối lại tình xưa, kẻ cuồng yêu đã nhẫn tâm cầm súng bắn nát khuôn mặt người yêu. Và khoảnh khắc kinh hoàng đó đã khiến cuộc đời của Nguyễn Thị V.C. (SN 1994, trú tại khu Vĩnh Lập, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) rẽ sang một ngã khác...

Nghị lực của thủ khoa có bố mẹ đều mất vì ung thư

Thứ 6, 26/07/2013 | 12:50
Chưa đầy hai năm, thủ khoa HV Bưu chính Viễn thông - Bùi Chí Hướng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Sống nương tựa cùng bà nay đã già yếu, cậu luôn cố gắng vươn lên.

Nghị lực của chàng trai không chân

Thứ 5, 06/06/2013 | 10:34
19 tuổi, một tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của chàng thanh niên Đinh Viết Quang (phường Cao Xanh, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Tai họa bất ngờ tưởng chừng đã khép lại những ngày tươi đẹp nhưng bằng nghị lực, ý chí phấn đấu, Đinh Viết Quang đã quay lại với cuộc sống đầy ấn tượng.

Nghị lực phi thường của người thầy khuyết tật... bất bại

Thứ 5, 06/06/2013 | 10:29
Ông là Đồng Tấn Lập, giáo viên khoa Điện lạnh, trường cao đẳng nghề TP.HCM. Mặc dù bị bại liệt cả hai chân nhưng hằng ngày thầy vẫn lên lớp đều đặn, vẫn truyền dạy cho học trò bằng cả sự đam mê.

'Cổ tích' thời hiện đại của hai cậu học trò giàu nghị lực

Thứ 2, 03/06/2013 | 14:50
Đó là hai câu chuyện “cổ tích” thời hiện đại của cậu học trò “mù” Phạm Phú Thịnh (học sinh lớp 12/1, trường THPT Nguyễn Dục) và cậu bé “xương thủy tinh” Nguyễn Trọng Tín (học sinh lớp 10/2, trường THPT Trần Văn Dư, cùng huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).

Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước

Thứ 7, 11/05/2013 | 07:48
Hàng ngày, Ý phải dậy từ 5 giờ sáng, bụng rỗng rồi đạp xe cà tàng cả chục cây số đến trường cho kịp giờ học. Khó khăn là vậy nhưng Ý vẫn đi học đều đặn, không vắng buổi nào.

Nghị lực phi thường của người phụ nữ không tay ở Huế

Thứ 4, 18/09/2013 | 11:42
Chịu ảnh hưởng bởi chất độc da cam từ người cha, lọt lòng mẹ bà đã không có tay, cha mẹ mất sớm, nhưng người phụ nữ ấy vẫn vượt lên nghịch cảnh, tự chăm sóc mình và làm một số việc bằng đôi chân kì diệu như khâu vá, sảy gạo, quét nhà...

Nghị lực sống của cô gái bị người yêu bắn vào mặt

Chủ nhật, 01/09/2013 | 08:47
Không đồng ý nối lại tình xưa, kẻ cuồng yêu đã nhẫn tâm cầm súng bắn nát khuôn mặt người yêu. Và khoảnh khắc kinh hoàng đó đã khiến cuộc đời của Nguyễn Thị V.C. (SN 1994, trú tại khu Vĩnh Lập, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) rẽ sang một ngã khác...

Nghị lực của thủ khoa có bố mẹ đều mất vì ung thư

Thứ 6, 26/07/2013 | 12:50
Chưa đầy hai năm, thủ khoa HV Bưu chính Viễn thông - Bùi Chí Hướng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Sống nương tựa cùng bà nay đã già yếu, cậu luôn cố gắng vươn lên.

Nghị lực của chàng trai không chân

Thứ 5, 06/06/2013 | 10:34
19 tuổi, một tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của chàng thanh niên Đinh Viết Quang (phường Cao Xanh, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Tai họa bất ngờ tưởng chừng đã khép lại những ngày tươi đẹp nhưng bằng nghị lực, ý chí phấn đấu, Đinh Viết Quang đã quay lại với cuộc sống đầy ấn tượng.

Nghị lực phi thường của người thầy khuyết tật... bất bại

Thứ 5, 06/06/2013 | 10:29
Ông là Đồng Tấn Lập, giáo viên khoa Điện lạnh, trường cao đẳng nghề TP.HCM. Mặc dù bị bại liệt cả hai chân nhưng hằng ngày thầy vẫn lên lớp đều đặn, vẫn truyền dạy cho học trò bằng cả sự đam mê.

'Cổ tích' thời hiện đại của hai cậu học trò giàu nghị lực

Thứ 2, 03/06/2013 | 14:50
Đó là hai câu chuyện “cổ tích” thời hiện đại của cậu học trò “mù” Phạm Phú Thịnh (học sinh lớp 12/1, trường THPT Nguyễn Dục) và cậu bé “xương thủy tinh” Nguyễn Trọng Tín (học sinh lớp 10/2, trường THPT Trần Văn Dư, cùng huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).

Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước

Thứ 7, 11/05/2013 | 07:48
Hàng ngày, Ý phải dậy từ 5 giờ sáng, bụng rỗng rồi đạp xe cà tàng cả chục cây số đến trường cho kịp giờ học. Khó khăn là vậy nhưng Ý vẫn đi học đều đặn, không vắng buổi nào.