Cô học trò nghèo phát minh giấy... thân thiện môi trường

Cô học trò nghèo phát minh giấy... thân thiện môi trường

Thứ 3, 16/04/2013 | 17:21
0
Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, em Đặng Thị Ngọc Ánh, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Tam Giang, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã sử dụng lá cây khô, lá chuối, tre... để tạo ra “giấy xanh” - một loại giấy được đánh giá là thân thiện với môi trường sống.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Ngọc Ánh có dáng người nhỏ thó, song từ khuôn mặt hiền lành của em toát lên vẻ thông minh và sự nghị lực. Hỏi về phát minh “giấy xanh”, Ánh dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình sáng tạo của mình. Vừa thực hiện các thao tác thủ công để làm nên một tấm giấy, Ánh vừa tâm sự: “Hằng ngày đi học về, em thường bắt gặp các cô, chú công nhân dọn vệ sinh trên đường, với một lượng lá cây rất lớn. Từ đó em cứ băn khoăn suy nghĩ, tại sao người ta không tận dụng số lá cây làm thành sản phẩm gì đó có ích cho cộng đồng hơn là mang đi đốt, hoặc chở về các bãi rác... Và, ý tưởng tái chế lá cây ra giấy của em nảy sinh từ đó”.

Việt Nam Xanh - Cô học trò nghèo phát minh giấy... thân thiện môi trường

 Đặng Thị Ngọc Ánh trình bày phương pháp chế tạo “giấy xanh” từ lá cây.

Ánh kể tiếp rằng, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Trường THPT Tam Giang và thầy Lê Hải Bằng, giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Ánh đã hoàn thành phát minh chế tạo “giấy xanh” từ lá cây và vỏ cây. Ánh diễn giải, công thức chế tạo “giấy xanh” của em thật đơn giản, bao gồm: Lá chuối tươi (30%), lá khô (30%), thân tre (38%), các nguyên liệu phụ như hồ dán, nước vôi trong (2%). “Khi tấm giấy đầu tiên được làm nên, em mừng lắm nhưng do chưa có kinh nghiệm nên giấy vẫn còn mỏng và ướt, sau này em đã tìm cách khắc phục nên giấy làm ra có thể dùng để viết, gói quà…”, Ánh vui mừng chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi về niềm đam mê nghiên cứu khoa học của Ánh, thầy Hoàng Đức Diễn, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Giang nói rằng: Ngọc Ánh sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em nên việc học hành của em khó khăn hơn những bạn bè cùng trang lứa. Nhưng, điều đáng quý ở cô học trò nhỏ này là, em rất thương bố mẹ sớm hôm tần tảo “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Cũng vì thế, Ánh luôn nỗ lực vượt khó học giỏi, đam mê nghiên cứu khoa học. Sản phẩm “giấy xanh” được làm từ lá và vỏ cây của em đã được đánh giá rất cao tại cuộc thi INTEL ISEF 2011-2012. Nhà trường rất vinh dự khi em là một trong những gương mặt sáng tạo trẻ tuổi nhất trong chương trình Gara bí mật do VTV6 thực hiện”.

Theo sự đánh giá của Ban tổ chức cuộc thi INTEL ISEF 2011-2012 tỉnh Thừa Thiên - Huế, loại “giấy xanh” do Ánh chế tạo có thể tự phân hủy được, độ xốp cao nên dùng để hút ẩm trong các linh kiện điện tử, tạo hình nghệ thuật, viết thư… và đặc biệt rất thân thiện với môi trường sống. Hy vọng sáng tạo này sẽ được các nhà khoa học tổ chức nghiên cứu sâu hơn để đưa vào ứng dụng rộng rãi...

Theo Công an nhân dân

Chiến tranh hạt nhân và thảm họa môi trường

Thứ 3, 09/04/2013 | 11:43
Chiến tranh hạt nhân, dù chỉ xảy ra trên quy mô nhỏ, ở mức cục bộ, cũng để lại cho môi trường, nhất là khí hậu toàn cầu những vết thương dai dẳng, kéo dài đến hàng thập kỷ. Điều này đã được một nhóm nhà khoa học khẳng định sau khi nghiên cứu hậu quả các cuộc chiến dạng này gây ra trong quá khứ.

Ba yếu tố thanh lọc môi trường

Thứ 3, 09/04/2013 | 11:41
Con người gây ra ô nhiễm môi trường, con người cũng có thể khắc phục được nó. Vấn đề là làm như thế nào và quyết tâm ra sao. PGS-TS. Hoàng Chung Thẩm – chuyên gia lĩnh vực độc học môi trường, hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Loyola, Chicago (Mỹ) khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên

Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thanh Hóa: Bài toán nan giải

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:36
Chủ yếu là hình thành tự phát, không theo quy hoạch, quy mô sản xuất thì nhỏ lẻ manh mún, lại không có quy trình, công trình xử lý chất thải. Công cụ, công nghệ và phương tiện sản xuất đa số là thô sơ, thủ công, gần như tất cả chưa có Bản cam kết Bảo vệ môi trường.

Gây ô nhiễm môi trường: Phạt đến... 2 tỉ đồng

Thứ 3, 09/04/2013 | 15:24
Cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có thể sẽ bị xử phạt mức tối đa 1 tỉ đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt đến 2 tỉ đồng. Mức phạt này cao hơn mức phạt tối đa là 500 triệu đồng hiện nay.