Sự có mặt của nhôm trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ đã được biết đến từ trước, hàm lượng nhôm trong báo cáo đã nêu là phù hợp với các dữ liệu có sẵn ở cấp quốc tế và cũng đã được Cơ quan An toàn thực phẩm của Châu Âu (EFSA), Ủy ban hỗn hợp chuyên gia của FAO/WHO về Phụ gia thực phẩm (JECFA) đánh giá năm 2008 và 2012.

Tiêu dùng & Dư luận - Cơ quan thực phẩm Anh trả lời thư Cục an toàn thực phẩm

EFSA đã kết luận rằng: ngoài các sản phẩm dinh dưỡng công thức thì ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, rau và nước giải khát là các yếu tố góp phần chính vào sự phơi nhiễm đối với nhôm từ bữa ăn. JECFA ghi nhận rằng sự phơi nhiễm đối với nhôm từ chế độ ăn của trẻ nhỏ sẽ cao hơn nếu trẻ được nuôi dưỡng bằng các sản phẩm công thức có nguồn gốc từ đậu nành.

Ủy ban nghiên về cứu độc tính của Anh (COT) đã thành lập một nhóm chuyên gia độc lập để xem xét đánh giá về vấn đề nhôm trong khẩu phần ăn của trẻ em, bao gồm cả lượng nhôm có trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ.

Nhóm chuyên gia này đã kết luận rằng: lượng nhôm phơi nhiễm ước tính ở trẻ em từ khẩu phần ăn không chỉ ra mối lo ngại nào về mặt độc học và không cần phải có sự thay đổi nào trong các quy định của Chính phủ.

Bộ Y tế của Anh cũng đã công bố chính thức rằng: tất cả các sản phẩm dinh dưỡng công thức ở Anh hiện nay đều nằm trong khoảng quy định về an toàn và sức khỏe và vì thế không cần thiết xây dựng giới hạn tối đa đối với nhôm trong các sản phẩm công thức dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ.

Tóm lại, với Báo cáo đề cập đến hàm lượng nhôm cao trong một số các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ ở Anh (Exley 2013) mà các cơ quan thông tin đại chúng đã đăng tải trong thời gian qua không cung cấp cho Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh bất kỳ lý do gì để xem xét sự an toàn của sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ ở Anh.

Theo Motthegioi.vn