Sóng gió chính trường và thách thức dành cho Thủ tướng Shinzo Abe

Sóng gió chính trường và thách thức dành cho Thủ tướng Shinzo Abe

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 05/08/2017 | 06:15
0
Giới quan sát đang lo ngại một khi ông Abe rời chính trường, nước Nhật có thể lún sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị như cách đây vài năm trước.

Đối mặt với một loạt thách thức ngoại giao, bao gồm cả mối đe dọa ngày càng tăng đến từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Thủ tướng Shinzo Abe đang đặt hy vọng vào kế hoạch cải tổ nội các mới sẽ lấy lại niềm tin từ công chúng với Chính phủ.

Tiêu điểm - Sóng gió chính trường và thách thức dành cho Thủ tướng Shinzo Abe

Thủ tướng Shinzo Abe là nhân vật rất cần cho nước Nhật hiện tại.

 

Nhật Bản đã có những thành tựu lớn trong quan hệ quốc tế kể từ khi ông Abe xây dựng nên một Chính phủ nắm quyền bền vững qua các kỳ bầu cử. Nhưng sau một loạt vụ bê bối liên quan đến các thành viên nội các, tỷ lệ ủng hộ của công chúng đã giảm xuống mức thấp nhất đối với Thủ tướng Abe kể từ khi ông trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012. Trong một cuộc thăm dò toàn quốc bởi Kyodo News hồi giữa tháng Bảy, tỷ lệ ủng hộ nội các của ông Abe đã giảm 9,1% so với tháng trước, xuống mức 35,8%.

Các nhà phân tích dự đoán, nếu Thủ tướng Abe thất bại trong việc giành lại sự ủng hộ của người dân ngay cả sau khi cải tổ, cùng với những đồn đoán ông sẽ sớm rời văn phòng trong tương lai gần, Tokyo được cho là sẽ mất đi sức mạnh đàm phán của mình trên mặt trận ngoại giao, điều sẽ làm tổn hại lớn đến lợi ích quốc gia.

 Ngoài Triều Tiên và những tranh cãi kéo dài với Hàn Quốc về các vấn đề lịch sử, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều trở ngại khác về chính sách đối ngoại, bao gồm việc tăng cường quan hệ với Mỹ, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Nga.

Trước khi ông Abe bắt đầu với nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai vào tháng 5/2012, Chính trường Nhật Bản đã từng rơi vào giai đoạn hỗn loạn khi người dân chứng kiến có đến 6 Thủ tướng đến rồi đi, chỉ trong một thời gian ngắn, bắt đầu từ  khi cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi từ chức vào tháng 5/2006. “Rất khó để đạt được những bước đột phá ngoại giao đối với một Chính phủ ngắn ngủi được lãnh đạo bởi những nhân vật yếu về mặt chính trị”, bình luận viên Norio Toyoshima nói với Kyodo News.

Thủ tướng Abe trở thành người đứng đầu Chính phủ lâu thứ ba trong giai đoạn hậu chiến, chỉ đứng sau Eisaku Sato và Shigeru Yoshida. Cựu Thủ tướng Yoshida là nhân vật lấy lại chủ quyền của Nhật Bản vào năm 1952 bằng cách ký vào Hiệp ước Hòa bình San Francisco, kết thúc sự chiếm đóng của Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Cựu Thủ tướng Sato là người giành lại quyền kiểm soát các đảo Okinawa do người Mỹ cai trị vào năm 1972.

Tiêu điểm - Sóng gió chính trường và thách thức dành cho Thủ tướng Shinzo Abe (Hình 2).

Người được dự kiến sẽ là Ngoại trưởng mới của Nhật Bản Taro Kono.

 

Cũng giống như các vị tiền bối, Thủ tướng Abe đã có những thành công nhất định, bao gồm cả thỏa thuận với Tổng thống Nga Putin về hoạt động kinh tế chung trên các đảo mà Nga và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền, trong khi củng cố liên minh Mỹ-Nhật Bản bằng việc xây dựng một tình bạn thân mật với ông Trump. “Những kết quả mới sẽ khó đạt được trừ khi Nhật Bản có một Chính phủ phục vụ lâu dài”, Toyoshima nói thêm: “Nếu ông Abe từ chức, chính sách ngoại giao của Nhật Bản có thể phải đối mặt với một tình trạng bế tắc”.

Trong chương trình cải tổ hôm 3/8, ông Abe đã đề cử cựu Bộ trưởng Cải cách hành chính Taro Kono vào vai trò Ngoại trưởng, thay thế ông Kishida Fumio, người đã nắm giữ vai trò này kể từ đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông Abe. Tatsuhiko Yoshizaki, chuyên gia kinh tế tại viện Nghiên cứu Sojitz nói rằng, dù bất cứ ai được chọn cho vị trí đứng đầu bộ Ngoại giao, trên thực tế chính sách ngoại giao quan trọng của Nhật Bản vẫn tiếp tục được quyết định tại văn phòng Thủ tướng.

Thủ tướng Abe đã nỗ lực củng cố chức năng của văn phòng Thủ tướng để thúc đẩy quyền ra quyết định về chính sách ngoại giao và an ninh bằng cách thiết lập một Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) mô phỏng kiểu Mỹ. NSC của Nhật Bản được thành lập vào năm 2013, nhằm nâng cao vị thế văn phòng của Thủ tướng trong việc đề ra chính sách đối ngoại và quốc phòng. Theo khuôn khổ này, Thủ tướng, Chánh văn phòng nội các và các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng họp ít nhất hai lần một tháng để thảo luận về các vấn đề đối ngoại, an ninh dựa trên thông tin thu thập được từ các bộ và các cơ quan khác nhau.

“Khi NSC đã vạch ra chính sách đối ngoại và an ninh vững chắc, Chính phủ của Thủ tướng Abe có thể giữ các cuộc thảo luận sâu với Mỹ, Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc”, chuyên gia Yoshizaki nhận định. “Rất khó có một Thủ tướng nào khác có thể xử lý các vấn đề chính sách đối ngoại khéo léo như ông ấy”.

“Abe từng là Thủ tướng trong vòng một năm hồi tháng 9/2007, ông đã buộc phải từ chức một tháng sau khi nội các bị xáo trộn và ông từng thất bại trong việc khôi phục sự ủng hộ từ công chúng”, chuyên gia Toyoshima đánh giá:  “Nếu điều tương tự xảy ra ở thời điểm hiện tại, chính sách ngoại giao của Nhật Bản có thể sẽ gặp phải những biến đổi lớn”. 

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.