Con nhà người ta - Xin đừng làm tổn thương trẻ bằng lời so sánh

Con nhà người ta - Xin đừng làm tổn thương trẻ bằng lời so sánh

Thứ 3, 22/05/2018 | 21:30
0
"Con nhà người ta” vốn là cụm từ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều đứa trẻ. Thế nhưng, việc so sánh con như vậy liệu thực sự có tác dụng khuyến khích con trở nên tốt hơn hay không, hay chỉ là viên thuốc độc giết chết sự tự tin ở trẻ?

Có bao giờ bạn nghẹn lòng khi nghe thấy bố mẹ hay người thân so sánh mình với một ai khác? Có bao giờ bạn cảm thấy tự ti, mặc cảm khi tự so sánh mình với những người bên cạnh? Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta không tránh được những phút giây chạnh lòng khi ai đó vô tình đặt mình lên bàn cân để đối chiếu với một người nào đó. 

Một đứa trẻ được coi gần như hoàn hảo về mọi mặt nhằm mục đích răn đe, đốc thúc con mình cố gắng không còn xa lạ với nhiều ông bố bà mẹ đó chính là nhân vật có biệt danh “con nhà người ta”. Và đến nay, nhân vật "con nhà người ta" vẫn là một điều bí ẩn, không có tên gọi rõ ràng, không có thông tin cha mẹ, càng không có địa chỉ sống, mà chỉ đơn giản tồn tại là cái cân để so sánh với nhiều người.

Con nhà người ta - Xin đừng làm tổn thương trẻ bằng lời so sánh

Bố mẹ chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn, luôn muốn con mình giỏi hơn nữa, hơn nữa và…hơn nữa.

Với quá nhiều khát khao kỳ vọng vào con cái, bố mẹ chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn, luôn muốn con mình giỏi hơn nữa, hơn nữa và…hơn nữa. Có lẽ vậy mà nhiều phụ huynh thường không nhìn nhận được cái khác biệt, nổi trội từ con. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, có tài năng và sở thích riêng. Chẳng có đứa trẻ nào tốt hơn đứa trẻ khác một cách toàn diện. Ấy vậy nhưng cha mẹ lại luôn so sánh con ở mức cao hơn mà con không đạt đến được. Họ không biết rằng chính con cái mình cũng có những tài năng rất riêng, những cái thông minh rất riêng mà nhiều phụ huynh khác cũng ao ước con họ có được điều đó.

Con nhà người ta - Xin đừng làm tổn thương trẻ bằng lời so sánh (Hình 2).

Bó mẹ thường hay đem "con người ta" ra để so sánh với con mình.

Cha mẹ thường chạy theo những cái được mặc định là “xuất sắc” trong xã hội, và đáng tiếc thay, đây chỉ là một cuộc đua không có hồi kết. Định nghĩa của xuất sắc, của “con người ta” thật ra là một thứ vô hình rất mông lung, trong khi khả năng con người thì lại có hạn. Những phụ huynh có con học trung bình thì mong con mình học giỏi, những phụ huynh có con học giỏi thì mong con mình đủ trình độ học xuất sắc hơn, và cái vòng luẩn quẩn này cứ tiếp tục, so sánh chồng chất so sánh, cho đến khi cả bố mẹ và con cái đều kiệt sức. Ít khi nào, bố mẹ dừng lại và tự mình nghĩ rằng: “Hôm nay con làm tốt lắm - tốt theo cách của riêng con, và cha mẹ rất tự hào vì điều đó”.

Chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu TS. Phan Thị Huyền Trân cho rằng: “Cha mẹ không cần phải biến thành một ai khác để nuôi con thành công. Tất cả chỉ cần bắt đầu với một niềm tin rằng con của mình có thể làm được và làm rất tốt. Hãy để những gì ta nói ra sẽ trở thành nguồn năng lượng nuôi nấng sự tự tin và niềm tin vào bản thân của con, thay vì dập tắt hi vọng của con bằng những câu so sánh. So sánh con của mình với “con nhà người ta” không những làm con trẻ cảm thấy mệt mỏi, áp lực mà còn khiến cho con ngại tương tác với mọi người hơn.”

Con nhà người ta - Xin đừng làm tổn thương trẻ bằng lời so sánh (Hình 3).

Đừng tạo áp lực cho trẻ, hãy để trẻ được phát triển là chính mình.

Trên thực tế, thay vì khuyến khích con cố gắng hơn, vô tình cha mẹ lại góp phần tạo ra những đứa trẻ rụt rè, tự ti về chính khả năng của mình. Nếu chính bản thân con trẻ không tự tin rằng mình giỏi, mình có thể làm được thì sao có thể chứng minh với người khác rằng mình là những nhân tài xuất chúng? Nếu cha mẹ cứ mải chạy theo những tiêu chuẩn của người khác, thì làm sao tìm ra được con đường phù hợp và đúng đắn cho con? Thay vì nhìn vào những điểm yếu để chê trách con, hãy nuôi nấng những điều tốt đẹp, khen ngợi con và từ từ uốn nắn những điểm chưa được để giúp con hoàn thiện bản thân trọn vẹn.

Có một sự thật hiển nhiên rằng, dù ngoan hay hư, dù giỏi hay chưa tốt thì không ai phủ nhận rằng đó không phải con bạn, một trăm “con nhà người ta” đi nữa cũng không thể đổi chỗ cho sinh linh do chính mình mang nặng đẻ đau và giáo dưỡng. Vậy tại sao, các bậc làm cha mẹ không dạy con tích cực, dạy con thật tốt, mà lại so sánh và khiến con thêm phần nhút nhát mất niềm tin?

Hãy để trẻ phát triển sở thích và khả năng của mình. Hãy để trẻ cảm thấy rằng chúng không cần phải trở thành một ai khác, không cần giống với người anh chị em nào, hoặc đối tượng “con người ta” mà bố mẹ hay nhắc đến. Nhưng giá mà bố mẹ biết rằng, so sánh không bao giờ làm con cái giỏi giang hơn, cố gắng hơn, nó chỉ làm con trẻ cảm thấy tổn thương, sụt giảm tự tin. Nếu có vươn lên thì cũng là vươn lên trong ganh ghét và đố kỵ.

Mỗi người đều có cái tôi cá nhân đầy kiêu hãnh, và con trẻ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Xin đừng làm tổn thương con vì những phép so sánh khập khiễng và không hề công bằng ấy. Bởi lời nói ra ấy có thể sát thương và dập tắt một chồi non sắp nhú mầm thành cây.

Thục Nguyên

Tâm lý "con nhà người ta" của phụ huynh buộc trẻ gồng mình gánh áp lực

Thứ 3, 17/04/2018 | 18:58
Theo bà Lê Thị Loan – nguyên Phó Trưởng khoa Giáo dục (học viện Quản lý Giáo dục), trong xã hội xuất hiện cuộc chạy đua vào các trường lớn, từ cấp tiểu học đến đại học, càng ngày càng trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt, có tình trạng cấp học nhỏ áp lực lại lớn hơn cấp học đại học.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Cậu bé 8 tuổi nhặt được cục đá lạ, không ngờ là "báu vật" 1,2 tỷ

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:09
Đi dạo chơi cùng gia đình bên bờ biển, cậu bé 8 tuổi đã vô tình đụng trúng cục đá "lạ". Tò mò đem về nhà chơi, cả nhà hốt hoảng khi thấy nó có mùi hương thoang thoảng.

Thứ lá xưa rụng đầy vườn quét mỏi tay, không ngờ nay có nơi bán 240.000 đồng/kg

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:30
Một loại lá quen thuộc thường bị bỏ đi, bất ngờ trở thành mặt hàng có giá trị, có nơi bán giá đắt đỏ lên đến vài trăm nghìn đồng 1 kg.

Loại lá xưa không ai hái nay làm thành món đặc sản lạ miệng, dân thành phố thích mê

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:25
Quả của loại cây này thì quá quen thuộc nhưng nhiều người không biết lá của chúng cũng có thể ăn được, thậm chí còn ăn rất ngon.

Loài chim tàn bạo bậc nhất thế giới, chuyên ăn não để sống sót

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:30
Đối lập với hình dáng hiền lành, đáng yêu, loài chim này khiến nhiều người rùng mình kinh sợ khi chứng kiến chúng ăn não con mồi.

Tin tức Đời sống 16/4: Nguy cơ tử vong nếu để nắng gắt chiếu thẳng vào bộ phận này

Thứ 3, 16/04/2024 | 12:14
Cập nhật tin tức đời sống ngày 16/4: Nguy cơ tử vong nếu để nắng gắt chiếu thẳng vào bộ phận này trên cơ thể; Cảnh báo rối loạn nhân cách ở trẻ....