Công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển theo hướng nào?

Công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển theo hướng nào?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
Một độc giả đã gửi thư đến tòa soạn Nguoiduatin.vn chia sẻ những nghiên cứu tâm huyết của anh về hướng đi cho ngành công nghiệp ô tô hiện nay ở Việt Nam.

Trước tình hình về thuế nhập khẩu ô tô đang được dư luận quan tâm trên các báo đài hiện nay, câu hỏi là tại sao thuế nhập khẩu ô tô lại cao và đứng đầu thế giới. Để giải thích vấn đề này, Chính phủ vẫn muốn xây dựng hình ảnh một ngành công nghiệp ôtô được sản xuất trong nước, nhưng thật sự chỉ dừng lại ở việc lắp ráp. Hai là về vấn đề lạm phát, tình hình ngoại hối của chúng ta chưa được cải thiện nhiều .

Với định hướng như vậy, câu hỏi là liệu Việt Nam có thoát ra khỏi một quốc gia chỉ dừng lại ở lắp ráp ô tô, sản xuất được những linh kiện đơn giản của một chiếc ô tô hay sản xuất được các linh kiện phụ trợ mang lại giá trị gia tăng và tỉ lệ nội địa hóa cao?

Ô tô-Xe máy - Công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển theo hướng nào?

Với mức thuế như hiện tại, chênh lệch giữa thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (60-80%) và các linh kiện lắp ráp (20-30%) khá lớn nên Việt Nam đang thật sự thu hút được lượng ô tô lắp ráp tại Việt Nam. Nhưng khi gia nhập vào WTO, chúng ta cam kết sau 7-8 năm phải đưa thuế suất của ô tô về mức thấp hơn hiện tại đến hơn 30% hay nói cách khác là khoảng 45%. Nếu đến năm 2015, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tại Việt Nam chỉ còn khoảng 45% và thuế nhập khẩu linh kiện vẫn ở mức 20 - 30% cộng với chi phí lắp ráp, thì chênh lệch giữa ôtô trong nước và nhập khẩu sẽ không cao.

Điều này gây bất lợi cho dây chuyền các công ty và đặc biệt làm cho nền công nghiệp lắp ráp vốn được cho là non trẻ của Việt Nam càng không có chỗ đứng.

Với định hướng như vậy, Chính phủ phải đưa ra những chính sách thật nhạy bén trong tình hình này. Nếu không kịp thời, chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi tình trạng của một nền công nghiệp ô tô không hoàn chỉnh. Và biết bao giờ thương hiệu “Made in Vietnam” nằm trên các ôtô được xuất ra thế giới?

Chúng ta cũng nên học hỏi các nền kinh tế công nghiệp mới “NIEs” họ đã xây dựng trên nền tảng tự sản xuất về công nghệ và “phát triển bền vững” đảm bảo mục tiêu dài hạn.

Bài toán đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới là Chính phủ phải nhanh chóng xây dựng và đầu tư hơn nữa cho ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ riêng ô tô và các ngành khác nữa. Vì đó chính là con đường huyết mạch mang chúng ta tới thành công trong công nghiệp dài hạn.

Với cách tính ở trên, nếu đứng về Chính phủ mức thuế ở trên chúng ta giữ nguyên cho đến khi đạt thỏa thuận đưa mức thuế về theo đúng yêu cầu của WTO (45%). Còn đối với thuế nhập khẩu nguyên liệu để chế tạo các linh kiện phụ trợ, chúng ta đánh thuế rất thấp ~ 5% (5% chỉ là số liệu tương đối để thấy được sự hiệu ứng của chính sách” để thúc đẩy các công ty lắp ráp dần chuyển xu hướng đầu tư vào mảnh đất mới này. Lúc đó Việt Nam sẽ sản xuất được các linh kiện chính của một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Và với một tỉ lệ nội địa hóa cao, các linh kiện có giá trị gia tăng cao, việc xuất hiện “Made in Vietnam” sẽ không xa.

Chúng ta có thể bắt kịp xu thế chung của thế giới hội nhập toàn cầu, trong một cuộc chơi, nếu chúng ta không bắt kịp thì hiển nhiên chúng ta bị loại. Và đối với ngành ô tô Việt Nam đủ sức có thể làm được điều đó với các điều kiện thuận lợi về thâm dụng lao động và sức trẻ - lòng nhiệt huyết cao.

Lê Đăng Vinh