Công thức hưởng hạnh phúc tối đa với tài sản tối thiểu

Công thức hưởng hạnh phúc tối đa với tài sản tối thiểu

Thứ 3, 05/11/2013 | 20:05
0
Ngược lại với kinh tế hiện đại nghĩ rằng hoạt động kinh tế là để thoả mãn tối đa những ham muốn, kinh tế học Phật giáo hướng về sự an lạc và hạnh phúc của cá nhân và xã hội qua sự điều độ.

Tri thức và lối sống điều độ trong sự tiêu dùng và sử dụng những tài sản cá nhân là một cách tốt nhất để giữ gìn của cải chân chánh:

Một người nam hay người nữ có đạo đức tìm kiếm điều đã đánh mất, sửa chữa lại điều đã hư hao, ăn uống điều độ và rời bỏ quyền hành.

Như vậy lối sống điều độ trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong kinh tế học Phật giáo. Theo đạo Phật, việc tu tập sự điều độ có thể làm cho con người thoát khỏi những ham muốn vô tận và bất thiện, và sẽ đưa đến việc kiểm soát sự rắc rối do sản xuất quá mức và tiêu dùng quá độ. Có bốn loại điều độ để tu tập theo bốn nhu yếu ăn, mặc, ở và thuốc men.

Thiền++ - Công thức hưởng hạnh phúc tối đa với tài sản tối thiểu

Về sự điều độ trong ăn uống, nhà Phật quan niệm rằng thức ăn được xem là để dùng vào mục đích bảo hộ thân thể, đáp ứng những năng lượng cung cầu về thể chất và tinh thần để đạt đến đời sống cao hơn. Rõ ràng là không phải để thoả mãn sự ham muốn, cũng không phải vì để làm đẹp:

Với sự phản tỉnh khôn ngoan, chúng ta khất thực thức ăn không phải để vui chơi, cũng không phải vì sự quyến rũ của mùi vị, không phải vì sự hấp dẫn, mà chỉ là để chịu đựng và tiếp tục kiếp sống này, để chấm dứt sự lo lắng và để hỗ trợ đời sống phạm hạnh. Nhờ sự tiêu dùng thức ăn này, chúng ta khắc phục được những cảm giác đau đớn trước đó vì đói, và để đề phòng cảm giác lo lắng có thể phát sinh. Như thế chúng ta sống đời không chướng ngại, không đáng trách và sống trong sự thoải mái.

Về sự điều độ trong y phục, chúng ta được khuyên rằng áo quần được dùng cho mục đích bảo vệ thân thể, tránh thời tiết khắc nghiệt, để giữ thân thể khoẻ mạnh và che đậy những phần riêng tư. Nó không được dùng cho mục đích trang sức. Kinh dạy rằng:

Phản tỉnh khôn ngoan, chúng ta sử dụng y áo để bảo vệ thân khỏi lạnh, nóng, khỏi tiếp xúc với những con mòng, con muỗi, gió, ánh mặt trời và loài côn trùng, và chỉ có mục đích che dấu phần thân thể riêng tư.

Về vấn đề điều độ chỗ ở, kinh điển Phật dạy rằng việc sử dụng chỗ ở để phòng những hiểm hoạ về khí hậu và để hưởng sự ẩn dật, trong khi dùng những nhu yếu thuốc men là để bảo vệ khỏi những cảm giác đau đớn.

Vào những ngày trai giới, người cư sĩ Phật tử cũng tu tập đời sống xuất gia gồm có việc ăn một lần vào buổi trưa, để dồn thời gian cho việc thiền định và tu tập lời Phật dạy. Ở đây nên lưu ý rằng sự tu tập bốn sự điều độ trên đây mở ra cho tất cả những ai nỗ lực vì an lạc và hạnh phúc của chính họ.

Theo tinh thần của sự điều độ, người ta cho rằng những giáo huấn của Đức Phật về kinh tế học có thể được lập thành công thức như sau: “hưởng hạnh phúc tối đa với tài sản tối thiểu.” Nó cho thấy sự tiêu dùng thích đáng và khôn ngoan có quan hệ lớn đến phẩm chất đời sống kể cả sự tốt đẹp và đạo đức của cá nhân và xã hội.

Thích Nhật Từ (theo Kinh tế từ cái nhìn Phật giáo)

Bài học về Đức Phật: Biết sống trong vô thường

Thứ 2, 04/11/2013 | 13:46
Khổ đau luôn bám víu thân phận người, về vật chất như thiếu cơm ăn, áo mặc, rồi đến cái khổ vì già-bệnh-chết...

Lời Phật dạy cách đối trị với bạo lực, khủng bố

Chủ nhật, 27/10/2013 | 14:30
Sinh thời, Đức Phật thường xuyên phải đối trị với bạo lực, khủng bố xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống hàng ngày

Thứ 4, 02/10/2013 | 10:12
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu...nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và "quyết tâm" ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.

Đức Phật dạy: Hãy yêu chính mình

Thứ 4, 04/09/2013 | 07:50
Lời dạy này của Đức Phật thật hoàn toàn trái ngược lại với tất cả những truyền thống trên thế giới mà bạn đã được học hỏi, dạy bảo - tất cả những nền văn minh, tất cả văn hóa, tất cả tôn giáo.

Những điều Phật dạy để ngộ ra chân lý cuộc đời

Thứ 2, 14/10/2013 | 10:31
Mấy hôm nay tôi bắt đầu bỏ bớt thói quen ăn mặn, ăn chay nhiều hơn, hướng vào tĩnh tâm nghiệm lại mọi thứ. Đúng là mình chưa hoàn toàn trút khỏi những gánh nặng bó buộc của cuộc sống, phải học và ngộ nhiều thứ hơn nữa mới đạt đến cảnh giới “tâm bất biến giữa cuộc đời vạn biến”

Bài học về Đức Phật: Biết sống trong vô thường

Thứ 2, 04/11/2013 | 13:46
Khổ đau luôn bám víu thân phận người, về vật chất như thiếu cơm ăn, áo mặc, rồi đến cái khổ vì già-bệnh-chết...

Lời Phật dạy cách đối trị với bạo lực, khủng bố

Chủ nhật, 27/10/2013 | 14:30
Sinh thời, Đức Phật thường xuyên phải đối trị với bạo lực, khủng bố xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống hàng ngày

Thứ 4, 02/10/2013 | 10:12
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu...nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và "quyết tâm" ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.

Đức Phật dạy: Hãy yêu chính mình

Thứ 4, 04/09/2013 | 07:50
Lời dạy này của Đức Phật thật hoàn toàn trái ngược lại với tất cả những truyền thống trên thế giới mà bạn đã được học hỏi, dạy bảo - tất cả những nền văn minh, tất cả văn hóa, tất cả tôn giáo.

Những điều Phật dạy để ngộ ra chân lý cuộc đời

Thứ 2, 14/10/2013 | 10:31
Mấy hôm nay tôi bắt đầu bỏ bớt thói quen ăn mặn, ăn chay nhiều hơn, hướng vào tĩnh tâm nghiệm lại mọi thứ. Đúng là mình chưa hoàn toàn trút khỏi những gánh nặng bó buộc của cuộc sống, phải học và ngộ nhiều thứ hơn nữa mới đạt đến cảnh giới “tâm bất biến giữa cuộc đời vạn biến”