Công trình bị bỏ hoang, dân “khát” nước sinh hoạt

Công trình bị bỏ hoang, dân “khát” nước sinh hoạt

Thứ 3, 16/04/2013 | 17:15
0
Hệ thống công trình nước hợp vệ sinh với nhiều bể chứa có dung tích lớn nhằm giải quyết nhu cầu nước cho người dân vào mùa khô sau một thời gian đưa vào sử dụng đã không phát huy hiệu quả, xuống cấp khiến hàng nghìn người dân ở Thung Rếch xã Tú Sơn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) thường xuyên đối mặt với tình trạng “khát” nước.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Theo các hộ dân ở đây, việc thiếu nước sinh hoạt ở Thung Rếch thì mùa khô nào cũng xảy ra nhưng chưa thấy năm nào bị “khát” như năm nay. Hiện nay, nhiều hộ dân hàng ngày phải lấy can đi xin hoặc hứng từng ít nước ở bể chứa về sử dụng. Vùng Thung Rếch xã Tú Sơn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) có 7 xóm với khoảng 350 hộ dân cùng gần 1 nghìn nhân khẩu. Thực hiện chính sách chuyển cư vùng lòng hồ sông Đà từ năm 1994 tính đến nay, Nhà nước đã đầu tư xây dựng cho người dân ở đây 3 hệ thống công trình nước hợp vệ sinh với hàng chục bể chứa có dung tích lớn. Các công trình nước hợp vệ sinh này nhằm đáp ứng nhu cầu nước vào mùa khô cho các hộ dân ở đây. Theo dự kiến, nếu các công trình bảo đảm hết công suất sẽ đáp ứng cho hơn 80% hộ dân ở đây khó khăn về nguồn nước sinh hoạt vào mùa khô. Nhưng thật đáng buồn, sau một thời gian đi vào sử dụng thì hầu hết các hệ thống công trình này đang không phát huy hiệu quả, gần như “bỏ hoang”. Nhiều bể chứa bị hư hỏng, không được sửa chữa nên đã xuống cấp từ nhiều năm qua.

Việt Nam Xanh - Công trình bị bỏ hoang, dân “khát” nước sinh hoạt

Do xuống cấp, một số bể chứa nước ở Thung Rếch xã Tú Sơn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đang không phát huy được hiệu quả

Dẫn chúng tôi đi thăm hệ thống công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh và các bể chưa, trong đó có một số cái đã gần như bỏ hoang ông Bàn Văn Thắng, Trưởng xóm Kim Bắc I bức xúc: “Năm 1994, thực hiện chính sách chuyển cư vùng hồ sông Đà, xóm Kim Bắc I chúng tôi được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống bể nước sinh hoạt với bốn bể trong đó có hai bể với dung tích 20m3 và hai bể được xây dựng với dung tích 60m3. Nhưng qua một thời gian đưa vào sử dụng đến nay chỉ còn duy nhất một bể còn hoạt động được. Nhưng lượng nước về bể cũng rất kém, chắc chỉ đủ phục vụ cho 3 đến 4 hộ dân. Bên cạnh đó, hai bể nước với dung tích 60m3 thì đã từ lâu không còn tác dụng trữ nước. Vì vậy, dù nằm ngay gần hệ thống công trình nước sạch cũng như các bể chứa có quy mô nhưng người dân vẫn “khát” nước sinh hoạt”.

Chúng tôi gặp chị Bàn Thị Tư ở xóm Kim Bắc I đang lúi húi hứng từng chút nước vào can nhựa để mang về cả gia đình sử dụng trong ngày. Chia sẻ với chúng tôi, chị Tư ngán ngẩm cho biết: “Hiện nay, nguồn nước dùng trong sinh hoạt ở vùng Thung Rếch này cực kỳ khó khăn, tất cả mó nước đều đã cạn. Vì vậy, 50 hộ dân trong xóm chỉ trông vào nguồn nước giếng khoan của một số hộ dân trong xóm có điều kiện để khoan. Tuy nhiên, nguồn nước giếng khoan lại không bảo đảm. Điều đáng buồn hơn là nguồn nước giếng khoan cũng ít nên hàng ngày chúng tôi chỉ xin về dùng trong sinh hoạt. Còn chuyện tắm rửa thì phải hạn chế đến mức tối đa. Nếu muốn giặt quần áo thì phải đi xe máy xuống vùng dưới”. Chị Tư vừa bỏ quần áo lên xe máy chuẩn bị đi giặt phân trần với chúng tôi. Cũng như ở xóm Kim Bắc I, tại xóm Kim Bắc II, tình trạng thiếu nước cũng đang diễn ra khiến nhiều hộ dân gặp khó khăn. Mặc dù chưa đến nỗi phải mua nước từ vùng dưới. Nhưng ở đây hầu như gia đình nào cũng phải có một người hàng ngày ở nhà để đi lấy nước về phục vụ sinh hoạt. Có ngày phải đi cả cây số, mất đến nửa buổi mới lấy được vài can nước về sử dụng trong sinh hoạt.

Phó chủ tịch UBND xã Tú Sơn Bạch Công Diển cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô ở vùng Thung Rếch trong những năm qua đó là do quá trình thi công xây dựng, nhà thầu làm ẩu, chất lượng kém nên khi đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã xuống cấp, khiến bể bị nứt vỡ, rò rỉ nước. Điều đáng nói là tình trạng này chúng tôi đã có đơn kiến nghị và đơn vị thi công cũng đã tiến hành khắc phục, sửa chữa nhưng tình trạng rò rỉ nước vẫn không được khắc phục dứt điểm nên bị thấm, nứt không giữ được nước; hệ thống ống dẫn, van cũng kém chất lượng. Bên cạnh đó ý thức tự quản của một bộ phận người dân cũng không cao nên đã gây ảnh hưởng, tác động đến sự bền vững của các công trình.

Điều đáng nói là ở Thung Rếch mùa này, tình trạng khát nước không chỉ diễn ra đối với người dân mà còn đối với cả cây trồng. Trước đây nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vốn đã thiếu, nay lại càng thiếu hơn. Những ngày qua, mặc dù đã có mưa nhưng cũng chẳng đủ nước để thấm đất nên gieo xong hầu hết chẳng có cây nào mọc nổi. Vì vậy thay bằng màu xanh bạt ngàn của các loại cây trồng như mọi năm thì năm nay là màu trắng bạc của những chân ruộng khô, nứt nẻ. Hiện nay, nhiều người dân vùng Thung Rếch đang trong cảnh dở khóc dở cười khi đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Không biết sau hạn hán, rồi đây cuộc sống sẽ ra sao đối với người dân vùng Thung Rếch này. Một mùa vụ thất bát đang hiển hiện trước mắt.

Theo Nhân dân

Hà Nội: Vỡ đường ống, 70.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt

Chủ nhật, 24/03/2013 | 14:22
Trưa ngày 23/3, đường ống dẫn nước sạch từ Nhà máy nước mặt Sông Đà (Hòa Bình) về Hà Nội đã bị vỡ một đoạn trên Đại lộ Thăng Long. Sự cố này dự tính sẽ khiến khoảng 70.000 hộ dân ở khu vực tây nam Hà Nội thiếu nước sinh hoạt.

'Khát' nước sạch ngay trên đất Thủ đô

Thứ 3, 16/04/2013 | 10:03
Thị trấn Yên Viên hiện có hàng trăm cơ quan, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành như xà phòng, xi-măng, nhựa đường, than tổ ong…

Đưa tiền tỷ ngâm nước biển, hàng nghìn tấn ngao chờ chết

Thứ 2, 15/04/2013 | 16:21
Hiện nay, các hộ dân nuôi ngao ở hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang ngán ngẩm khi hàng nghìn tấn ngao chết dần dưới biển.

Hà Nội: Dàn ống nước thải có một không hai

Thứ 6, 12/04/2013 | 09:47
Cạnh dự án cải tạo sông Lừ, khu nhà 4 tầng E4 thuộc khu tập thể Đại học Y Hà Nội luôn bốc mùi hôi thối nồng nặc từ mạng lưới các ống xả thải của hơn 100 hộ dân lơ lửng giữa đường đi.