"Cuộc chiến" kế hoạch hóa gia đình tại Mỹ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
0
Sự ủng hộ của Mỹ đối với việc kế hoạch hóa gia đình mang tính quốc tế đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi đối với nền chính trị trong nước.

Những người bảo thủ có khuynh hướng cho rằng việc kế hoạch hóa gia đình chẳng khác gì sự thừa nhận hợp pháp hóa đối với việc nạo phá thai, ngay cả khi luật pháp Mỹ ngăn cấm các quỹ hỗ trợ nước ngoài của Mỹ sử dụng để chi trả cho việc phá thai.

Quả thực, việc đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình mang tính quốc tế là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm bớt tình trạng nạo phá thai tại các nước đang phát triển. Những sự đầu tư vào việc kế hoạch hóa gia đình cũng có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của các bà mẹ, trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng.

Sự ủng hộ đối với kế hoạch hóa gia đình tự nguyện thúc đẩy một phạm vi rộng lớn những lợi ích chính sách ngoại giao sống còn của Mỹ - bao gồm cả việc mong muốn cải thiện xã hội lành mạnh hơn, thịnh vượng hơn và an toàn hơn.

Đảm bảo tính mạng cho các bà mẹ và trẻ em

Hơn một nửa phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển (khoảng 600 triệu phụ nữ) ngày nay sử dụng phương pháp tránh thai hiện đại. Bất chấp sự gia tăng này, khoảng 215 triệu phụ nữ trên toàn cầu - đặc biệt tại khu vực Sahara của châu Phi và Đông Nam Á – có hoạt động tình dục nhưng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, cho dù là họ muốn tránh bị mang thai hay muốn lùi lại ngày sinh của đứa trẻ tiếp theo của họ. Với lượng dân số thế giới chuẩn bị vượt quá mốc 7 tỷ người vào cuối năm 2011, ước tính là gia tăng gần 80 triệu người mỗi năm trong nhiều thập kỷ qua.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp tránh thai có thể giảm bớt nguy cơ chết do sinh con thứ ba, giảm xấp xỉ từ 360.000 người còn 240.000 người; giảm số lượng phá thai tại các nước đang phát triển từ 35 triệu người xuống còn 11 triệu người; và giảm số lượng tử vong của trẻ sơ sinh từ 4 triệu trẻ em xuống còn khoảng 3,4 triệu trẻ em.

Đối với một phụ nữ tại các nước đang phát triển, rủi ro từ việc sinh nở vẫn còn là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà cô ta phải đối mặt. Tại các quốc gia phát triển, cứ 4.300 người thì có một người bị mất đi mạng sống của mình từ hậu quả của việc thai nghén (tỷ lệ 1/4.300), so với châu Phi và Afghanistan tỷ lệ lần lượt là 1/31 và 1/7.

Nạo thai không an toàn là một nhân tố đang góp phần khiến cho tỷ lệ tử vong của người mẹ tăng cao. Giống như năm 2008, 47.000 trường hợp người mẹ tử vong liên quan đến nạo thai, chiếm khoảng 13% tổng số các ca tử vong của các bà mẹ. Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp giảm bớt những trường hợp có thai ngoài ý muốn và làm giảm đáng kể tình trạng nạo phá thai và những vấn đề phức tạp về sức khỏe liên quan đến việc nạo phá thai.

Chỉ riêng năm 2000, nếu như phụ nữ muốn trì hoãn hoặc tránh sinh đẻ có cơ hội để tránh thai, thì xấp xỉ 90% số vụ tử vong của sản phụ liên quan đến nạo phá thai và 20% số vụ liên quan đến sản khoa trên toàn cầu có thể đã được ngăn chặn.

Việc tử vong của sản phụ có một ảnh hưởng rất lớn và không thể phủ nhận đối với trẻ em và các gia đình. Quả thực, các quốc gia với tỷ lệ tử vong sản phụ cao nhất cũng phải “nếm trải” tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao nhất. Khi một bà mẹ chết đi, nguy cơ tử vong của đứa trẻ mới sinh ra sẽ lên tới 70%.

Việc kế hoạch hóa gia đình đưa ra một cơ hội để hạn chế sự tử vong của các bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi không chỉ đơn giản bằng việc đưa đến cho phụ nữ ở tất cả các độ tuổi khả năng quyết định quy mô gia đình của họ mà bởi cho phép người phụ nữ trì hoãn sự có thai ít nhất cho đến khi họ 18 tuổi, giãn khoảng cách và kế hoạch sinh nở của họ. Bằng cách này, các phương pháp ngừa thai hiện đại đã giúp cho phụ nữ tránh được những sự thụ thai có nguy cơ nguy hiểm cao.

Các nghiên cứu cho rằng khoảng cách giữa các kỳ thai nghén ngắn (khi mà việc mang thai diễn ra ít hơn 24 tháng sau lần sinh trước) làm gia tăng tỷ lệ tử vong của sản phụ. Trên thực tế, nếu như tất cả các bà mẹ đều chờ đợi ít nhất 60 tháng để có thể thụ thai lần nữa, thì theo ước tính hàng năm sẽ cứu được 1,8 triệu trẻ em khỏi bị tử vong.

Dù chúng ta có thừa nhận hay không thì dân số thế giới vẫn tăng

Đề cao vấn đề an ninh mang tính quốc tế

Khi mà có nhiều nước phát triển đang có được sự ổn định về dân số hoặc thậm chí là giảm được dân số, thì nhiều nước đang phát triển lại đang tiếp tục gia tăng dân số. Sự mất cân bằng dân số hiện lên như một vấn đề trầm trọng gây ảnh hưởng tới cơ hội kinh tế, an ninh toàn cầu và sự ổn định môi trường. Các cuộc xung đột đang tiếp diễn, chủ nghĩa cấp tiến, sự yếu kém về quản lý và tệ nạn tham nhũng là những vấn đề cố hữu đối với nhiều quốc gia yếu kém.

Khi mà tỷ lệ sinh sản cao không phải là nguyên nhân của các vấn đề, chúng làm phức tạp thêm những thách thức cho các quốc gia này đối mặt trong việc cố gắng giảm bớt sự bần cùng, gia tăng thu nhập trên mỗi đầu người, cung cấp những cơ hội về giáo dục cho thanh niên và gia tăng sự thiếu hụt về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Chẳng hạn,Yemen có tỷ lệ cao nhất sự thiếu kế hoạch hóa gia đình hơn bất cứ quốc gia nào. Dân số của họ tăng gấp đôi trong gần 20 năm qua, và là đất nước có dân số trẻ đứng thứ hai thế giới. Khả năng sinh sản cao - cứ mỗi phụ nữ lại có 6 đứa trẻ - là gánh nặng lên cơ sở hạ tầng, giáo dục, hệ thống y tế và môi trường của Yemen.

Thêm vào đó, lực lượng lao động của nước này đang phát triển nhanh hơn sự phát triển về thị trường việc làm, một hệ lụy cho sự thất nghiệp cao của người lao động trẻ tuổi. Sự tăng dần cơ hội kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp cải thiện triển vọng lâu dài của Yemen đối với việc giành được sự ổn định và phát triển thu nhập trên mỗi đầu người. Ngược lại, tỷ lệ sinh sản tiếp tục tăng cao sẽ chỉ làm tăng thêm những khủng hoảng hiện tại của Yemen.

Rất nhiều quốc gia có sự phát triển dân số nhanh – như Yemen – không có khả năng khai thác tiềm năng dân số trẻ của họ. trong những trường hợp này, tỷ lệ sinh sản cao có thể dẫn tới vòng quay khắc nghiệt của sự bần cùng trong các cấp độ cộng đồng, khu vực và quốc gia. Sự gia tăng dân số nhanh chóng cũng dễ làm xảy ra nhiều hơn các cuộc xung đột nội bộ và sự cai trị thiếu dân chủ. Khoảng 80% các cuộc xung đột nội bộ trong thời gian 1970 đến 2007 đã diễn ra tại các nước có dân số trẻ.

Các quốc gia có tỷ lệ phát triển dân số cao nhất đối mặt với sự thiếu hụt thực tế các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nước sạch và đất trồng trọt. Giống như năm 2010, 40% dân số trong hơn 35 quốc gia không đủ lương thực, tập trung đông nhất ở khu vực trung tâm và phía Đông châu Phi. Điều này cho thấy các quốc gia không đảm bảo về lương thực này sẽ tiếp tục phát triển dân số một cách đáng kể trong những thập kỷ tới, tình trạng thiếu đói tiếp tục sẽ là một thách thức lớn.

Kế hoạch hóa gia đình và các trận chiến về ngân sách

Trong trận chiến ngân sách đối với năm tài chính năm 2011, những sự cắt giảm mạnh mẽ đối với kế hoạch hóa gia đình mang tính toàn cầu được xem xét nhưng cuối cùng cũng bị gạt bỏ. Tuy nhiên, sự tiếp tục ủng hộ của Mỹ đối với kế hoạch hóa gia đình vẫn ảnh hưởng tới các cuộc tranh luận về ngân sách đang diễn ra.

Dựa vào nhiều mối quan tâm về chính sách ngoại giao cấp thiết, việc kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề giúp đỡ xứng đáng được quan tâm lớn hơn chứ không phải ít hơn.

Nước Mỹ nên thừa nhận việc kế hoạch hóa gia đình như là một sự ưu tiên về chính sách ngoại giao, tăng thêm quỹ hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình và khuyến khích sự hỗ trợ chính trị đối với sức khỏe phụ nữ tại các quốc gia đang được nhận viện trợ.

Chí Thành