Cuộc đời 'đặc sản' của nhà văn Hồ Biểu Chánh

Cuộc đời 'đặc sản' của nhà văn Hồ Biểu Chánh

Thứ 3, 22/10/2013 | 11:43
0
Nhắc đến Hồ Biểu Chánh, người ta nghĩ ngay đến những áng văn đậm chất Nam Bộ mộc mạc không pha lẫn. Tác phẩm của ông cứ êm đềm đi vào lòng người như dòng phù sa miệt mài xuôi về biển lớn. Cuộc đời ông cũng thế, bình dị tựa những trang văn ông để lại cho đời.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ khi ông giã từ cuộc sống, tên tuổi của ông vẫn không hề phai nhạt trong lòng người yêu văn chương. Và những câu chuyện về cuộc sống đời thường của ông mãi mãi là hồi ức đẹp. 

Tuổi thơ "con nhà nghèo"

Chúng tôi đến thăm nơi an nghỉ cuối cùng của nhà văn Hồ Biểu Chánh giữa một ngày đầu tháng 10 trong cái nắng, mưa bất chợt của Sài thành. Trong một con Hẻm nhỏ trên đường số 8 (P.11, Q.Gò Vấp) có một khu đất rộng hơn 3.000m2, đó là nơi an giấc ngàn thu của nhà văn bậc nhất Nam Bộ này. Tiếp chuyện với chúng tôi, cụ Lê Thị Mỹ Dung (77 tuổi) cháu ngoại cũng là người đang trông nom mộ phần của nhà văn Hồ Biểu Chánh cho biết, nơi đây từng được gọi là An Tất Viên (đặt theo di nguyện của ông trước lúc lâm chung).

Xã hội - Cuộc đời 'đặc sản' của nhà văn Hồ Biểu Chánh

Bà Lê Thị Mỹ Dung, cháu ngoại nhà văn Hồ Biểu Chánh.

Trong căn nhà nhỏ lưu giữ những kỷ vật của nhà văn Hồ Biểu Chánh, cụ Mỹ Dung bắt đầu những dòng hồi ức về người ông văn hào đáng kính của mình: "Lúc còn sống, má tôi (tức bà Hồ Văn Vân Anh đã qua đời, thọ 93 tuổi) hay kể về ông ngoại tôi lắm. Quê ông ngoại ở miệt Gò Công, làng Bình Thành chứ có đâu xa. Hồi nhỏ, nhà ông ngoại nghèo lắm, cực khổ lắm. Nhưng ông học hành rất giỏi rồi ra làm quan, viết văn".

Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung sinh ngày 01/10/1885, mất năm 1958. Năm lên tám tuổi ông theo học chữ Nho trường làng. Mười hai tuổi theo học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tổng Vĩnh Lợi, sau theo học trường tỉnh Gò Công (nay là huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ở đây, ông được cấp học bổng để theo học tại trường Chasseloup - Laubat (Sài Gòn). Cuối năm 1905, ông thi đậu bằng Thành Chung.

Thuở sinh thời, ông lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Ông có hai người em là Viên Hoành (Hồ Văn Hiến) và Thất Lang (Hồ Văn Lang) cũng viết văn. Nội tổ của ông thời trước có công lập làng nên được tôn bài vị tiên hiền thờ trên đình và thân phụ được tham dự Ban hội tề Hương chánh, sau lên đến Hương chủ và Chánh bái.

Đối với gia đình, nhà văn Hồ Biểu Chánh là niềm hãnh diện lớn lao. Những ký ức về ông không hề phai nhạt theo thời gian. Hồi còn học ở trường làng, thay vì 6, 7h mới học thì khuya, ông tôi phải dậy băng ruộng, lội đồng để đến lớp. Ông đi bộ quãng đường rất xa  từ Bình Thành ra tới Gò Công lận. Khi trời mưa gió cũng không có áo mưa để mặc, bà cố tôi (tức mẹ của nhà văn Hồ Biểu Chánh) lấy lá dừa nước chầm thành áo mưa để ông ngoại tôi khoác lên đi cho khỏi ướt. Có khi đi sớm quá, trời còn tối mịt, ông đụng phải con trâu mà không biết cái gì, giở áo mưa ra coi, ông mới giật mình. Ông còn nhỏ nên cũng sợ. Đi học, ông phải lấy lá chuối gói cơm nguội mang theo để ăn”.

Khi ông ngoại lên Mỹ Tho học, nhà đâu có tiền lo nên tội lắm. Ông ngoại tôi thường kể lại cảnh bà cố tôi đưa ông ngoại tôi đi học như thế này: "Trung à, con chờ má một chút". Ông ngoại tui mới nói: "Con chờ má làm chi?". "À con chờ má, má đưa con đi". Ai dè bà đi ra cầm bộ đồ cưới lấy tiền đưa cho ông ngoại tôi trang trải việc học hành. Lúc đi thấy mẹ mình cầm một gói đồ, nhưng khi trở ra thì không thấy nữa, ông ngoại tôi mới hỏi: "Hồi nãy con thấy má cầm gói gì, giờ đâu mất rồi?". Bà cố tôi đứng lặng thinh không nói gì hết. Tại vì bà cố tôi xót con quá. Nhà nghèo phải chịu cảnh thiếu thốn", cụ Mỹ Dung xúc động nhớ lại.

Sinh trưởng ở một vùng quê nghèo khó, nước mặn đồng chua, ít được thiên nhiên ưu đãi. Cuộc sống ở đây lắm gian nan, nhiều cơ cực. Con người tưởng chừng như không thể tìm thấy ánh sáng của tương lai. Ấy vậy mà nhà văn Hồ Biểu Chánh đã vượt lên số phận, thoát khỏi cái nghèo nàn truyền kiếp ám ảnh người làng quê bao đời bằng con đường học vấn. Khi rạng danh, ông vẫn giữ cho mình lối sống bình dị, khiêm tốn như lối viết trung thành ông trọn đời dành cho nghiệp văn chương.

Xã hội - Cuộc đời 'đặc sản' của nhà văn Hồ Biểu Chánh (Hình 2).

Bức thư gửi con của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

Một đời thanh liêm, tiết kiệm

Nhà văn Hồ Biểu Chánh từng xuất thân làm ký lục, thông ngôn rồi thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức chủ quận (Quận trưởng) ở nhiều nơi. Tuy làm việc cho Pháp nhưng ông nổi tiếng liêm khiết, yêu dân như con, thương người nghèo khổ như chính bản thân mình. Cụ Lê Thị Mỹ Dung chia sẻ: "Má tôi từng nói, tuy làm quan cho Pháp nhưng ông ngoại tôi hiền lắm, không hề đè đầu cưỡi cổ hay bóc lột dân lành, ông cũng không biết hối lộ là gì. Người ta đem đến tận nhà từ những thứ quý giá cho đến thứ nhỏ nhặt, ông nhất quyết từ chối. Những người nghèo khổ không có tiền nộp sưu thuế, ông ngoại tôi còn cho tiền họ nộp để tránh bị hà khắc".

Năm 1946, ông từ giã chính trường, bắt đầu sống đời hưu nhàn, vui vầy với gia đình và dành trọn tình yêu cho văn chương. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông chuyển từ Gò Công lên Sài Gòn sinh sống tại quận Phú Nhuận và hưởng trọn niềm hạnh phúc trong tình yêu thương của vợ con. "Con cháu như tôi, nhất là con gái, đứa nào chưa có gia đình thì phải ở chung săn sóc. Tôi với mấy bà chị của tôi sớm hôm cận kề lo lắng cho ông ngoại từng miếng ăn giấc ngủ", cụ Lê Thị Mỹ Dung tâm sự.

Gia đình khá giả, trước sau có kẻ hầu người hạ nhưng ông vẫn sống đời giản dị, không xa hoa, lãng phí. Cụ Mỹ Dung Kể lại: "Hồi ông ngoại tôi còn sống, mỗi lần xé lịch thì không được bỏ đi. Đem tờ lịch cũ để lên bàn lấy đồ dằn lại. Ông lấy cái kéo cắt nhỏ tờ lịch ra dùng để mồi lửa hút thuốc. còn không thì để cho ông cây đèn dầu để ông châm thuốc nhưng phải vặn lửa nhỏ thôi, vặn lửa lớn cũng không được nữa".

Là một trong những người gần gũi, cận kề với nhà văn Hồ Biểu Chánh cho đến lúc cuối đời, cụ Mỹ Dung hiểu tâm ý của ông ngoại mình hơn ai hết: "Sống phải hiểu ông mới được. Tôi nhớ có lần ông xuống bếp trong lúc tôi đang nấu cơm. Ông hỏi: "Bữa nay, con cho ngoại ăn món gì?". Nấu những món đơn giản thôi. Chứ bày trò làm bánh xèo hay chả giò này nọ là ông la chết. Ăn sáng cũng vậy, mấy món hủ tiếu hay bánh mì pho - mai không bao giờ ông ăn đâu. Ông kêu tụi tôi lấy thức ăn còn lại của chiều ngày hôm trước thịt kho hay cá kho gì đó đem đi kho khô tiêu để ông ăn với cháo trắng. Tết nhất, gia đình kêu người làm đi thay rèm cửa, ông cũng không chịu. Ông thường nhắc lúc nhỏ ông ở Gò Công nhà cửa trước sau trống trải sống cũng được. Ông nói con cháu bày vẽ chỉ lãng phí không nên. Thấy thương ông lắm".

Xã hội - Cuộc đời 'đặc sản' của nhà văn Hồ Biểu Chánh (Hình 3).

Bút tích nhà văn Hồ Biểu Chánh lúc sinh thời.

“Trạch tâm nhơn hậu”

Có thể nói cái nghèo, cái chất chân quê Nam Bộ đã ngấm sâu vào xương tủy và làm nên một con người Hồ Biểu Chánh không chỉ mộc mạc trong lời văn mà còn trong cuộc sống thường ngày. "Bà ngoại tôi thì giàu, có tiền, xài sang lắm. Mỗi lần lãnh lương hưu của ông, bà mua đồ nhiều ông cũng rầy, phí, ông không chịu như vậy. Tiền bạc trong gia đình, bà giữ. Con cháu cho ông tiền, ông cũng không xài, ông kẹp trong những bản thảo tiểu thuyết ông viết. Khi ông chết, gia đình mới tìm thấy. Mấy cậu của tôi hồi trước cũng làm lớn lắm. Sống sung sướng, nhà cao cửa rộng. Ông ngoại tôi cũng hay la mấy cậu hoài. Ông nói nhà nào mà ở chẳng được, mua nhà cao cửa rộng làm gì cho tốn kém", cụ Mỹ Dung tiếp tục câu chuyện.

Những ai từng tiếp xúc với nhà văn Hồ Biểu Chánh từ giới văn nghệ sỹ, cho đến con cháu trong gia đình, ai cũng quý mến ông. Quý ở sự mộc mạc, bình dị và "trạch tâm nhơn hậu" toát lên từ con người ông. Chính vì vậy mà ngày ông "nhắm mắt xuôi tay", hàng nghìn từ khắp nơi đến đưa tiễn và vô cùng tiếc thương. Cụ Mỹ Dung cho biết thêm: "Hồi đó đám tang ông ngoại tôi lớn lắm. Mọi người khắp nơi đến để chia buồn. Thân hào nhân sỹ có, độc giả mến mộ ông tôi có. Lúc di quan lên tới chỗ này (mộ phần hiện tại của nhà văn Hồ Biểu Chánh) rồi mà đoàn người đi viếng còn ở dưới Phú Nhuận".

Vinh Điền

Cuộc đời khốn khó của nhà văn Lan Khai

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Cố nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh năm Bính Ngọ 1906. Sở dĩ ông lấy bút danh này là do ông thích hoa lan, nhất là trong khi nở. Bút danh này cũng đã ám vào thân phận ông. Ngắn ngủi, ẩn dật, không xô bồ nhưng tinh khiết và đẹp đẽ đến vô ngần.

Cuộc đời khốn khổ của nhà văn Lê Lựu

Thứ 5, 02/05/2013 | 09:31
Tác giả ‘Thời xa vắng’, ‘Sóng ở đáy sông’ đang sống những tháng ngày mà bữa thuốc nhiều hơn bữa cơm, chuyện buồn quá khứ nhiều hơn hy vọng.

Giấc mơ kỳ lạ của nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm

Thứ 5, 04/07/2013 | 06:58
Ngôi mộ cổ được tìm thấy tại Đồng Hới (Quảng Bình) cách đây gần nửa năm đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là của Công chúa Lý Kiều Oanh. Xung quanh vấn đề này còn có rất điều bí ẩn mới đây đã được nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm tiết lộ, bên cạnh đó còn có nhiều ý kiến của các nhà khoa học.

Chuyện đời kỳ lạ của đại thiền sư, trạng nguyên nước Việt

Thứ 6, 14/06/2013 | 16:17
Là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền sư Huyền Quang được hậu thế tôn xưng là một Đại thiền sư Việt nam, có vị trí ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc và 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

Chứng “hóa đá” kỳ lạ của nhà thiên văn số một thế giới

Chủ nhật, 30/12/2012 | 12:32
Trong khi phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh này qua đời trong vòng vài năm thì Stephen Hawking lại sống qua nhiều thập niên và lập nên vô vàn kì tích khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.

Cuộc đời khốn khó của nhà văn Lan Khai

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Cố nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh năm Bính Ngọ 1906. Sở dĩ ông lấy bút danh này là do ông thích hoa lan, nhất là trong khi nở. Bút danh này cũng đã ám vào thân phận ông. Ngắn ngủi, ẩn dật, không xô bồ nhưng tinh khiết và đẹp đẽ đến vô ngần.

Cuộc đời khốn khổ của nhà văn Lê Lựu

Thứ 5, 02/05/2013 | 09:31
Tác giả ‘Thời xa vắng’, ‘Sóng ở đáy sông’ đang sống những tháng ngày mà bữa thuốc nhiều hơn bữa cơm, chuyện buồn quá khứ nhiều hơn hy vọng.

Giấc mơ kỳ lạ của nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm

Thứ 5, 04/07/2013 | 06:58
Ngôi mộ cổ được tìm thấy tại Đồng Hới (Quảng Bình) cách đây gần nửa năm đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là của Công chúa Lý Kiều Oanh. Xung quanh vấn đề này còn có rất điều bí ẩn mới đây đã được nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm tiết lộ, bên cạnh đó còn có nhiều ý kiến của các nhà khoa học.

Chuyện đời kỳ lạ của đại thiền sư, trạng nguyên nước Việt

Thứ 6, 14/06/2013 | 16:17
Là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền sư Huyền Quang được hậu thế tôn xưng là một Đại thiền sư Việt nam, có vị trí ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc và 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

Chứng “hóa đá” kỳ lạ của nhà thiên văn số một thế giới

Chủ nhật, 30/12/2012 | 12:32
Trong khi phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh này qua đời trong vòng vài năm thì Stephen Hawking lại sống qua nhiều thập niên và lập nên vô vàn kì tích khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.