Cuộc đua “khống chế” Bắc Cực - Mỹ hụt hơi trước Nga và Trung Quốc

Cuộc đua “khống chế” Bắc Cực - Mỹ hụt hơi trước Nga và Trung Quốc

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 03/02/2018 | 19:00
0
Khi Nga đang trở thành lãnh chúa nơi "mái nhà thế giới", Trung Quốc khởi động tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Bắc Cực thì Mỹ vẫn chưa sẵn sàng bước vào cuộc đua.
Hồ sơ - Cuộc đua “khống chế” Bắc Cực - Mỹ hụt hơi trước Nga và Trung Quốc

Mỹ chỉ có hai tàu phá băng đang hoạt động là Polar Star và Healy.

Tháng 8/2017, lần đầu tiên một tàu chở dầu của Nga khởi hành từ Na Uy đến Hàn Quốc đã có hành trình đi qua Bắc Băng Dương mà không cần tàu hộ tống phá băng. Đó là khoảnh khắc bước ngoặt trong việc khai thông tuyến đường thương mại Bắc Cực, thúc đẩy cho cuộc chạy đua giành giật ảnh hưởng ở vùng đất lạnh giá – nơi được coi là “mái nhà” của thế giới.

Cây bút Peter Apps của Reuters đánh giá, bước tiến xa của Nga là một động thái đem lại thách thức đặc biệt đối với Mỹ. Bắc Cực chưa bao giờ có một ưu tiên chiến lược đối với Washington. Ngược lại, khu vực này từ lâu vốn được coi là lãnh địa của Moscow. Ngay lúc này đây, một đối thủ khác là Trung Quốc cũng đang phả hơi nóng vào Mỹ khi đẩy mạnh kế hoạch để tiếp bước trở thành một thế lực song hành với Nga.

Tuần trước, Trung Quốc đã chính thức đưa ra chiến lược Bắc Cực của mình, cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Moscow để tạo ra “con đường tơ lụa trên băng” – nối dài cho sáng kiến Vành đai Con đường thông thương sang châu Âu. Cả Moscow và Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố mục đích của họ nhắm tới là thương mại và môi trường thay vì quân sự hóa.

Đứng trước sự trỗi dậy này, Washington bắt đầu nhận thức được nguy cơ tụt hậu của mình. Lầu Năm Góc đã cho rà soát loại chiến lược Bắc Cực để đáp ứng tình hình hiện tại. Phát biểu trước Quốc hội hồi tháng 5/2017, chỉ huy lực lượng Bảo vệ Hàng hải Mỹ, Đô đốc Paul Zukunft, tiết lộ Washington đang cân nhắc đưa tên lửa hành trình chống tàu lên các tàu phá băng thế hệ mới nhất - một sự lột xác để hoàn toàn thoát ra khỏi vai trò nghiên cứu và cứu hộ truyền thống.

Tuyên bố này đã vấp phải những quan ngại từ phía Nga khi một trong những quan chức hàng đầu của Moscow nói ở Na Uy vào tháng Giêng rằng, vùng Bắc Cực không nên trở thành “thách thức quân sự” cho bất kỳ quốc gia nào.

Trên thực tế, ảnh hưởng của Nga ở vùng cực Bắc đang vượt xa bất kỳ quốc gia nào khác,  ảnh hưởng này được xem là lớn hơn cả các quốc gia  lân cận như Na Uy và Canada. Nơi đây vẫn là vùng đất hoang sơ với những cánh rừng rộng lớn nhưng nguồn tài nguyên dầu khí và khoáng sản lại lớn vô cùng tận. Cả Na Uy và Canada đã đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng tập trung nhiều vào địa phận Bắc Cực và vận động Mỹ cùng tham gia.

Hồ sơ - Cuộc đua “khống chế” Bắc Cực - Mỹ hụt hơi trước Nga và Trung Quốc (Hình 2).

Bắc Cực là khu vực giàu tài nguyên nhưng chưa thể khám phá.

Kể từ thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ, Nga đã bắt đầu tập trung nguồn lực để chiếm ưu thế ở vùng đất băng giá được cho là rất nhiều tiềm năng. Trong đó có việc mở lại sáu tiền đồn quân sự và thiết lập ba tiền đồn mới, cũng như biên chế tàu phá băng hạt nhân vào hạm đội thiện chiến. Nga cũng là nước duy nhất có tàu phá băng đủ độ tin cậy để hộ tống trên vùng biển đóng băng ở Bắc Cực.

Hạm đội Phương Bắc của Nga, có trụ sở tại Murmansk, cũng sẽ nhận thêm một số tàu mới, trong đó có hai tàu hộ tống phá băng được thiết kế đặc biệt để mang tên lửa chống hạm mới nhất của Moscow. Nga cho biết, Hạm đội Biển Bắc đã bắn 200 tên lửa trong suốt 300 cuộc tập trận trong năm 2017, một kỷ lục chưa từng có thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Moscow coi vùng biển phía Bắc là ưu tiên quan trọng cần phải bảo vệ. Đặc biệt, nơi đây được coi như một “pháo đài” cất giữ tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân nhằm ứng phó trước cuộc tấn công của nước ngoài. Trong khi tàu ngầm của Mỹ và NATO có khả năng thâm nhập vào vùng biển này mà không bị phát hiện, “pháo đài” của Nga có nhiệm vụ không để cho bất kỳ mối đe dọa nào tồn tại gần lãnh thổ Nga nếu một cuộc chiến xảy ra.

Tàu phá băng hiện đại nhất mà Mỹ chuyên tâm phát triển sẽ khó đi vào phục vụ trước năm 2023 khi kinh phí vẫn chưa được đảm bảo. Trong khi tàu phá băng Polar Star hiện tại đang làm nhiệm vụ ở Nam Cực sẽ chỉ phục vụ được khoảng 5 năm nữa.

Về phía Trung Quốc, tàu phá băng Tuyết Long 2 sẽ sớm được ra mắt vào năm 2019 để phối hợp với tàu Tuyết Long đang hoạt động. Mặc dù cả hai tàu đều sẽ không được trang bị vũ trang, nhưng giới quan sát nhận định rằng một khi chính sách Bắc Cực của Bắc Kinh thay đổi, trang bị vũ khí sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai.

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính, Bắc Cực nắm giữ hơn 1/5 trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được khai thác của thế giới. Nga đã tích cực khoanh vùng ảnh hưởng trong hơn một thập kỷ qua bằng các hoạt động tàu ngầm trong phạm vi 500.000km vuông dưới đáy biển.

Mỹ có thể không phải lo ngại về một cuộc chiến xảy ra ở Bắc Cực khi các bên đều hiểu rằng châm ngòi cho một cuộc xung đột nơi đây sẽ bùng phát ra toàn cầu. Nhưng ngay từ lúc này, Mỹ đang dần tụt lại phía sau trong cuộc đua khám phá vùng đất băng giá, nơi có ưu thế tuyệt đối về tài nguyên.                                                    

Con đường tơ lụa Bắc Cực: Trung Quốc tham vọng gì ở "vùng đất trắng"?

Thứ 4, 31/01/2018 | 15:10
Chính sách Bắc Cực ấp ủ 10 năm qua của Trung Quốc đã được công bố. Như mọi khi, sự trỗi dậy của cường quốc châu Á ở vùng đất mới luôn trở thành tâm điểm.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.