Cuộc sống “nhung lụa” trong “khách sạn vỡ tim”

Cuộc sống “nhung lụa” trong “khách sạn vỡ tim”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
0
Đã gần 40 năm khi viên phi công Mỹ cuối cùng được về đoàn tụ với gia đình, nhưng những câu chuyện về cuộc sống của họ trong trại giam Việt Nam thì vẫn luôn luôn mới.

Theo hồi ức của người trực tiếp quản lý những phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh phá hoại của Hoa Kỳ, đã có hàng trăm "giặc lái" phải "bóc lịch" trong các trại giam ở miền Bắc. Vì tính chất đặc biệt của công việc, một bộ phận sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, nhân viên quốc phòng, trong đó nhiều người có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) được điều động về để quản lý những phi công này.

Trong lần gặp gỡ mới đây, tôi may mắn được Đại tá Lưu Văn Hợp, một trong những người đã trực tiếp quản lý một bộ phận phi công Mỹ từ những năm 1970-1973, kể cho nghe những kỷ niệm từ cách đây hơn 30 năm trước.

Thế giới - Cuộc sống “nhung lụa” trong “khách sạn vỡ tim”

Sĩ quan Lưu Văn Hợp (người quay lưng) trong một lần đưa tù binh phi công Mỹ đi họp báo

Suất ăn gấp 5 lần cán bộ

Hơn 40 năm trôi qua, nhưng đối với Đại tá Hợp, ký ức về những ngày "cả nước cùng ra trận" vẫn tươi mới lạ thường. Với một cựu binh đã xấp xỉ tuổi thất thập này, khoảng thời gian 3 năm "chung sống" với phi công Mỹ đã để lại trong ông những ký ức khó phai. Những câu chuyện của ông là những mảnh ghép rời rạc, nhưng khi xâu chuỗi lại, bức tranh tổng thể về cuộc sống của phi công Mỹ trong trại giam Việt Nam dần dần tái hiện.

Đại tá Hợp kể, đối với phi công Mỹ bị quân và dân ta bắt được đưa về giam giữ trong các trại giam do quân đội quản lý, cuộc sống của họ khác hẳn một tù nhân bình thường. Nhiều người vẫn nghĩ, bị giam trong tù là phải ngồi giữa bốn bức tường trong một căn phòng chật hẹp, ăn uống kham khổ hoặc phải lao động khổ sai nhưng đối với phi công Mỹ thì không phải như vậy. Họ được ở trong các phòng rộng rãi đến vài chục người, được thoải mái đi lại, sinh hoạt, học ngoại ngữ, tập thể dục, vui chơi, giải trí trong buồng giam cũng như trong khu vực sân trại có tường gạch bao quanh và chỉ bị khóa cửa vào giờ nghỉ của bộ đội (buổi trưa và ban đêm).

Người sĩ quan nhớ lại, hàng ngày, cứ vào 7h sáng, quản giáo mở cửa phòng giam để phi công Mỹ vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Tiêu chuẩn bữa sáng của mỗi phi công là một ca sữa hoặc cà phê nóng, một chiếc bánh mỳ mới ra lò và một quả chuối hoặc quýt để tráng miệng. Ngoài suất ăn được cấp phát, họ còn được nhận đồ ăn từ gia đình gửi sang để "tẩm bổ" thêm. Mỗi phi công Mỹ được nhận 5 kg quà mỗi tháng, nhưng thực chất, họ được lĩnh nhiều lần trong tháng từ thân nhân của họ gửi sang. Quà gửi cho phi công thường là bánh, sữa, kẹo, xúc xích, thịt, cá hộp, xà phòng, thuốc lá... Họ nhận rồi kí gửi ở kho, đến bữa nếu muốn ăn thì đăng kí để lấy dùng.

Bữa ăn phụ là thế, để đảm bảo dinh dưỡng, bữa chính còn "sang trọng" hơn với 2 cái bánh mỳ và một tô súp to nấu với một lạng thịt bò hoặc thịt lợn, thịt gà, khoai tây, cải bắp, cà rốt, bí xanh, bí đỏ... kèm theo "kho đồ ăn" kí gửi. Tính ra, chế độ ăn uống dành cho phi công Mỹ thời đó được ưu ái hơn, gấp nhiều lần so với mức ăn "đại táo" của chiến sĩ ta.

Không chỉ được "tẩm bổ" thường xuyên, phi công Mỹ còn được học ngoại ngữ tùy theo sở thích của từng người, có người học tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, có người lại học tiếng Trung Quốc... Để đáp ứng nhu cầu học tập của họ, các sĩ quan còn cất công tìm sách và từ điển các thứ tiếng. Ngoài đọc sách, những "tội phạm chiến tranh" còn có sân đánh bóng chuyền trong trại để tập luyện thể dục thể thao. Không những thế, trong khu trại còn có đàn ghi-ta và bút giấy vẽ để "phục vụ" cho những "tù nhân nghệ sĩ". Thậm chí, có sĩ quan còn dạy họ chơi cờ vua và cờ tướng.

Thế giới - Cuộc sống “nhung lụa” trong “khách sạn vỡ tim” (Hình 2).

Đại tá Lưu Văn Hợp bên những bức ảnh chụp thời làm sĩ quan quản lý tù binh phi công Mỹ

Bí ẩn phía sau "bức tường đá"

Theo lời kể của Đại tá Hợp, những phi công Mỹ sau khi bị bắt được đưa về giam giữ tại các trại khu vực Hà Nội trong đó có Trại giam Hỏa Lò mà phi công Mỹ gọi hài hước là "Khách sạn Hilton". Trại giam này cũng là nơi tập trung nhiều tù binh phi công Mỹ nhất trong chiến tranh.

Thông thường, các trại giam được xây dựng ở những nơi xa xôi hẻo lánh, tách biệt với khu dân cư, nhưng Trại giam Hỏa Lò lại nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội. Nhà tù này là một trong những công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương do người Pháp xây dựng. Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, bê tông cốt thép cao 4 mét, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện chạy qua, bốn góc là những tháp canh có khả năng quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam. Riêng hệ thống cửa sắt và khóa phòng giam đã được mang từ Pháp sang.

Cũng bởi sự kiên cố của nhà tù Hỏa Lò và nhờ vị trí "đắc địa" của nó là nằm ngay giữ lòng Thủ đô Hà Nội, nhà tù này đã trở thành nơi giam giữ tù binh phi công Mỹ bị các lực lượng phòng không, không quân Việt Nam ta bắn rơi và bắt sống trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ diễn ra tại miền Bắc. Ở thời cao điểm, hầu hết phi công Mỹ được đưa về đây khiến cho trại giam gần như quá tải, nhất là giai đoạn cuối năm 1972, đầu năm 1973, trước khi họ được trao trả về Mỹ. Chính vì thế, "Hỏa Lò" lại được các phi công Mỹ đặt thêm cho cái tên "Khách sạn vỡ tim".

Nhà tù Hỏa Lò khi đó được chia làm hai khu. Một bên giam giữ phi công Mỹ, một bên giam giữ tội phạm hình sự. Khu vực giam giữ tù binh phi công Mỹ chính là địa điểm tòa nhà Hà Nội Towers bây giờ. Hồi đó ở trại giam, cứ khoảng 40 - 50 phi công Mỹ lại được xếp ở chung một phòng giam với diện tích khoảng 60-70m2. Trong phòng có lối đi chung ở giữa, hai bên là bệ xi măng cao khoảng 0.50m làm "sàn ngủ". Mỗi tù binh được cấp phát quần áo, chăn màn, bàn chải, thuốc đánh răng, bàn cạo râu, ½ lưỡi dao cạo râu/ngày, ca, ấm tích để tự pha nước uống hàng ngày.

Trong những buổi trò chuyện với tôi, Đại tá Hợp cũng nhớ lại những kỷ niệm không thể quên. Ông cho biết, trong quản lý tù binh Mỹ, cảnh giác là một yêu cầu rất quan trọng. Phi công Mỹ không những được đào tạo rất bài bản trong chuyên môn mà còn được huấn luyện rất kỹ trong xử lý các tình huống tự cứu để thích nghi với những hoàn cảnh cụ thể khi gặp trường hợp bất trắc. Nhưng khi ở trong các trại giam của Việt Nam, những toan tính, kế hoạch, những thủ đoạn của họ mặc dù rất tinh vi, nhưng cuối cùng đều bị phát hiện trước tinh thần cảnh giác cao độ của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quản lý tù binh. Một số ít trường hợp phi công Mỹ chuẩn bị kế hoạch trốn trại rất kỹ lưỡng, tinh vi, nhưng khi thực hiện đều bị phát hiện, truy bắt lại. Rất nhiều trường hợp lợi dụng để tuồn thông tin vào trại giam.

Cán bộ quản lý chuyên trách đã phát hiện rất nhiều thông tin ngoài quy định, nhiều linh kiện lắp ráp phương tiện truyền tin được cài đặt vô cùng tinh vi vào các loại đồ tiêu dùng lẫn trong các gói quà để gửi đến các phi công Mỹ đang bị giam giữ trong các trại giam Việt Nam. Hoặc nữa, lợi dụng chính sách cho tù binh được gửi thư về gia đình, nhiều phi công Mỹ đã tìm đủ mọi cách để chuyển thông tin ở trại giam về nước bằng viết thư trực tiếp qua tiếng lóng, qua chất hóa học từ vỏ kẹo cao su được gửi từ Hoa Kỳ gấp chéo làm bút để khi về Mỹ sẽ được xử lý... nhưng tất cả đều được kiểm tra, giám sát.

Như thế mới biết, trong trại giam có hàng trăm công việc không tên mà việc nào cũng quan trọng, sơ sẩy một khâu là "đi tong" cả một hệ thống. Kiểm định thư chưa xong, các cán bộ còn phải duyệt những bức thư gửi cho tù binh. Đại tá Hợp cho biết, lượng thư và quà gửi cho phi công Mỹ nhiều đến nỗi để chật kín mấy kho chứa đồ. Toàn bộ quá trình tù binh phi công Mỹ nhận thư và đọc thư, cán bộ đều phải giám sát. Mỗi tù binh lần lượt nhận thư của mình và chỉ được đọc tại chỗ rồi phải đưa lại cho cán bộ quản lý đề phòng trường hợp họ giở "chiêu trò" gì khác. Ở khâu kiểm duyệt, các cán bộ chỉ cho họ nhận những bức thư của gia đình kể chuyện đời thường, sinh hoạt hàng ngày, bất kỳ lá thư nào "dính dáng" đến chính trị đều bị loại ra ngoài.

Thanh Xuân


Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.