Cước vận tải đang “ngấp nghé” theo xăng

Cước vận tải đang “ngấp nghé” theo xăng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
0
Xăng dầu tăng giá cộng với việc thu phí bảo trì đường bộ từ 1/6 khiến hàng loạt các hãng vận tải đang rục rịch điều chỉnh cước phí.

Sau khi xăng tăng ngày 20/4, ngay ngày 21/4 không ít doanh nghiệp đã tự động tăng giá cước vận tải. Mức điều chỉnh trung bình là 15%. Chủ một hãng xe vận tải loại 2 tấn chuyên chạy hợp đồng cho các doanh nghiệp tại TPHCM cho biết, ông mới ra thông báo cho khách hàng về việc áp dụng giá cước mới từ ngày 21/4.

Xã hội - Cước vận tải đang “ngấp nghé” theo xăngXăng tăng, cước vận tải tăng, trăm dâu đổ đầu...dân

Theo đó, với các tuyến quãng đường chạy từ 100km trở lên cước sẽ thêm 1.000 đồng/km. Các tuyến chạy dưới 100km tăng thêm 100.000 đồng một chuyến. Một số các hãng chuyên vận tải rau củ quả, thực phẩm từ các chợ đầu mối đi giao hàng ở khu vực Bình Chánh, Củ Chi, Bình Tân... cũng đã thông báo tăng giá thêm 10%.

Ngoài xe vận tải, hai loại hình chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá xăng và phí bảo trì đường bộ chính là taxi và xe khách. Trước đó, từ ngày 7-11/3, dư luận đã chứng kiến đợt tăng giá ồ ạt của các taxi Hà Nội. Mức tăng giá phổ biến từ 600 - 1.500 đồng/km. Sau đợt tăng giá xăng dầu lần này, nhiều hãng taxi đang tính đến việc tiếp tục điều chỉnh cước phí.

Anh Trương Quốc Trung nhân viên lái xe hãng taxi Trung Việt cho biết: “Trước đợt thay đổi giá xăng ngày 20/4, công ty anh đã tăng giá cước taxi hơn 10%. Khách hàng còn chưa kịp quen với mức giá mới,thì nay giá xăng, dầu lại tăng. Hiện, công ty chưa có kế hoạch điều chỉnh giá cước để tránh gây sốc cho khách hàng. Song tôi nghĩ không chắc tình trạng này có kéo dài được lâu do diễn biến phức tạp của giá xăng và phí bảo trì.

Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Lưu Huy Hà, Giám đốc Cty Cổ phần Hoàng Hà nói : “Chi phí nhiên liệu chiếm một phần rất lớn trong quá trình hoạch định giá cả của vận tải. Lẽ đương nhiên khi giá xăng dầu tăng, giá cước vận tải cũng phải tăng theo.

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua, cũng như các ngành nghề khác, doanh nghiệp vận tải đã tìm mọi cách tiết chế khó khăn, kéo dài khấu hao phương tiện, hạn chế tối đa các khoản chi phí phụ, cố gắng không tăng giá. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn kinh doanh hòa vốn chứ chưa nói đến sinh lời. Tuy nhiên trước đợt thay đổi giá xăng này, cộng với việc thu phí bảo trì đường bộ, chúng tôi dự kiến sẽ xem xét lại toàn bộ chi phí, cân nhắc mức giá hợp lý để sinh lợi nhuận.”

Được biết, mới đây Bộ GTVT cũng đã từ chối đề xuất xin lùi thời hạn thu phí bảo trì đường bộ của Hiệp hội Vận tải Hà Nội. Đây cũng là một trong những áp lực khiến giá vận tải sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Tăng giá không chuẩn sẽ tự làm khó mình

Xã hội - Cước vận tải đang “ngấp nghé” theo xăng (Hình 2).Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam: “Hiện nay chưa có lệnh tăng giá cước vận tải của các cơ quan chức năng.Thông thường, việc tăng giá là do doanh nghiệp tự quyết định, sau đó mới gửi lên cấp trên phê duyệt Mặc dù vậy, hiện nay đã không ít các doanh nghiệp đã tự ý điều chỉnh, rục rịch ăn theo giá xăng dầu.

Theo tính toán của Hiệp hội vận tải, cộng với đợt tăng ngày 7/3 vừa rồi, mức tăng sắp tới sẽ 15%. Hiện nay, chúng tôi cũng cảnh báo với các hãng taxi về việc tăng giá lần 2. Đợt tăng thứ nhất cách đây chỉ mới hơn một tháng, lần này nếu lại vã tăng, sẽ gây sốc cho người dân. Các doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi tăng giá. Vận tải là ngành dịch vụ mang tính chất cạnh tranh nên nếu anh tăng không chuẩn, tức là vô tình tự làm khó mình.

Sẽ cắt giảm tối đa các khoản chi phí

Xã hội - Cước vận tải đang “ngấp nghé” theo xăng (Hình 3).Ông Đỗ Quốc Bình

Ngày 21/4, ông Đỗ Quốc Bình, chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, cước taxi sẽ buộc phải tăng giá chứ không còn cách nào khác. Dự kiến mỗi km tăng thêm 500-700 đồng. Tuy nhiên, ông Bình nói để điều chỉnh tăng giá cước, các hãng taxi mất khá nhiều thời gian làm thủ tục gửi Sở GTVT, Sở Tài chính, Cục Thuế, sau đó đem xe đến các trung tâm kiểm định đồng hồ để lập trình giá cước mới. Trước mắt để đảm bảo hoạt động kinh doanh, ông Bình cho biết các hãng tiếp tục cắt giảm tối đa các khoản chi như phí quản lý, tiếp thị... Xe chỉ có thể chạy khi có thông báo đón khách, thay vì như trước đây có lúc xe còn chạy lòng vòng tìm khách.

Nên hỗ trợ phương tiện vận tải công cộng
Đại diện Hãng vận tải Hoàng Hà kiến nghị: “Để nhu cầu đi lại diễn ra bình thường, Nhà nước cần phải ưu tiên hỗ trợ phát triển phương tiện vận tải công cộng. Việc giảm bớt phương tiện cá nhân lưu thông tham gia trên đường là một việc làm cấp bách khi hạ tầng còn yếu kém. Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi giúp các doanh nghiệp giảm bớt cước phí, thu hút người dân bằng mức phí đi lại hợp lý

Hạnh-Đào