Cuộc vượt ngục như phim Hollywood của một cựu binh Việt

Cuộc vượt ngục như phim Hollywood của một cựu binh Việt

Thứ 2, 16/09/2013 | 13:14
0
Ông bảo, nếu không có sự phù hộ của những đồng đội đã ngã xuống, có lẽ ông đã không làm nên được cuộc vượt ngục thần kỳ có một không hai ở nhà tù Plâyku năm ấy...

Đã 40 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày bom đạn và bị cầm tù trải qua các nhà tù của đế quốc Mỹ vẫn còn nguyên trong đầu ông. Nhiều đêm, ông bừng tỉnh giấc bởi sự nhức nhối của những trận đòn roi, nỗi đau đớn của mình và những người bạn tù năm nào vẫn rõ mồn một. Ông may mắn được trở về quê hương trong hoà bình, còn nhiều đồng đội khác vẫn phải nằm lại ở chiến trường.

Dũng cảm cướp xe, súng của bọn cai ngục

Đầu tháng 3/1971, những tù binh "cứng đầu" nhất của nhà giam Phú Quốc được chuyển về nhà tù Plâyku, Gia Lai để thực thi lệnh biệt giam đặc biệt. Trong số 60 tù binh phạm "trọng tội" đào ngục, trốn trại, chống đối nhiều lần ấy, có ông Lê Trọng Tựa, quê ở Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Nhà tù Plâyku nổi tiếng với những trận đòn roi và cực hình không thua kém gì nhà giam Phú Quốc, tuy nhiên do số lượng tù ở đây ít hơn, bọn cai ngục có điều kiện "chăm sóc" tù kỹ càng với mức độ tra tấn và cực hình hơn nhiều lần. Những trận đòn roi bất kể ngày đêm đã đành, phần chỗ ăn, chỗ ở, chỗ đi vệ sinh cũng đều cùng trong một phòng giam khiến anh em tù  nhân không thể nào chịu đựng nổi. Thế nên mới có cuộc nổi dậy, đánh bọn ác ôn vào ngày 15/8/1971, khiến ngụy quân điêu đứng. Sau cuộc tuyệt thực kéo dài 3 ngày, chúng phải thực thi một phần hiệp định Giơnenơ. Sau ngày hôm ấy, mỗi ngày chúng đều cắt cử thêm từ 5 đến 10 người đi làm theo kiểu nô dịch bên ngoài, không quên "khuyến mãi" thêm những trận đòn roi đặc biệt. Vô tình điều này đã tạo nên cơ hội cho những người tù mưu trí nắm bắt cơ hội vượt ngục, điều mà chúng không thể lường trước.

Thời điểm trước bầu cử tổng thống ngụy quyền ở Sài Gòn, hệ thống phòng thủ của địch có phần lơ là, mỗi khi đưa tù ra ngoài đi làm, thường chỉ có 1 tên lính lái xe và 1 tên lính gác kèm 4-5 người tù. Ông Tựa cùng với một số anh em khác lên kế hoạch vượt ngục. Mỗi khi được ra ngoài, họ đều quan sát kỹ hệ thống phòng bị, địa hình, cách bố trí, hoạt động của tụi lính ngụy. Tham gia kế hoạch gồm có đồng chí Tiết ở Hải Dương, Hồ Hán ở Quảng Bình, Côi ở Thanh Hoá và Tuyến ở Hải Phòng.

Ngày 2/10/1971, theo kế hoạch, lúc điểm danh sáng, 5 anh em trong tổ cùng ngồi một hàng ngang để chuẩn bị đi lao dịch. Tuy nhiên, giặc chỉ lấy 4 người, một đồng chí buộc phải ở lại. Chúng đưa 5 anh em tù binh vào căn cứ II biệt động quân để nhổ cỏ nhưng vì trời mưa to nên hoãn lại. Ngồi trú mưa góc sân nhà, thấy thời cơ thuận lợi, ông Tựa mới bàn lại cùng các đồng đội chi tiết kế hoạch một lần nữa, không quên nhắc: "Các anh hãy tin tưởng tôi, tôi chết các anh chết, tôi sống các anh sống".

Xã hội - Cuộc vượt ngục như phim Hollywood của một cựu binh Việt

Ông Lê Trọng Tựa, người tù đã làm nên cuộc cướp ngục có một không hai ở nhà tù Plâyku.

Trên đường về, vừa ra khỏi cổng trại lính tiểu đoàn II biệt động quân được khoảng 200m, đột nhiên có một xe GMC khác chở đầy ngụy quân chạy cùng chiều khiến một số đồng chí cảm thấy bối rối. Ông Tựa biết nhưng vẫn quyết tâm theo kế hoạch. Khoảng cách giữa hai xe vẫn giữ nguyên cho đến khi xe chở tù gần về đến Biển Hồ. Đoạn đường này hai bên vắng người và xe qua lại, doanh trại lính nguỵ cũng thưa, trời mưa nên chúng cũng đóng cổng lại, ông mới quyết định hành động.

Đang ngồi xổm trên xe, ông giả vờ đứng lên, đưa mắt cho anh em chuẩn bị rồi nghiêng đầu cho chiếc mũ tai bèo bay ra, la vội lên với tên lính lái xe: "Dừng xe lại cho tôi lấy mũ". Tên lính ngụỵ làu bàu, khẩu tiểu liên M16 sẵn nạp hai băng đạn cột chéo nhau đeo bên cạnh. Bằng tất cả sức mạnh của cánh tay phải, ông Tựa đấm ngửa vào mặt tên lính, đẩy hắn ngã xuống sàn xe và giật lấy khẩu súng. Thấy tên lính gác bị giằng súng, tên lái xe cũng quay xuống hỗ trợ. Ông Tựa cố sức giằng lấy khẩu súng rồi quay nòng về phía tên lái xe, hắn hoảng sợ bỏ chạy về phía sau. Lúc này đồng chí Côi đã hỗ trợ đánh im tên lính gác trong khi đồng chí Tiết đã leo lên trên, điều khiển cho xe chạy. Không hiểu sao, xe chạy xì cả khói đen mà vẫn chậm, lại ngoằn ngoèo khiến anh em ai  nấy đều lo sợ. Xe chở lính ngụy ở phía sau thấy động, chạy bám sát theo, khoảng cách của hai xe ngày càng bị rút ngắn lại, từ 100m xuống 50m, súng nổ từ hai bên rát trên đầu. Chiếc xe tù ì ạch chạy thêm được một quãng nữa thì có tiếng súng ở phía trước, cùng lúc chiếc xe tù đâm sầm vào tấm bảng bê tông cao khoảng 4m ghi "Thắng cảnh Biển Hồ". Xe bị bẹp đầu và tắt máy. Từ trên xe, ông Tựa hô: "Tất cả xuống xe", lập tức anh em nhảy xuống  xe, chạy theo đường hồ, vừa chạy vừa lộn trái áo tù ra, phía trước là hàng chục lớp rào kẽm gai và vạt cây gai xấu hổ cao hơn đầu người.

Những thời khắc sinh tử

Thời bình trở thành người làm kinh tế giỏi

Phục viên năm 1974, ông Tựa trở về Thanh Hoá, chân chất với nghề làm muối truyền thống của quê hương, lại tiếp tục chiến đấu với cuộc chiến chống đói nghèo của những người dân quê lam lũ. Hiện nay, đến xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, không ai không biết ông Tựa như một điển hình làm ăn kinh tế giỏi. Hỏi chuyện xưa, ông chỉ cười: "Chuyện kể lại biết mấy ai tin".

Trong lúc ấy, bọn giặc đã kịp chở quân ra bao vây kín toàn bộ sườn hồ phía tây. Đại liên, cối M79 và các loại súng bộ binh bắt đầu bắn rát. Đồng chí Côi và Hán đòi nằm lại để tìm nơi ẩn nấp, đồng chí Tiết thì đòi xuống hồ để lội đều không khả thi. Chỉ còn cách bẻ cành lá cây cắm thật nhiều vào người và bí mật bò đi càng xa càng tốt. Ông Tựa bò thêm được một quãng, quay đầu nhìn lại thì không thấy các đồng đội đâu nữa. Tiếng giặc sát ngay bên cạnh, ông Tựa cứ thế trườn bò, vừa trườn vừa xoá dấu vết. Cuộc truy đuổi cứ tiếp tục như vậy đến tối. Hết tụi lính ngụy lại đến lính bảo an thay nhau lùng. Cứ bụi rậm là chúng xả súng, hang đá, hốc cây, hốc đất là chúng tống lựu đạn vào. Nằm trong nước phèn đặc, các vết thương do dây kẽm gai quạc ngấm nước đau nhức, muỗi đốt sưng tấy phải lấy nước tiểu bôi vào cho đỡ nhiễm trùng. Tối đến, ông Tựa phải bò ra ngoài nằm bên một bụi cây nhỏ khi trời đã tối hẳn. Tới tờ mờ sáng lại bò đúng chỗ cũ. Một ngày một đêm sau mới tiếp tục bò tiếp theo hướng Bắc. Giặc tưởng ông đã vượt lên phía trước nên trong suốt nhiều ngày trời, tình thế chúng đi trước, ông đi sau cứ tiếp diễn, nhiều khi nghe tiếng giặc ngay bên cạnh, tưởng chết chắc. Chỗ nào chúng dừng chân qua, hôm sau ông Tựa lại bò đến, tìm những thứ còn sót lại để tận dụng. Đói và khát, những vết thương mưng mủ, nhiều lúc ông cũng bất lực nhìn trời. Sợ giặc phát hiện đã đành, song đằng nào cũng sẽ chết nên không lúc nào ông cho phép mình lơ là cảnh giác. Cuộc rượt đuổi tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp.

Đến ngày thứ 9, sau nhiều ngày cầm hơi bằng cây rừng, ông Tựa kiệt sức, nằm gục bên một con suối. Trong lúc nửa mê nửa tỉnh, ông nghe thấy tiếng chân người lội nước. Mở mắt ra, thấy hai người đàn ông dân tộc đứng ngay trước mặt, mỗi người đều đeo theo một chiếc gùi mây, đi dép cao su, mặc quần áo lính ngụỵ. Họ nói tiếng Kinh lơ lớ: "Mày là ai?", rồi chĩa súng thẳng trước mặt ông. Trên mình vẫn mặc chiếc áo sơn hai chữ T-B trước ngực, không biết là người của ta hay giặc, ông đành trả lời: "Tôi là tù binh chiến tranh, bị tù lâu quá nên họ thả tôi ra, đến đây thì lạc đường".

Tìm về với Cách mạng

Một người hỏi: "Anh đi tìm Cách mạng phải không?". Hai người nói riêng với nhau bằng tiếng dân tộc. Sau đó, một người bảo: "Nếu anh tìm cách mạng thì ở đây, tôi đem cá về rồi ra đón". Ông Tựa định gật đầu đồng ý thì người kia phản đối, đòi ông phải đi theo vì sợ trốn mất. Rồi cứ thế, một người đi trước, một người sau, ông Tựa ở giữa. Tới một đoạn rừng thì dừng lại, một người đứng canh, còn một người bỏ đi đâu đó. Ông Tựa nằm lăn ra đất, phó mặc số phận cho trời. Lúc sau, thấy người đàn ông quay lại cùng một đồng chí bộ đội khoác khẩu AK, đội mũ tai bèo, mặc quần áo giải phóng Tô Châu ra hỏi chuyện, ông mới thực sự tin mình đã trở về trong lòng Cách mạng.

Bây giờ, sau nhiều năm, mỗi khi nghĩ lại, ông Tựa cũng vẫn không tin được chuyện như mới vừa hôm qua. Vượt qua được tầm kiểm soát của địch đã khó, trở về với Cách mạng được cũng lại là một câu chuyện dài. Trên đường đi, không ít lần vướng phải bom mình, tưởng chết nhưng rồi vẫn sống. Mãi hai tháng sau, ông mới được đưa về đến cơ quan an ninh của Huyện Ba, tỉnh Gia Lai. Tại đây, ông gặp lại được người đồng đội duy nhất còn sống sót của mình trong cuộc vượt ngục là ông Nguyễn Bá Tiết. Hai người gặp nhau mừng mừng, tủi tủi.            

Đỗ Huệ

Cựu binh thành người chuyển giới Hồi giáo đầu tiên ở Anh

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:39
Một cựu binh sĩ đã chấp nhận đánh đổi chiếc mũ nồi quân đội để đeo mạng che mặt, trở thành người phụ nữ Hồi giáo chuyển giới đầu tiên của nước Anh.

3 cựu binh mở quán vỉa hè nuôi 11 người con

Thứ 2, 02/09/2013 | 15:26
Ba con người, ba tính cách, ba hoàn cảnh, ba số phận khác nhau, nhưng những khó khăn trong cuộc sống mưu sinh đã kéo ba cựu binh già, từng để lại một phần cơ thể nơi chiến trường, xích lại gần nhau...

Bảng tàng 40m2 của lão cựu binh

Thứ 2, 15/07/2013 | 13:51
Dù mang thương tật 2/4 nhưng cựu binh Vũ Đình Lưu ở TP Nam Định, tỉnh Nam Định hơn 6 năm qua vẫn miệt mài đi khắp mọi miền tổ quốc để kiếm tìm những kỷ vật chiến tranh của đồng đội.

'Chiến trường B.52 Khâm Thiên' và sự trở lại của cựu binh Mỹ

Thứ 5, 07/03/2013 | 14:46
Lần thứ hai này, tôi trở thành người "bắt mối" cho một nhân vật cũng không kém phần đặc biệt, nhà thơ đương đại Bruce Weigl, một cựu binh Mỹ.

Cựu binh chiến tranh Việt Nam trở thành ngoại trưởng Mỹ

Thứ 4, 30/01/2013 | 10:25
Thượng viện Mỹ chấp thuận đề cử của Tổng thống Obama về việc bổ nhiệm ông John Kerry trở thành ngoại trưởng mới thay cho bà Hillary Clinton.

Thiếu niên 16 sát hại cựu binh Thế chiến thứ hai

Chủ nhật, 25/08/2013 | 08:32
Cảnh sát bang Washington (Mỹ) đã bắt giữ một thiếu niên 16 tuổi, bị cáo buộc giết chết cựu chiến binh Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chuyện tình như trong phim của cựu binh 94 tuổi

Thứ 2, 06/05/2013 | 08:46
Ở cái tuổi thượng thượng thọ, một cụ ông 94 tuổi vẫn mang một ý nguyện muốn kết hôn với người nay cũng đã bước sang tuổi thất thập. Chuyện tình như chỉ có trong phim của ông bà từng gây xôn xao dư luận tại TP.HCM khiến nhiều người ngạc nhiên và ngưỡng mộ.

Đề cử 'Nhạc sĩ của năm': Tuổi trẻ chạm trán 'cựu binh'

Thứ 7, 06/04/2013 | 06:22
Hạng mục Nhạc sĩ của năm tại giải Cống hiến năm nay chứng kiến một cuộc đua thú vị tuổi trẻ và những cựu binh nhiều kinh nghiệm. Nếu Tạ Quạng Thắng là người trẻ nhất (25 tuổi, sinh năm 1988) thì Quốc Trung năm nay đã bước vào tuổi 47.