Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter thăm Triều Tiên

Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter thăm Triều Tiên

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
Hôm qua, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và các cựu lãnh đạo trên thế giới đã đến thăm Bình Nhưỡng với mong muốn gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên nhằm thảo luận những vấn đề nguy cấp liên quan đến tình trạng khan hiếm lương thực và đàm phán về vấn đề giải trừ hạt nhân.

Cùng đi với ông Carter trong chuyến viếng thăm ba ngày tại Triều Tiên còn có cựu Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari, cựu Thủ tướng Nauy Gro Brundtland và cựu Tổng thống Ai len Mary Robinson. Các nhân vật trên bày tỏ hy vọng được gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong IL, con trai của ông và người kế nhiệm của ông là Kim Jong Un.

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter

Nhiệm vụ của chuyến đi này được coi là một cuộc đấu tranh ngoại giao với mong muốn tìm ra giải pháp để khởi động lại các cuộc đàm phán nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí nguyên tử của họ.

Mối quan hệ vô cùng ảm đạm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc – nguyên nhân của sự phá vỡ các nỗ lực khởi động lại các cuộc đảm phán hạt nhân – cũng sẽ được đặt lên trên bàn nghị sự. Sự hận thù đã lên đến đỉnh điểm giữa những người láng giềng kể từ khi Triều Tiên tấn công một tàu chiến Hàn Quốc bằng ngư lôi vào tháng 3/2010.

Bình Nhưỡng đã nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc vào tháng 11, cướp đi sinh mạng của hai công dân và hai lính thủy đánh bộ. Hàn Quốc đang đòi hỏi một lời xin lỗi về hai sự kiện trên trước khi thực hiện các cuộc đàm phán sâu hơn nhưng Triều Tiên nói rằng họ không có trách nhiệm đối với việc tàu chiến của Hàn Quốc bị đắm.

Trước khi bay từ Bắc Kinh tới Bình Nhưỡng, ông Carter đã trả lời hãng thông tấn Yonhap của Triều Tiên rằng ông không hề có ý định đưa ra vấn đề liên quan đến Jun Young Su - người từng bị Triều Tiên bắt giữ vì bị nghi là có các hoạt động truyền giáo. Tháng trước, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo rằng ông Carter sẽ không đưa ra bất kỳ thông điệp chính thức nào.

Năm 1994, ông Carter đã có chuyến công du tới Triều Tiên trong giai đoạn căng thẳng đang lên cao về chương trình phát triển hạt nhân của đất nước này. Ông Carter đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc bấy giờ là Kim IL Sung, cha của ông Kim Jong IL và là người kết nối cho cuộc thỏa thuận về hạt nhân Mỹ - Triều.

Lần viếng thăm Triều Tiên gần đây nhất của ông là vào tháng 8 nhằm giải thoát cho một tù nhân người Mỹ tên là Aijalon Gomes, người đã bị tuyên phạt 8 năm lao động khổ sai vì tội vượt biên từ Trung Quốc vào lãnh thổ Triều Tiên. Lúc đó, Ông Carter đã không gặp gỡ với ông Kim bởi nhà lãnh đạo Triều Tiên có một cuộc viếng thăm hiếm hoi tới Trung Quốc - đồng minh và cũng là nguồn viện trợ lớn nhất cho đất nước của ông.

Chuyến viếng thăm của ông Carter lần này cũng nhằm mục đích tái khởi động lại các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân đã bị ngưng trệ trong thời gian qua. Phái viên cao cấp của Trung Quốc về vấn đề hạt nhân đã có mặt tại Seoul để sẵn sàng cho cuộc đàm phán, trong khi một phái đoàn của Hàn Quốc đã gặp gỡ các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington.

Phái viên cao cấp của Triều Tiên về vấn đề hạt nhân cũng đã đến Bắc Kinh hồi đầu tháng này để thảo luận việc tái khởi động các cuộc đàm phán gồm hai miền Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.

Các cựu nguyên thủ cũng đặt kế hoạch thảo luận về tình trạng khan hiếm lương thực có thể đe dọa rất nhiều người dân Triều Tiên. Các vụ mùa thu hoạch nghèo nàn hàng năm, sự thiếu đầu tư và nông nghiệp và sự cô lập về chính trị đã khiến cho sự thiếu đói của Triều Tiên luôn hiển hiện.

Cựu nguyên thủ Ai len Robinson nói rằng một nghiên cứu của Liên Hiệp quốc gần đây dựa trên những điều kiện trên khắp đất nước Triều Tiên đã chính thức công bố 3,5 triệu người trong số 24 triệu người thuộc diện “rất dễ bị tổn thương” và những điều kiện đó tiếp tục trở nên tồi tệ do sự cắt giảm khi phân bổ lương thực.

Chí Thành (Theo Wall Street Journal)

Cùng chuyên mục

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.