Cựu tổng thống Philippines: Khó xảy ra chiến tranh ở châu Á

Cựu tổng thống Philippines: Khó xảy ra chiến tranh ở châu Á

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:01
0
Fidel V. Ramos, cựu Tổng thống Philippines ngày 22/9 có bài phân tích trên tờ Korea Herald nhận định, trong những tháng gần đây tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông liên tục leo thang với yêu sách "ngông cuồng" của Trung Quốc đã làm suy yếu an ninh khu vực, cản trở đầu tư và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ngầm giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực.

Fidel V. Ramos, cựu Tổng thống Philippines ngày 22/9 có bài phân tích trên tờ Korea Herald nhận định, trong những tháng gần đây tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông liên tục leo thang với yêu sách "ngông cuồng" của Trung Quốc đã làm suy yếu an ninh khu vực, cản trở đầu tư và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ngầm giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã cho thấy rõ các nguồn lực và sự chú ý của Mỹ đang tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nhằm mục đích chủ yếu để tăng cường an ninh và ổn định, giúp quản lý các tranh chấp một cách hòa bình.

Quân sự - Cựu tổng thống Philippines: Khó xảy ra chiến tranh ở châu ÁSự tham gia ngày càng sâu của Mỹ vào châu Á đã củng cố những nỗ lực của ASEAN để tiến tới hình thành một cộng đồng ngoại viao và kinh tế chính thức giống như Liên minh châu Âu EU.

Cộng đồng ASEAN mà các nhà lãnh đạo khu vực hy vọng sẽ hình thành vào năm 2015 sẽ là một "buổi hòa nhạc" của các quốc gia liên kết với nhau bởi một cam kết chia sẻ để phát triển bền vững, hướng ngoại, hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Sự theo đuổi của ASEAN là hội nhập sâu hơn trong xu hướng toàn cầu sử dụng các nhóm hợp tác khu vực để đạt được quy mô, thị trường mở rộng của nền kinh tế ngay trên sân nhà. Đồng thời nó cũng phản ánh sự lo lắng ngày càng tăng xuất phát từ sự hung hăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.

Trung Quốc có tham vọng thay đổi cấu trúc an ninh quốc tế cũng như cục diện hệ thống kinh tế Mỹ đã xây dựng sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Quân sự - Cựu tổng thống Philippines: Khó xảy ra chiến tranh ở châu Á (Hình 2).
Hoạt động bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra "mối lo ngại chính đáng" trong khu vực.

Khi sức mạnh của Trung Quốc phát triển, Mỹ đang ngày càng khó khăn hơn để duy trì một sự cân bằng quyền lực trong khu vực có lợi cho mình. Kết quả là, tăng gánh nặng chia sẻ giữa các nước châu Á - Thái BÌnh Dương là cần thiết để đương đầu với các mối đe dọa chung như chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, buôn bán người, ma túy và vũ khí.

Các nhà lãnh đạo trong khu vực nhận ra nhu cầu này. Chi tiêu quốc phòng đang ngày càng tăng, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản gần đây đã đưa ra các tàu chiến chủ lực mới và tăng cường hợp tác quân sự. Philippines không chỉ đối mới quan hệ quốc phòng với Mỹ mà còn tăng cường các liên kết mới với Nhật Bản.

Tuy nhiên những động thãi thực tế trên không nên xem như bằng chứng cho thấy châu Á đang ở trên bờ vực của một cuộc xung đột bạo lực. Bất chấp những lo ngại chính đáng về sự leo thang quân sự trên Biển Đông, người dân Đông Nam Á vẫn lạc quan rằng một giải pháp ngoại giao hòa ibnhf sẽ đạt được, và rồi sớm muộn Trung Quốc sẽ phải thực hiện cam kết của họ để đưa ra bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.

Khuynh hướng rõ ràng của các lãnh đạo mới ở Trung Quốc làm việc trong một hệ thống dựa trên luật lệ toàn cầu củng cố niềm hy vọng này, Fidel V. Ramos nhấn mạnh.

Hơn nữa, theo ông sự theo đuổi hội nhập hơn nữa của ASEAN phải chỉ bắt nguồn từ mối quan tâm đến sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc khu vực và toàn cầu. Mối đe dọa lâu dài để ổn định nội bộ, bao gồm cả những bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế, xung đột sắc tộc và tôn giáo, và trong một số trường hợp là nhu cầu về quyền tự chủ lãnh thổ vẫn còn gay gắt.

Nhưng cũng giống như của cải được tạo ra bởi hội nhập châu Âu đã giúp hòa giải những chia rẽ lịch sử, một cộng đồng kinh tế chính thống ở Đông Nam Á có thể cung cấp sự năng động cần thiết để giải quyết những tranh chấp sâu xa một cách hiệu quả.

Quân sự - Cựu tổng thống Philippines: Khó xảy ra chiến tranh ở châu Á (Hình 3).
Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn khu vực.

Sự thành công sẽ phụ thuộc vào việc các nước ASEAN thực hiện cải cách quan trọng để kích thích tăng trưởng GDP, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp cạnh tranh và năng động, tạo điều kiện cho dòng chảy thương mại lớn hơn và tạo thêm việc làm, tháo dỡ các rào cản làm tăng chi phí, hạn chế cản trở đầu tư mới.

Trong quá trình này các nhà lãnh đạo ASEAN cần phải ghi nhớ một bài học quan trọng của EU, các thỏa thuận cấp cao mà thiếu sự đồng thuận của những người dân thường có hiệu quả và tuổi thọ rất hạn chế. Công dân các nước thành viên ASEAN phải coi nhiệm vụ của khối như là của riêng họ. 

Vì vậy để xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoạch định chính sách phải đảm bảo rằng nó sẽ thực sự cải thiện đời sống của người dân bằng cách cùng cấp các hệ thống hiệu quả hơn trong chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, giáo dục tốt hơn và có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao hơn.

Hơn nữa, các nhà lãnh đạo ASEAN phải xây dựng tổ chức một cách bền vững, đại diện lợi ích cho các nước thành viên và cộng đồng. Hiện tại ASEAN còn thiếu hụt cơ chế ban hành các quyết định chung trong các tình huống khủng hoảng, điển hình của sự thiếu hụt này là COC.

Ban thư ký ASEAN còn thiếu thẩm quyền và nguồn lực để thực hiện chức năng quan trọng của nó, trong đó có xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp, theo dõi việc tuân thủ và giải quyết tranh chấp.

Nỗ lực của Mỹ để tăng cường sự ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được chào đón nhưng không đủ để bù đắp sự gia tăng bấp bênh chiến lược và kinh tế. Chỉ bằng cách xây dựng một Cộng đồng ASEAN năng động, thống nhất hơn mới đảm bảo một tương lai thịnh vượng, ổn định và bền vững cho khu vực.

Theo Giáo dục Việt Nam

Philippines muốn nhổ cột bê tông ở Scarborough

Thứ 5, 12/09/2013 | 09:16
Chính phủ Philippines đang cân nhắc tháo dỡ các khối bê tông mà nước này cáo buộc là do Trung Quốc lắp đặt tại bãi cạn đang tranh chấp Scarborough trên biển Đông.

Nhan sắc cô gái Philippines vừa đăng quang Hoa hậu siêu quốc gia

Thứ 7, 07/09/2013 | 11:07
Mutya Johanna Datul - người đẹp đến từ Philippines vừa trở thành chủ nhân mới của vương miện Hoa hậu siêu quốc gia 2013, trong lễ trao giải diễn ra hôm 6/9 tại Belarus.

Bãi cạn biển Đông căng thẳng, Philippines triệu hồi đại sứ tại TQ

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:40
Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Erlinda Basilio đã trở về Manila sau khi Bộ quốc phòng nước này tố cáo Trung Quốc thả 75 khối bê tông xuống khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Mỹ cử binh lính theo dõi Trung Quốc từ Philippines

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:38
Hoa Kỳ đã điều động hàng trăm binh sĩ tới đảo Mindanao, miền Nam Philippines. Chiến dịch “đổ bộ” diễn ra trong lúc Manila cáo buộc Bắc Kinh xây dựng các công sự trên bãi cạn tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham.

Hiện đại hóa quân đội Philippines: Nói dễ hơn làm

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:08
Tuyên bố hiện đại hóa quân đội của Philippines là một điều nói dễ hơn làm không muốn nói là lực bất tòng tâm đối với nền kinh tế nước này.

Philippines tố cáo tàu Trung Quốc cố thủ ở Trường Sa

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:15
Ngày 24/8, tờ Philstar đưa tin hai ngư dân Philippines đã phát hiện 2 tàu tuần tra của Trung Quốc lượn lờ gần khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Vì Biển Đông, quân đội Philippines chật vật hiện đại hóa

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:14
Vừa qua, Tổng thống Benigno Aquino tái khẳng định quyết tâm nâng cấp năng lực của Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, có lẽ đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.