Đà Nẵng lo lắng vì lò rác ở đầu sông: Chính quyền Quảng Nam

Đà Nẵng lo lắng vì lò rác ở đầu sông: Chính quyền Quảng Nam "phản pháo"

Lê Nhâm Thân
Thứ 2, 27/05/2019 | 18:00
0
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, lo lắng của TP.Đà Nẵng là xa vời, không phù hợp với thực tế. Thậm chí, theo Quảng Nam, TP.Đà Nẵng nên tập trung cho bức xúc của người dân là thiếu nước và nhiễm mặn thì tốt hơn.

"Họ nên tập trung cho vấn đề thiếu nước và nhiễm mặn thì tốt hơn!"

Như báo điện tử Người Đưa Tin đã phản ánh, công ty CP Cấp nước TP.Đà Nẵng (Dawaco) vừa có văn bản gửi HĐND, UBND TP.Đà Nẵng, bày tỏ những mối lo ngại liên quan đến dự án Lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Đại Nghĩa, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 

Dawaco nhận thấy rằng dự án này có quy mô lớn (240 tấn/ngày) nằm ngay trên lưu vực sông Yên là điều đáng lo ngại. Bởi, đây là con sông có nguồn cung cấp nước chính cho 1 triệu dân TP.Đà Nẵng. Do đó, ngành nước TP.Đà Nẵng đề nghị chính quyền can thiệp với tỉnh Quảng Nam xem xét lại vị trí đặt lò rác.

Thông tin trên đã khiến dư luận xôn xao, nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt nhất, đại đa số đồng tình với kiến nghị của Dawaco và cho rằng, cần xem xét lại sự việc. Bởi, nếu sau khi vận hành lò đốt rác mà gây ra ô nhiễm, an ninh nguồn nước cho hàng triệu người dân là điều vô cùng đáng lo ngại.

Trước những thông tin trái chiều, ngày 27/5, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông đã nắm được sự việc. Theo ông Thanh, ông khá ngạc nhiên về kiến nghị nêu trên của Dawaco.

Vị này thông tin rằng, năm 2018 khi được phân công phụ trách công tác môi trường của tỉnh, ông đã đi thực tế khu vực đặt nhà máy rác Đại Nghĩa. Nhưng, sau khi có thông tin mới này, ông tiếp tục đi khảo sát một lần nữa từ vị trí đặt nhà máy đến điểm tiếp cận gần nhất của sông Yên và đến khu vực sông thuộc đập dâng An Trạch.

"Qua đó, có thể thấy rằng lo lắng của công ty Cấp nước Đà Nẵng là quá xa và không phù hợp với thực tế. Họ nên tập trung cho bức xúc của người dân là thiếu nước và nhiễm mặn thì tốt hơn", ông Thanh cho hay.

Môi trường - Đà Nẵng lo lắng vì lò rác ở đầu sông: Chính quyền Quảng Nam 'phản pháo'

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Cũng theo vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khu xử lý rác Đại Hiệp nằm trên núi thấp phía Tây QL14B, tiếp giáp khu nghĩa địa và mỏ đá xây dựng của doanh nghiệp, hoạt động từ năm 2003 đến nay nhằm thu gom xử lý rác cho huyện Đại Lộc và một số địa phương lân cận bằng công nghệ chôn lấp.

Ngay từ khi chọn lựa vị trí, Quảng Nam đã khảo sát, đánh giá rất kỹ tác động đến môi trường xung quanh. Hơn 15 năm qua chưa có vấn đề gì về môi trường cả. Tuy nhiên, hiện nay bãi rác đã đầy (300.000m3) nên phải tìm một vị trí khác, đồng thời với lựa chọn công nghệ tiên tiến hơn. Khu chôn lấp rác Đại Hiệp sẽ dừng hoạt động, được xử lý phục hồi môi trường và trồng lại cây xanh.

Vị trí lò đốt rác Đại Nghĩa cách khu xử lý rác Đại Hiệp 400m về phía Tây, cũng thuộc khu núi thấp nơi dân đang trồng keo này, nhưng sâu hơn và cao hơn (cao trình +162m để kín gió và hạn chế lượng nước mưa đổ về nhà máy), cách nhà dân gần nhất thuộc xã Đại Nghĩa theo đường chim bay 1,1km, cách nhà dân gần nhất thuộc xã Hòa Khương trên 4km (so với quy chuẩn 500m).

Nhà máy sử dụng công nghệ lò đốt RS-VINABIMA-5000 của công ty máy xây dựng Vinabima Tiên Sơn có công suất tối đa 240 tấn/ngày, giai đoạn đầu khoảng 150 tấn/ngày. Đây là một trong những công nghệ đốt tiên tiến và phù hợp nhất hiện nay trong điều kiện của Việt Nam, đã được bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định tại Công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 25/9/2018 và được áp dụng rất thành công về xử lý rác thải cho các tỉnh thành trong nước như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội....

Chủ dự án là công ty Môi trường đô thị Quảng Nam. Các cơ quan quản lý môi trường, công nghệ tỉnh Quảng Nam đã đi thực tế kỹ các địa phương có lò đốt theo công nghệ này trước khi quyết định lựa chọn. Hoạt động của lò đốt tại các địa phương này được giám sát nghiêm ngặt, kết quả phân tích mẫu luôn đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.

"Cách đây hơn một tháng tôi cũng trực tiếp đi thực tế tại Hưng Yên và thấy rất ổn", ông Thanh dẫn chứng.

Không nên để sự việc đi quá xa!

Vị này tiếp tục cung cấp thêm một số thông tin rằng, Hội đồng khoa học của dự án, chủ trì là GS.TSKH Bùi Văn Ga đã thẩm định rất nghiêm túc công nghệ gắn với vị trí xây dựng nhà máy, sau đó đã được chỉnh sửa bổ sung và sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 23/1/2019.

Toàn bộ các hạng mục công trình của Dự án được khép kín trong khuôn viên nhà máy, cách ly với môi trường bên ngoài bằng tường rào xây kín bao xung quanh. Phía ngoài tường rào có rãnh thu nước để toàn bộ nước bên ngoài cho dù trời mưa to cũng không chảy vào khu vực nhà máy.

Rác thải được vận chuyển về đây sẽ đưa vào tập trung trong bể xây bê tông thuộc khu nhà chứa khép kín rộng 3.168m2, cách ly hoàn toàn với bên ngoài, đồng thời phun chế phẩm khử mùi, tiệt trùng và đốt ngay trong ngày.

Ngoài ra, còn có hệ thống thu gom khí tại bể chứa để dẫn về lò đốt, bổ sung không khí cho quá trình đốt theo chu trình khép kín, vì vậy đứng ngay trong nhà máy cũng gần như không có mùi. Hơi nóng của lò đốt sẽ được tận dụng để sấy khô rác.

Nước rỉ rác vì vậy có rất ít và nằm gọn trong bể chứa, được dẫn ra ngoài đưa vào hệ thống 4 bể xử lý rồi chuyển qua chứa trong bể sinh học (dung tích tối đa 3.500m3), từ đây lại được lắng và chuyển qua bể chứa nước để tái sử dụng làm mát cho thiết bị đốt, đồng thời cũng là bể nước cho công tác PCCC.

Nước rửa sàn, rửa xe cũng được thực hiện bên trong nhà máy và thu gom bổ sung nguồn nước làm mát, kể cả nước mặt (nước mưa) trong khuôn viên 3ha của nhà máy cũng vậy (không phải 7ha, vì 4ha là đường giao thông dẫn vào nhà máy được tính chung trong dự án).

Như vậy, có thể thấy nước thải vừa rất ít (tối đa 65m3/ngày), vừa được xử lý tuần hoàn, không xả ra bên ngoài (quá nhỏ so với dung tích hồ chứa). Có thể khẳng định, về cơ bản không có nước bẩn do hoạt động của nhà máy xả thải ra môi trường, vậy thì lấy đâu ra nước đổ về sông Yên?

Chưa kể do địa hình nên hướng thoát nước mặt của lưu vực này (chỉ có nước khi trời mưa) đều tập trung về trữ tại đập Mười Tấn cách đó 1.200m (hồ này dung tích nhỏ, tưới cho 3ha và đang chuyển đổi để không dùng cho nông nghiệp nữa vì có nguồn khác thay thế ổn định hơn).

"Vì vậy, lo lắng của công ty Cấp nước Đà Nẵng là quá xa và không phù hợp với thực tế", ông Thanh kết luận.

Môi trường - Đà Nẵng lo lắng vì lò rác ở đầu sông: Chính quyền Quảng Nam 'phản pháo' (Hình 2).

Bãi rác ở Đại Hiệp, Quảng Nam. Ảnh: BNQ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng, từ trước đến nay, tỉnh Quảng Nam luôn tạo điều kiện về nguồn nước cho TP.Đà Nẵng. Bởi, người TP.Đà Nẵng cũng là người Quảng Nam. Rất nhiều gia đình cán bộ Quảng Nam đang ở tại TP.Đà Nẵng và cũng đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt của Dawaco.

"Tôi nghĩ các ngành chức năng của TP.Đà Nẵng nên sớm phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam, đi thực tế hiện trường để làm rõ hơn có hay không ảnh hưởng của nhà máy đốt rác Đại Nghĩa đến nguồn nước của Đà Nẵng. Và, khi đã xác định chưa đủ cơ sở để quan ngại như kiến nghị của Dawaco, thì cũng thông tin chính thức và không nên đi quá xa trong vấn đề này để không tạo hoang mang, hiểu nhầm trong dư luận", ông Thanh nói thêm.

Được biết, chiều muộn 26/5, sở Tài nguyên & Môi trường TP.Đà Nẵng cũng đã đi khảo sát thực tế tại bãi rác sinh hoạt ở xã Đại Hiệp và vị trí xây dựng dự án Lò đốt rác thải sinh hoạt ở xã Đại Nghĩa, để đánh giá những ảnh hưởng của dự án đối với nguồn nước sông Yên theo như kiến nghị của Dawaco. 

Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin!

Quảng Nam đặt lò đốt rác đầu sông: Đà Nẵng lo nguồn nước của 1 triệu dân bị ảnh hưởng

Thứ 7, 25/05/2019 | 08:51
Ngay sau khi nắm được thông tin Quảng Nam sẽ dựng lò đốt rác ở thượng nguồn sông Yên, ngành nước TP.Đà Nẵng đã lập tức lên tiếng. Họ cho rằng, nguồn nước của 1 triệu dân TP sẽ bị ảnh hưởng.

Tuyến đường tràn ngập rác thải gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Thứ 4, 22/05/2019 | 16:27
Tuyến đường Trường Chinh (Hà Nội) đang trở thành con đường khiến người dân phải khiếp sợ khi di chuyển qua đây, bởi hai bên đường xuất hiện tràn lan rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Trạm xử lý nước thải ô nhiễm nghiêm trọng: Đừng để “cái sảy nảy cái ung”

Thứ 7, 11/05/2019 | 14:34
Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp (KCN) hóa nơi ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân địa phương phải “sống trong sợ hãi”.
Cùng tác giả

Đà Nẵng: Phát hiện, thu giữ 3kg ma túy đá, 12.000 viên thuốc lắc

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:28
Số lượng ma túy lớn đá cùng hàng ngàn viên thuốc lắc vừa bị cảnh sát phát hiện, thu giữ tại Tp.Đà Nẵng.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:46
Ngày 17/4, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan.

Hơn 100.00m3 bùn nạo vét lòng hồ Công viên 29/3 Đà Nẵng sẽ đi đâu?

Thứ 3, 16/04/2024 | 22:28
Sau thời gian nghiên cứu, Sở TN&MT Tp. Đà Nẵng đã chọn ra được nơi đổ hơn 100.000m2 bùn nạo vét lòng hồ Công viên 29/3.

Vì sao tỉnh Quảng Nam đề xuất cấm xe trên 5 trục qua QL14D?

Thứ 2, 15/04/2024 | 22:32
Lưu lượng xe trên 5 trục qua lại nhiều khiến QL14D hư hỏng nhanh. Bên cạnh đó, khả năng duy tu, bảo dưỡng khi các xe này qua lại rất khó khăn, vượt quá kinh phí.

Quảng Nam: Chấp thuận đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,3ha

Thứ 2, 15/04/2024 | 21:57
Dự án sẽ khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng, có tổng diện tích đất sử dụng khoảng 6,63ha với vốn đầu tư gần 2 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Lập biên bản cơ sở kinh doanh ăn uống xả trực tiếp nước thải ra suối

Thứ 5, 18/04/2024 | 18:01
Lực lượng chức năng vừa phát hiện, lập biên bản đối với một chủ cơ sở kinh doanh ăn uống ở huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về hành vi xả nước thải ra suối.

Đề nghị phạt đến 200 triệu đồng đối với công ty hút cát trái phép để làm kè

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:32
Do tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50m3 trở lên nên chính quyền địa phương đề nghị mức phạt từ 150 đến 200 triệu đồng.

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25ha rừng bị chết úng

Thứ 4, 17/04/2024 | 20:55
Việc tích nước lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum làm hơn 25ha rừng bị chết, 15 cán bộ bị đề nghị xử lý trách nhiệm.

Đồng Nai: Xử lý trường hợp vận chuyển cát trái phép

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Đối tượng điều khiển ghe gỗ chở 15m3 cát, nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số cát này.

Hơn 100.00m3 bùn nạo vét lòng hồ Công viên 29/3 Đà Nẵng sẽ đi đâu?

Thứ 3, 16/04/2024 | 22:28
Sau thời gian nghiên cứu, Sở TN&MT Tp. Đà Nẵng đã chọn ra được nơi đổ hơn 100.000m2 bùn nạo vét lòng hồ Công viên 29/3.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đường lên Điện Biên

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:03
Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “56 năm ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơn vắt – Máu trộn bùn non – Gan không núng - Chí không mòn…”

Sau mưa dông, nắng nóng "quay lại" bao trùm miền Bắc, có nơi trên 39 độ C

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:00
Dự báo trong vòng một tháng tới, áp thấp nóng phía tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Miền Bắc ngày nắng nóng, đêm mưa dông

Thứ 7, 20/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.